Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đồng bằng sôn

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đồng bằng sông cửu long trong xu thế hội nhập


    Ngày nay, lợi thế so sánh của sự phát triển kinh tế đang chuyển dần từ yếu tố giàu tài nguyên, nhiều tiền vốn và giá nhân công rẻ sang lợi thế về trình độ trí tuệ cao của con người. Nguồn nhân lực là một trong những vấn đề cốt lõi của sự nghiệp phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia, điều này được minh chứng qua mô hình tăng trưởng kinh tế của Singapore, Đài Loan, Nhật Bản và một số quốc gia khác
    Muốn cải thiện nguồn nhân lực không phải dễ, khá tốn kém và mất rất nhiều thời gian. Bỡi lẽ, đào tạo nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượng, cùng với việc nâng cao hiệu quả sử dụng chúng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ trong từng thời kỳ nhất định. Vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực phải được tiến hành trên cả ba mặt, đó là: Đào tạo nhân cách, phát triển sinh thể, đồng thời tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển. Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng đào tạo nguồn nhân lực là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn nhân lực cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu của đào tạo không chỉ nhằm đạt hiệu quả cao nhất đối với các nhiệm vụ trước mắt, mà còn chuẩn bị nguồn lực cho các yêu cầu cấp thiết trong tương lai.
    1/ Đi từ thực tiễn .
    ĐBSCL là vùng kinh tế lớn của cả nước có nhiều tiềm năng và thế mạnh về phát triển nông nghiệp, thủy sản, du lịch và thương mại quốc tế. Với tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 4,06 triệu hecta, bờ biển dài trên 700 Km. Hàng năm, ĐBSCL đóng góp 80% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước. Tính đến đầu năm 2008, tại 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có 151 khu công nghiệp tập trung, giải quyết việc làm trên 62.000 lao động. Sự phát triển của ĐBSCL có tác động rất quan trọng, đóng góp to lớn đến sự tăng trưởng của cả nước, không những lôi kéo mà còn hỗ trợ các vùng khác cùng phát triển. Theo số liệu thống kê năm 2007; ĐBSCL có 17,5 triệu người chiếm 20,58% tổng dân số, trong đó có 13,8 triệu người sống ở nông thôn (tỷ lệ 78,85%); lực lượng lao động trên 9 triệu người, lao động trong khu vực nhà nước 394 ngàn người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị là 4,03%. Tuy nhiên, ngoài số lượng, thì chất lượng nguồn nhân lực ĐBSCL đang ở trình độ thấp (trên cả 3 phương diện: Trí lực, thể lực, nhân cách thẩm mỹ), chế độ quản lý, sử dụng và đãi ngộ còn tồn tại nhiều bất cập. Tại Hội nghị báo cáo kết quả nghiên cứu Khoa học Nam Bộ năm 2006 – 2008: “ĐBSCL có tỷ lệ nhập học thấp nhất nước chiếm 59,6%, thấp hơn cả vùng Đông Bắc và Tây Nguyên; lao động làm việc trong ngành công nghiệp hầu hết là thợ thủ công, chưa qua đào tạo chính quy; các ngành sản xuất còn đơn điệu, giá trị gia tăng của sản phẩm thấp .”, có thể tham khảo số liệu (bảng 1.1):
    Bảng 1.1: Cơ cấu lực lượng lao động hoạt động kinh tế thường xuyên theo trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa các Vùng trong cả nước.
    Đơn vị tính: %
    KHU VỰC Không có chuyên môn, Kỷ thuật
    Có chuyên môn, Kỷ thuật
    Cao đẳng Đại học trở lên
    ĐB sông Hồng 92,0 1,8 6,2
    Đông Bắc 95,2 1,7 3,1
    Tây Bắc 96,6 1,5 1,9
    Bắc Trung Bộ 95,5 1,5 3,0
    Duyên hải NT Bộ 94,3 1,7 4,0
    Tây Nguyên 95,6 1,4 3,0
    Đông Nam Bộ 91,4 1,7 6,9
    ĐBSCL 97,0 1,0 2,0
    Nguồn: Điều tra biến động dân số và nguồn lao động, tháng 5/2007 của Tổng Cục thống Kê [50]
    Nhìn bảng (1.1) cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực của cả nước nói chung tuyệt đại đa số đều có trình độ phổ thông trên 91%. Riêng ĐBSCL rất thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 97,3% và lao động đang làm việc có trình độ cao đẳng trở lên ở mức 3%, trong khi tỷ trọng này của Đồng bằng sông Hồng là 8% và Đông Nam bộ gần 8,6%. Với tỷ lệ này, ĐBSCL xếp thứ 8/8 của cả nước. Hiện tại, chỉ 30% lao động công nghiệp vùng ĐBSCL có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cao đang trực tiếp sản xuất, cơ cấu lao động chưa hợp lý, tỷ lệ giữa “thầy” và “thợ” chênh lệch nhiều, các chỉ số về giáo dục – đào tạo, dạy nghề đều thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Tính đến tháng 6/2008, ĐBSCL có 344 cơ sở dạy nghề công lập và 194 ngoài công lập. Theo đánh giá của các ngành chức năng, mạng lưới cơ sở dạy nghề của ĐBSCL hiện nay còn mỏng, toàn vùng mới có 5 trường cao đẳng nghề và 18 trường trung cấp nghề, tính bình quân 1,38 trường/1 tỉnh (trong khi bình quân cả nước 5 trường/1 tỉnh). Cơ sở vật chất, trang thiết bị lạc hậu, đội ngũ giảng viên thiếu và yếu năng lực chuyên môn, chưa có giáo trình cũng như hệ thống kiểm định và đánh giá chất lượng đào tạo. Ngành nghề đào tạo chủ yếu là những nghề phổ thông như: May, sửa chữa thiết bị nông nghiệp, điện tử dân dụng . Hoạt động dạy nghề của ĐBSCL hiện nay chưa bắt kịp nhu cầu thị trường lao động. Thị trường lao động đang khan hiếm tất cả đội ngũ Giám đốc, chuyên gia trên mọi lĩnh vực. Điều này, ảnh hưởng không nhỏ đến chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế của ĐBSCL trong các năm qua và sẽ tiếp tục gây ra ảnh hưởng không tốt trong những năm tới, đặc biệt khi đất nước tham gia sâu vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Thực tế, những năm gần đây tình trạng nhiều sinh viên đại học sau khi ra trường chấp nhận ở lại những khu đô thị làm những công việc không đúng chuyên môn đã được đào tạo, hoặc chưa có việc làm. Trong khi đó ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì lại thiếu những người có trình độ chuyên môn cần thiết để tuyển dụng (bảng 1.2).
    Bảng 1.2: Số người thất nghiệp được chia theo cấp đào tạo giữa các vùng trong cả nước




    KHU VỰC Cao đẳng Đại học trở lên
    Đồng bằng sông Hồng 2,6 6,9
    Đông Bắc 4,1 4,7
    Tây Bắc 5,3 3,7
    Bắc Trung bộ 2,8 7,2
    Duyên hải Nam Trung bộ 2,1 6,9
    Tây Nguyên 2,5 7,3
    Đông Nam bộ 1,4 5,2
    Đồng bằng sông Cửu Long 0,7 1,6


    Nguồn: Điều tra biến động dân số và nguồn lao động, tháng 5/2007 của Tổng Cục thống Kê [52]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...