Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực, thu hút nguồn nhân lực, bồi dưỡng phát triển nhân tài để phục vụ cho quá trì

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1)Lý do chọn đề tài.

    Hiện nay, vấn đề phát triển được hầu hết các nước trên thế giới đặc biệt
    quan tâm. Để phát triển, mỗi quốc gia phải dựa vào các nguồn lực cơ bản:
    nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực khoa học công nghệ và cơ sở
    vật chất kỹ thuật, nguồn vốn trong đó nguồn nhân lực ( hay nguồn lực con
    người) luôn là nguồn lực cơ bản và chủ yếu nhất cho sự phát triển. Vì vậy, việc
    quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mỗi quốc gia có vị trí trung
    tâm và tầm quan trọng hàng đầu trong hệ thống tổ chức và quản lý nhằm phát
    huy mọi tiềm năng lao động xã hội cho sự phát triển.
    Trong sự vận hành của mình, nguồn nhân lực xã hội trải qua các quá trình
    từ sự hình thành, phát triển, tái sản xuất, phân bố đến việc được sử dụng vào
    các hoạt động của sản xuất xã hội. Đối với từng cá nhân người lao động thì các
    quá trình này diễn ra theo trình tự trước sau( sinh ra, lớn lên, đi học, tham gia
    vào các hoạt động sản xuất ở một ngành, lĩnh vực, được trả lương, kết thúc quá
    trình tham gia lao động và được hưởng bảo hiểm xã hội) nhưng xét cho đến
    toàn xã hội thì các quá trình trên diễn ra đồng thời. Trong mỗi qúa trình đó con
    người tham gia vào các quan hệ xã hội, trong đó có các quan hệ lao động(quan
    hệ trong việc tham gia giáo dục, đào tạo, tham gia vào lao động sản xuất, tham
    gia vào quá trình phân phối, thông qua tiền lương (tiền công) và bảo hiểm xã
    hội )Việc nghiên cứu các mối quan hệ đó có tính chất nền tảng cho việc tham
    gia hoạt động quản lý và hoạch định chính sách nguồn nhân lực quốc gia, một
    lĩnh vực trọng tâm của quản lý nhà nước.
    Trong thời gian qua, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự
    nổ lực, quyết tâm cao của các cấp, các ngành, các DN và của toàn dân, nền
    kinh tế ta mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng đã đạt được rất nhiều thành tựu to
    lớn, nhân dân thế giới rất nể phục. Tuy nhiên khi so sánh với nền kinh tế của
    các nước trong khu vực và thể giới thì nước ta còn nhiều yếu kém, nền kinh tế
    xuất phát điểm từ nền nông nghiệp lạc hậu, tâm lý tiểu xảo, manh mún. Do đó,
    việc nghiên cứu vai trò của nguồn nhân lực con người, biện pháp sử dụng và
    nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả là rất quan trọng.
    Ngày 7/11/2006 nước ta đã chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức
    Thương mại thế giới WTO thì việc nâng cao chất lượng nguốn nhân lực phục vụ
    quá trình hội nhập này quan trọng hơn trước đây rất nhiều.
    Đức Trọng là một trong những huyện có nền kinh tế phát triển nhất của
    tỉnh Lâm Đồng. Việc phát triển kinh tế trên địa bàn huyện ngoài việc phát huy
    được các lợi thế về giao thông, thổ nhưỡng còn phụ thuộc chủ yếu nguồn nhân
    lực trên địa bàn huyện.Đó là một nguồn lực chiếm đa số và có vai trò lớn nhất.
    Vậy ta phải làm gì để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Huyện Đức Trong
    để phục vụ quá trình hội nhập WTO?
    2)Mục đích nghiên cứu
    Nhằm đưa ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở một số khía cạnh:
    Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đào tạo nguồn nhân lực, thu hút
    nguồn nhân lực, bồi dưỡng phát triển nhân tài để phục vụ cho quá trình phát
    triển kinh tế- xã hội Huyện Đức Trọng.
    3)Đối tượng và phạm vi nghiên cứu;
    Địa bàn nghiên cứu: Huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng
    Đối tượng nghiên cứu của đầ tài gồm:
    Nguồn nhân lực trên địa bàn Huyện Đức Trọng, dân số huyện.
    Những cơ hội và thách thức cho nguồn nhân lực huyện Đức Trọng trong
    quá trình hội nhập WTO.
    4)Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp duy vật biện chứng
    Phân tích-tổng hợp
    Phương pháp thống kê
    5)Kết cấu của báo cáo:
    Chương I: Cơ sở lý luận.
    Chương II:Tình hình nguồn nhân lực huyện Đức Trong
    Chương III:Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm
    phục vụ quá trình hội nhập WTO trên địa bàn huyện Đức Trọng giai đoạn 2010-
    2015.
     
Đang tải...