Đồ Án đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học của việt nam giai đoạn 2008 – 2015

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC







    trang



    Mở đầu . 1


    Phần I. Sự cần thiết phải xây dựng đề án 2


    Phần II. Các căn cứ để xây dựng đề án 13


    Phần III. Nội dung đề án


    I. Mục tiêu của Đề án 15
    II. Các qui định triển khai chương trình tiên tiến 16
    III. Lựa chọn các trường đại học thực hiện CTTT . 24
    IV. Qui trình lựa chọn để giao nhiệm vụ triển khai CTTT 25
    V. Các giải pháp thực hiện . 28
    VI. Hiệu quả và tính khả thi bền vững của Đề án 30


    Phần IV. Nguồn vốn triển khai Đề án




    1. Dự kiến tài chính triển khai 01 chương trình tiên tiến 32
    2. Dự kiến tổng mức đầu tư . 34


    Phân V. Kế hoạch thực hiện Đề án . 36


    Phân VI. Tổ chức thực hiện


    I. Quản lý Đề án




    39
    II. Phối hợp hoạt động của các bộ liên quan . 39
    III. Trách nhiệm và nhiệm vụ của các Ban chỉ đạo triển khai chương trình tiên tiến


    40
    IV. Đánh giá quá trình thực hiện Đề án . 42
    Kết luận và kiến nghị đầu tư . 44


    Các phụ lục



    MỞ ĐẦU


    Sự phát triển của nền kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hoá và tốc độ tiến nhanh như vũ bão của khoa học - công nghệ đang đặt ra trước sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đặc biệt đối với giáo dục đại học, của các nước đang phát triển nhiều vận hội và thách thức mới.


    Từ những nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng để phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập và từ những bài học kinh nghiệm của những nước trong khu vực, Việt Nam cần phải xây dựng các trường đại học nghiên cứu và đẳng cấp quốc tế, trước mắt phát triển một số khoa, ngành mạnh trong các trường đại học tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và quốc tế. Một trong những giải pháp để đạt được mục đích trên là áp dụng ngay một số chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trên thế giới vào giảng dạy bằng tiếng Anh ở một số trường đại học Việt Nam. Có thể coi đây là bước đột phá, tạo dựng một mô hình giáo dục đại học mới bắt đầu từ một ngành, một trường rồi sẽ phát triển và nhân rộng sang các ngành khác, trường khác và tác động tích cực đến toàn hệ thống giáo dục đại học theo hướng đổi mới cơ bản và toàn diện với chi phí thấp.


    Để đưa ý tưởng thành hiện thực, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Đề án “Đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015” và coi đây là một trong những giải pháp triển khai Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về “Đổi mới một cách cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020”.


    Bản Đề án bao gồm các phần sau:


    - Sự cần thiết phải xây dựng Đề án;


    - Các căn cứ để xây dựng Đề án;


    - Nội dung của Đề án;


    - Nguồn vốn để triển khai Đề án;


    - Kế hoạch thực hiện Đề án;


    - Tổ chức thực hiện;


    - Các phụ lục.



    Phần I


    SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN


    I. Thực trạng của giáo dục đại học Việt Nam


    1. Thực trạng chung của giáo dục đại học


    Cùng với quá trình đổi mới đất nước kể từ năm 1986, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện nay đã có bước phát triển mạnh mẽ với khoảng 520.000 giảng viên, 1.457.000 sinh viên đang giảng dạy và học tập ở trên 350 trường đại học, cao đẳng. Nhưng nhìn chung, giáo dục đại học Việt Nam vẫn còn chậm đổi mới và vẫn đang ở tình trạng yếu kém. Nghị quyết 14/2005/NQ
    – CP của Chính phủ đã chỉ rõ: “những thành tựu của giáo dục đại học chưa vững vàng, chưa mang tính hệ thống và cơ bản, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới . Những yếu kém bất cập về cơ chế quản lý, quy trình đào tạo, phương pháp dạy và học, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, hiệu quả sử dụng nguồn lực . cần sớm được khắc phục”.


    Các hội nghị giáo dục đại học trong thời gian gần đây và một số báo cáo khảo sát chương trình đào tạo của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) - một cơ quan hoạt động độc lập của chính phủ Hoa Kỳ, Dự án giáo dục Việt Nam – Hà Lan, Công ty Intel đã đưa ra một số đánh giá: Chất lượng đào tạo thấp, hiệu quả không cao; sinh viên ra trường còn yếu về năng lực chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, khả năng tự nghiên cứu, trình độ ngoại ngữ và tin học, thiếu kỹ năng làm việc theo nhóm, do các nguyên nhân sau:


    a) Trang thiết bị và nguồn lực chưa đầy đủ, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách hạn hẹp của nhà nước và học phí nhỏ bé của sinh viên (năm 2007 ngân sách nhà nước chi cho đào tạo đại học khoảng 7.423 tỷ); phương pháp giảng dạy lạc hậu, kém hiệu quả, nặng về truyền đạt kiến thức mà nhẹ về dạy phương pháp học tập, kỹ năng và thái độ.


