Luận Văn Đào tạo nghề ở đồng bằng sông cửu long nhìn từ góc độ xuất khẩu lao động

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đào tạo nghề ở đồng bằng sông cửu long
    nhìn từ góc độ xuất khẩu lao động
    1. Đặt vấn đề
    Hoạt động xuất khẩu lao động là một hoạt động cấu thành hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, là hoạt động được TW Đảng, Chính phủ quan tâm phát triển và được cụ thể hóa trong chỉ thị số 41/CT-TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị “về công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) và chuyên gia”. Trên cơ sở pháp lí và nhu cầu phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL, trong giai đoạn 2003 – 2007, XKLĐ được chính quyền địa phương quan tâm, bằng việc lập các đề án xuất khẩu lao động với những biện pháp cụ thể. Kết quả là xuất khẩu lao động đã đem về cho gia đình người lao động và quốc gia một lượng kiều hối đáng kể, góp phần giải quyết việc làm tại các địa phương, nhằm ổn định đời sống kinh tế - xã hội của các vùng nông thôn trong vùng ĐBSCL.
    Tuy nhiên, trong môi trường hội nhập và cạnh tranh gay gắt trong các năm qua, hoạt động xuất khẩu lao động của ĐBSCL và Việt Nam gặp nhiều thách thức. Nhất là từ năm 2008 – 2009, ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới, hoạt động xuất khẩu lao động ở ĐBSCL xuất hiện những mâu thẫu mới làm mất đi cơ hội phát triển xuất khẩu lao động, một trong những nguyên nhân lớn là người lao động ở ĐBSCL đã không đáp ứng được yêu cầu kĩ năng nghề nghiệp cụ thể khi tham gia hoạt động xuất khẩu lao động tại các nước nhập khẩu lao động.
    Do đó, đào tạo nghề phục vụ xuất khẩu lao động ở ĐBSCL cần được quan tâm nghiên cứu dưới góc độ khoa học với các giải pháp và chiến lược đào tạo lao động lành nghề cho người lao động phục vụ xuất khẩu lao động.
    2. Vài nét về hoạt động xuất khẩu lao động ở ĐBSCL
    Sau 5 năm thực hiện xuất khẩu lao động có kế hoạch và đề án cụ thể, các tỉnh trong vùng ĐBSCL đã thành công bước đầu trong việc giải quyết việc làm hướng ra xuất khẩu lao động đã mang lại những kết quả phát triển như sau.
    Bảng 1 - Số lao động xuất khẩu của các tỉnh ĐBSCL từ 2003 -2007
    (Đvt: người)
    Tỉnh – Thành 2001 – 2003* 2004 2005 2006 2007
    Long An 135 400 475 459 448
    Cần Thơ 103 222 568 599 300
    Kiên Giang 10 100 383 491 509
    Tiền Giang 60 96 304 429 91
    Trà Vinh 65 236 376 245 76
    Đồng Tháp 854 1521 1559 1070 686
    Vĩnh Long 546 1060 1300 880 586
    An Giang 30 808 1497 609 130
    Bến Tre 885 971 989 1142 997
    Bạc Liêu 89 428 340 89 64
    Cà Mau 78 312 722 87 45
    Sóc Trăng 09 207 554 650 670
    Qua bảng trên cho thấy 5 năm thực hiện xuất khẩu lao động ĐBSCL đã thể hiện kết quả và một số điểm nổi bật sau.
    Về số lượng xuất khẩu lao động
    Trong các năm 2003 – 2005, số lượng xuất khẩu lao động tăng trưởng theo xu hướng phát triển, đã tạo ra những chuyển biến lớn cho thu nhập trong người lao động, phản ánh được xu thế hội nhập của lao động của vùng nói riêng của Việt Nam nói chung. Điều đó cho thấy các đề án và kế hoạch của các cấp chính quyền đã đi vào cuộc sống và phát huy có hiệu quả. Tuy nhiên trong sự phát triển đó diễn ra không đồng đều giữa các tỉnh, trong đó có một số ít địa phương phát triển rất đáng ghi nhận còn lại đa phần thì gần như chưa phát huy được lợi thế so sánh về nguồn lao động dồi dào của mình.
    Từ năm 2006 đến cuối năm 2007 thì kết quả xuất khẩu lao động của vùng có dấu hiệu suy giảm với số lượng giảm nhiều. Cụ thể như các tỉnh Cà Mau, Bạc liêu, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, và hầu hết tốc độ xuất khẩu lao động ở các tỉnh giảm mạnh.
    Về cơ cấu thị trường xuất khẩu lao động
    Thị trường xuất khẩu lao động chủ yếu của các tỉnh ĐBSCL là thị trường Malaysia chiếm tỷ lệ từ 72 – 90% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu lao động của vùng, Đài Loan chiếm 10 – 15%. Cụ thể, từ 2003 – 2007, các tỉnh đã đưa lao động chủ yếu làm việc tại Malaysia như Đồng Tháp: 81%, Tiền Giang: 92%, An Giang: 86%, Cà Mau: 96%, Sóc trăng: 95%, Cần Thơ: 72%, Bạc Liêu: 81%, Kiên Giang: 72,8%, Bến Tre: 76% .
    Các thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc và các thị trường lao động khác, xuất khẩu lao động của ĐBSCL chiếm tỷ lệ rất ít từ 1 – 2% trong tổng số lượng; chủ yếu là tỉnh Vĩnh Long, Long An, Bến Tre và Cần Thơ xuất được và còn lại một số tỉnh trong 5 năm đã không đưa được lao động sang thị trường có thu nhập cao.
    Xem xét qua thị trường xuất khẩu lao động của ĐBSCL cho thấy một hạn chế lớn đó là xuất khẩu lao động tập trung chủ yếu vào một thị trường chính – Malaysia cho nên khi ảnh hưởng khủng kinh tế thế giới, đến đầu năm 2009, Chính phủ nước này đã tuyên bố không nhập khẩu lao động nước ngoài đã làm cho hoạt động xuất khẩu lao động của ĐBSCL lâm vào khủng hoảng
    Trong các nguyên nhân dẫn đến việc xuất khẩu lao động chưa phát triển như các kế hoạch, đề án đưa ra đó là lao động ĐBSCL không có nghề - kĩ năng nghề cụ thể. Đến năm 2007, theo các số liệu thống kê, toàn vùng có đến 85% lao động không lành nghề nghiệp tham gia xuất khẩu lao động chủ yếu là thị trường Malaysia. Đây là lỗ hỏng rất lớn của ĐBSCL cũng như của Việt Nam. Nó tác động đến chất lượng lao động cũng như thu nhập - lương của người lao động ở nước ngoài. Và nội dung các công việc làm cụ thể chủ yếu là liên quan đến hoạt động “cơ bắp”, đây là điểm hạn chế lớn nhất của lao động vùng, là nguyên nhân dẫn đến mất khả năng cạnh tranh, làm giảm khả năng thâm nhập vào các ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao và kết quả thu nhập – lương thấp người lao động bất mãn và bỏ về nước sớm so với hợp đồng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...