Tiến Sĩ Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thế , nền kinh tế chuyển dần từ lao động chân tay sang lao động
    trí óc, các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao thường có giá trị lớn, tiêu hao tài
    nguyên thiên nhiên ít, sự ô nhiễm môi trường được hạn chế. Chiến lược phát
    triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2020 được Đại hội Đảng lần thứ
    XI thông qua, một trong những giải pháp có tính đột phá, để thực hiện được
    mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
    vào năm 2020 là phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có
    nhân lực qua đào tạo nghề và chính sách bảo đảm việc làm sau đào tạo.
    Việt Nam là một nước đang phát triển và đang hội nhập mạnh mẽ với
    thế giới. Trong bối cảnh đó, nước ta có những cơ hội để phát triển, đồng thời
    đang và sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức. Việt Nam đã đạt được những
    tiến bộ rất ấn tượng trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên
    kỷ và đã hoàn thành một số mục tiêu về xóa đói, giảm nghèo và giải quyết
    việc làm cho người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, khi gia nhập WTO, nền
    kinh tế Việt Nam nói chung và các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam cũng
    phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn và lợi thế cạnh tranh là giá nhân công rẻ đã
    giảm đi đáng kể. Lao động đã qua đào tạo còn thấp, trình độ tay nghề và kỹ
    năng làm việc nhóm còn hạn chế, sản phẩm có hàm lượng chất xám chiếm tỷ
    trọng rất nhỏ
    Một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong Chương trình hành động của
    Chính phủ là: “Xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo và việc
    làm. Tập trung xây dựng kế hoạch và giải pháp đào tạo người trong độ tuổi
    lao động đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở , cơ sở công
    nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ ộ phận
    nông dân còn tiếp tục sản xuất nông nghiệp được đào tạo về kiến thức và kỹ

    2
    năng để thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại; đồng thời tập trung đào
    tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở”.
    Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI), Ban chấp hành
    Trung ương đã đặt ra yêu cầu đổi mới: “Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập
    trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp.
    Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ,
    đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp
    ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật, công nghệ của thị trường lao động trong nước
    và quốc tế”. Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ
    2011-2020, Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 trong đó yêu
    cầu đổi mới căn bản, toàn diện và mạnh mẽ lĩnh vực dạy nghề để đáp ứng yêu
    cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội
    nhập quốc tế; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm,
    đào tạ .
    Trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, công tác dạy nghề có
    đóng góp không nhỏ, ngày càng có vai trò quan trọng trong việc đào tạo
    nguồn nhân lực, giải quyết cơ bản đội ngũ lao động được qua đào tạo nhằm
    đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh
    tế quốc tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đã tăng từ 20% năm 2006 lên
    30% vào năm 2011, mục tiêu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của cả nước
    lên 55% vào năm 2020.
    Hà Giang là địa phương có nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, do còn
    hạn chế về trình độ, năng lực nên nguồn lao động ở đây chưa đáp ứng được
    yêu cầu của quá trình phát triển. Năm 2009 tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các
    ban ngành liên quan triển khai Đề án Đào tạo nguồn nhân lực từ năm 2010 -
    2020. Mục tiêu của Đề án là tuyển sinh dạy nghề ngắn hạn, dài hạn cho
    28.760 lao động, trong đó đào tạo nghề bằng nguồn kinh phí của Nhà nước là
    17.430 người, nguồn kinh phí lao động tự đóng góp là 11.330 người.

    3
    Những kết quả đạt được trong thời gian qua của công tác đào tạo nghề
    gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang
    có sự đóng góp không nhỏ cho việc phát triển kinh tế của địa phương, góp
    phần ổn định trật tự ội và giải quyết công ăn, việc làm cho người
    lao độ Tuy nhiên, bên cạnh
    những thành tựu đạt được thì công tác ĐTN gắn với GQVL vẫn còn nhiều bất
    cập, hạn chế yếu kém và chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội như: chất
    lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo
    nguồn nhân lực chất lượng cao; chưa chuyển mạnh đào tạo theo nhu cầu của
    xã hội, chưa giải quyết tốt giữa việc tăng số lượng đào tạo với nhu cầu các
    nghề mà xã hội cần. Công đào tạo nghề chưa gắn kết được với các doanh
    nghiệp, chương trình đào tạo còn nặng tính lý thuyết, việc thực hành tại các
    nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp còn ít; chậm đổi mới nội dung, hình thức
    đào tạo, đào tạo những nghề mà xã hội không có nhu cầu, những nghề mà xã
    hội đang cần thì lại đào tạo chưa đủ hoặc chưa đạt yêu cầu, v.v
    Xuất phát từ tình trạng trên đây, đòi hỏi cấp ủy và chính quyền thành
    phố Hà Giang phải có những mục tiêu, phương hướng cụ thể trong công tác
    đào tạo nguồn nhân lực; theo đó, việc đào tạo phải gắn với thị trường lao
    động, mở rộng ngành nghề nhưng phải nâng cao chất lượng đào tạo và đặc
    biệt là đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Xuất phát từ những thực tế
    đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc
    làm trên địa bàn thành phố làm luận văn tốt
    nghiệp của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
    Phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
    chấ ạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên đại bàn thành phố Hà
    Giang, tỉnh Hà Giang.

