Thạc Sĩ Đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực hành chính công tỉnh Gia Lai

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 25/3/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt
    nghiệp thạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Đại học Đà Nẵng
    vào ngày 02 tháng 3 năm 2013.

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Để xây dựng một đội ngũ công chức hành chính mạnh, tận
    tụy và trung thành với sự nghiệp của đất nước, hết lòng vì dân thì
    phải đào tạo phát triển không ngừng nâng cao năng lực, trí tuệ và
    phẩm chất của họ. Ngay từ những ngày đầu tiên khi xây dựng nền
    cộng hoà dân chủ Việt Nam, khi chính quyền còn trứng nước, Đảng
    ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghĩ đến việc đào tạo và phát triển
    công chức hành chính.
    Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã
    nêu rõ nhiệm vụ đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng đội
    ngũ cán bộ công chức trong đó nhấn mạnh: "Đào tạo bồi dưỡng cán
    bộ, công chức trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý về đường
    lối, chính sách, về kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhà
    nước". Thời gian qua, tỉnh Gia Lai đã thực hiện nhiều hoạt động đào
    tạo nguồn nhân lực hành chính công, tuy nhiên kết quả còn khiêm
    tốn. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính vẫn chưa
    đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong thời kỳ mới. Công tác
    đào tạo nguồn nhân lực hành chính công còn nhiều bất cập, chưa đi
    sâu vào một nhóm cán bộ, công chức cụ thể; chưa gắn đào tạo nguồn
    nhân lực với mục tiêu, kế hoạch chiến lược phát triển tổ chức, chưa
    chú ý nhiều đến các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới chất lượng
    nguồn nhân lực. Nhiều vấn đề thuộc chương trình, phương pháp đào
    tạo còn chưa được chú trọng và đổi mới để bắt kịp và phù hợp với
    yêu cầu thực tiễn. Những giải pháp mang tính đổi mới công tác đào
    tạo cán bộ, công chức hành chính triển khai chậm. Do vậy, việc đánh
    giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức của Tỉnh là yếu tố cơ
    bản, có tính quyết định góp phần đưa ra những giải pháp hữu hiệu
    cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đạt
    được hiệu quả cao trong công tác quản lý nhà nước của bộ máy chính
    quyền các cấp trên địa bàn Tỉnh. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: "Đào
    tạo nguồn nhân lực cho khu vực hành chính công tỉnh Gia Lai"
    làm luận văn cao học, đồng thời qua đó đề xuất những giải pháp đào
    tạo nguồn nhân lực hành chính công của tỉnh Gia Lai.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Hệ thống hóa được lý luận về đào tạo nguồn nhân lực khu vực
    hành chính công để hình thành khung nội dung và phương pháp nghiên
    cứu.
    - Phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực khu vực hành
    chính công của tỉnh Gia Lai trong thời gian qua.
    - Đề xuất một số giải pháp để đào tạo nguồn nhân lực cho
    khu vực hành chính công của tỉnh Gia Lai trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu
    Gồm những vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo nguồn
    nhân lực cho khu vực hành chính công của tỉnh Gia Lai.
    - Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung, luận văn chỉ nghiên cứu đào tạo nguồn nhân
    lực khu vực hành chính công tỉnh Gia Lai.
    - Về không gian, đề tài chọn nghiên cứu việc đào tạo tại các
    cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
    - Về th ời gian , đ ề tài nghiên c ứu đưa ra các giả i pháp đào t ạ o nguồn
    nhân l ực cho khu v ực hành chính công t ỉ nh Gia Lai trong th ời gian t ới .
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp điều tra thu thập thông tin qua phiếu khảo sát: Sẽ
    ti ến hành khảo sát, điều tra thực trạng nguồn nhân lực qua hệ th ống bảng
    hỏi đối v ới các cơ quan hành chính công trên đ ịa bàn tỉnh Gia Lai.
    - Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở hệ thống tài
    liệu từ kết quả điều tra, tài liệu lý thuyết, các quy hoạch, Nghị
    quyết, . nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp, phân loại theo
    mục đích và cấu trúc đề cương đã được duyệt để tiến hành xây dựng
    luận văn.
    5. Bố cục và kết cấu luận văn
    Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
    tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý lu ận về đào tạo nguồn nhân lực hành chính
    công.
    Chương 2: Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực khu vực hành
    chính công tỉnh Gia Lai.
    Chương 3: Định hướng và một số giải pháp để đào tạo nguồn
    nhân lực khu vực hành chính công tỉnh Gia Lai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...