    b) Chương trình đào tạo gồm quá nhiều môn học, không được thiết kế dựa trên những mong đợi rõ ràng về kết quả học tập của sinh viên ở đầu ra, quá nhiều yêu cầu mà ít lựa chọn, nội dung đã lỗi thời, ít dạy về các khái niệm



    và nguyên lý, quá nhấn mạnh vào kiến thức dữ kiện và kỹ năng, mất cân đối giữa lý thuyết và thực hành/áp dụng, thiếu các kỹ năng nghề nghiệp thông thường, thiếu linh hoạt trong việc chuyển tiếp giữa các ngành học.


    c) Phương pháp dạy - học còn nặng về đọc - chép, chưa coi sinh viên là trung tâm, không tạo tư duy độc lập trong học tập; thiếu tính phản biện, chưa tạo ra sự chủ động, tích cực của sinh viên tham gia vào bài giảng; nặng về thời gian lên lớp, ít thời gian tự học, làm bài tập, thực hành và thực tập.


    d) Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới cả về số lượng và trình độ; giảng viên được chuẩn bị học thuật còn ở mức thấp, thiếu các kỹ năng nghiên cứu và thực hành giảng dạy hiện đại, thiếu các kiến thức cập nhật về chuyên ngành, thiếu thời gian cần thiết để chuẩn bị giáo án, tiếp xúc với sinh viên và nghiên cứu; không có sự khuyến khích đối với giảng viên trong việc nâng cao kỹ năng giảng dạy, chất lượng môn học, chương trình đào tạo, và khả năng nghiên cứu; thiếu nghiêm trọng loại chuyên gia nghiên cứu và thiết kế chính sách giáo dục đại học.


    e) Công tác nghiên cứu khoa học trong các trường đại học chưa được chú ý đúng mức và không đồng đều, chưa gắn kết được giữa giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ đời sống xã hội; nguồn ngân sách cho nghiên cứu khoa học còn thiếu và dàn trải, cơ chế tài chính chưa tạo động lực cho nghiên cứu khoa học; thiếu cơ chế để phát huy tính độc lập sáng tạo và tự chịu trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học của giảng viên.


    f) Quản lý hệ thống đại học vẫn nặng tính hành chính bao cấp, các cơ chế chính sách chưa tạo ra tính tự chủ và chịu trách nhiệm của các trường về nhân sự, về hạch toán thu chi, về sản phẩm, chưa tạo được sự cạnh tranh để phát triển giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
    nghĩa.


    Tóm lại, đổi mới giáo dục đại học Việt Nam chưa theo kịp với đổi mới
    của nền kinh tế - xã hội và yêu cầu hội nhập quốc tế.


    2. Thực trạng các chương trình đào tạo đặc biệt


    Trong những năm qua, một số trường đại học đã triển khai các chương
    trình đào tạo kỹ sư tài năng, cử nhân khoa học tài năng, cử nhân chất lượng



    cao và liên kết đào tạo với nước ngoài. Các chương trình này được hỗ trợ tài chính từ các nguồn khác nhau: chương trình kỹ sư tài năng, cử nhân khoa học tài năng được hỗ trợ một phần tài chính từ Ngân sách nhà nước (khoảng 10.000000đ/1SV); chương trình chất lượng cao Việt – Pháp (PFIEV) được hỗ trợ từ nguồn vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Pháp, chương trình chất lượng cao Việt - Nhật đào tạo về công nghệ thông tin được hỗ trợ từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản; các chương trình liên kết đào tạo với trường đại học nước ngoài sử dụng kinh phí theo thoả thuận giữa hai trường. Sinh viên được tuyển chọn vào các chương tài năng và chất lượng cao là các sinh viên giỏi, đã từng đạt giải trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế, nhằm đáp ứng các mục tiêu: đào tạo đội ngũ giảng viên giỏi cho các trường đại học, cao đẳng; cung cấp nguồn nhân lực cao cho các doanh nghiệp; từng bước góp phần đổi mới đào tạo đại học. Do vậy, ngoài các chương trình chất lượng cao hợp tác với nước ngoài (PFIEV, Việt - Nhật), các chương trình tài năng và chất lượng cao khác đều có chương trình đào tạo được thiết kế trên cơ sở các chương trình đại trà nâng cao thêm kiến thức cơ sở, cơ bản, chuyên ngành, trình độ ngoại ngữ, tin học và đồng thời tăng cường các kỹ năng thực hành, nghiên cứu khoa học . Trong gần 10 năm triển khai các chương trình này đã đào tạo được khoảng 700 kỹ sư, cử nhân khoa học tài năng, 800 cử nhân chất lượng cao (trong đó có 453 sinh viên tốt nghiệp từ các chương trình chất lượng cao Việt – Pháp PFIEV). Từ thực tế cho thấy các chương trình tài năng và chất lượng cao đã đạt được mục tiêu đề ra là đào tạo nguồn nhân tài cho đất nước, cần được duy trì và phát triển.


    Tuy các chương trình tài năng, chất lượng cao và liên kết với nước ngoài đã đạt được một số kết quả, nhưng vẫn không đủ để tạo ra những tác động mạnh làm chuyển động toàn hệ thống giáo dục đại học theo hướng đổi mới cơ bản và toàn diện, do một số nguyên nhân sau:


    - Các chương trình tài năng và chất lượng cao đào tạo số lượng ít, chương trình đào tạo được thiết kế cho các sinh viên giỏi nên không thể nhân rộng cho tất cả các đối tượng sinh viên trong toàn hệ thống.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...