    4
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa các khía cạnh lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề gắn
    với giải quyết việc làm;
    - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề gắn với giải
    quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà Giang trong thời gian qua;
    - Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với các bên có liên
    quan nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết
    việc làm trên đại bàn thành phố Hà Giang trong giai đoạn hướng tới 2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà
    Giang, tỉnh Hà Giang.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi về nội dung: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm và các
    vấn đề có liên quan.
    - Phạm vi về không gian: thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
    - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong thời gian từ 2009 đến 2013
    4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
    Luận văn góp phần làm rõ hơn một số khía cạnh lý luận và thực tiễn về
    đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Phân tích, đánh giá đầy đủ về thực
    trạng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm và đề xuất một số giải pháp và
    kiến nghị nhằm đạt được mục tiêu đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
    cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Giang.
    5. Những đóng góp mới của luận văn
    Trên cơ sở phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo
    nghề gắn với giải quyết việc làm từ năm 2009 đến nay, luận văn chỉ ra được
    những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác đào tạo nguồn nhân lực của địa
    phương gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Giang, tỉnh
    Hà Giang.

    5
    Luận văn phân tích và rút ra những thành tựu, đồng thời phát hiện
    những bất cập, hạn chế trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc
    làm ở thành phố Hà Giang. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
    chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà
    Giang trong điều kiện mới.
    6. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
    văn được kết cấu thành 4 chương như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề gắn với giải
    quyết việc làm.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng về đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên
    địa bàn thành phố Hà Giang giai đoạn 2009-2013.
    Chương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nghề gắn với
    giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà Giang, .


    iii
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ . viii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4
    4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu . 4
    5. Những đóng góp mới của luận văn . 4
    6. Bố cục của luận văn 5
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO
    NGHỀ GẮN VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 6
    1.1. Cơ sở lý luận 6
    1.1.1. Một số khái niệm cơ bản đào tạo nghề . 6
    1.1.2. Việc làm và giải quyết việc làm 9
    1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm 15
    1.2. Cơ sở thực tiễn . 21
    1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 21
    1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước . 25
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
    2.1. Cách tiếp cận và câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu có liên quan đế đề tài 30
    2.1.1. Cách tiếp cận . 30
    2.1.2. Các câu hỏi đề tài cần giải quyết . 30
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 31

    iv
    2.2.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 31
    2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin . 31
    2.2.3. Phương pháp và xử lý thông tin 32
    2.2.4. Phương pháp phân tích 33
    2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu . 33
    2.4. Dự báo nhu cầu lao Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho
    người lao động trên địa bàn thành phố Hà Giang đến năm 2020 . 34
    Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ GẮN
    VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở THÀNH PHỐ HÀ GIANG GIAI
    ĐOẠN 2009 - 2013 . 35
    3.1. Tổng quan về thành phố Hà Giang, tỉnh Hà giang 35
    3.1.1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên . 35
    3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội . 37
    3.1.3. Dân số và cơ cấu dân số 39
    3.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến
    công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm ở thành phố Hà Giang 40
    3.2.1. Thuận lợi . 40
    3.2.2. Khó khăn . 41
    3.3. Thực trạng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn
    thành phố Hà Giang 41
    3.3.1. Thực trạng đào tạo nghề 41
    3.3.2. Thực trạng giải quyết việc làm sau đào tạo nghề 56
    3.3.3. Cơ chế, chính sách của Nhà nước về ĐTN gắn với GQVL 61
    3.3.4. Nhận thức của xã hội về học nghề gắn với việc làm 66
    3.3.5. Đào tạo nghề gắn với chủ thể sử dụng lao động (doanh nghiệp, các
    cơ sở kinh doanh, dịch vụ) 68
    3.3.6. Một số kết luận rút ra qua điều tra, khảo sát . 72
    3.3.7. Tổng hợp và sử dụng công cụ phân tích ma trận SWOT để tìm ra các
    giải pháp chủ yếu phát triển ĐTN gắn với GQVL ở thành phố Hà Giang . 78

    v
    Chương 4: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO
    TẠO NGHỀ GẮN VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN
    THÀNH PHỐ HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2014- 2020 79
    4.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển tới 2020 . 79
    4.1.1. Dự báo nhu cấu sử dụng lao động qua đào tạo . 79
    4.1.2. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng của địa phương 80
    4.2. Một số giải pháp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm 83
    4.2.1. Giải pháp về nâng cao nhận thức của người lao động, doanh
    nghiệp, các tổ chức kinh tế, các ngành về đào tạo nghề gắn với giải quyết
    việc làm . 83
    4.2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề và xã hội hóa trong đào tạo nghề 85
    4.2.3. Có chiến lược và tư duy đúng đắn về đào tạo nghề và phát triển
    nguồn nhân lực 89
    4.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát khu công nghiệp tập trung và các
    nghề thủ công mỹ nghệ . 91
    4.2.5. Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa CSDN với doanh nghiệp, dạy nghề
    gắn với thị trường lao động . 92
    4.2.6. Một số giải pháp khác . 95
    4.3. Kiến nghị 97
    4.3.1. Một số kiến nghị hàm ý về chính sách đối với cơ quan quản lý nhà
    nước ở cấp Trung ương và Tỉnh về lĩnh vực ĐTN và GQVL 97
    4.3.2. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý thành phố Hà Giang và
    chính quyền cơ sở 101
    4.3.3. Đối với các CSDN . 101
    4.3.4. Đối với các doanh nghiệp . 103
    4.3.5. Đối với người học . 103
    KẾT LUẬN 104
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 109
    PHỤ LỤC . 111
     
Đang tải...