Luận Văn Đào tạo nghề cho người lao động ở tỉnh Phú Thọ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Hoàng Lan Hương, 1/12/12.

  1. Hoàng Lan Hương

    Bài viết:
    142
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nguồn lực con người là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của mối quốc gia. Điều đó bắt nguồn từ vai trò của con người trong sự nghiệp phát triển. Con người vừa là độnglực vừa là mục tiêu mà nếu thiếu một trong hai điều kiện đó sẽ không có sự phát triển. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi lợi thế sự phát triển đang chuyển dần từ yếu tố tài nguyên thiên nhiên dồi dào, giá nhân công rẻ song nguồn nhân lực ổn định và có chất lượng.
    Nước ta là nước kinh tế kém phát triển, các nguồn tài nguyên thiên nhiên không nhiều vì vậy Đảng ta xác định phải "Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững" với mục tiêu "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài" (Văn kiện đại hội VIII, Nxb chính trị Quốc gia). Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với đào tạo nghề là phải tạo ra được đội ngũ lao động kỹ thuật đủ về số lượng, mạnh về chất lượng.
    Đối với Phú Thọ - một tỉnh miền núi mới tái lập - điểm xuất phát thấp, mạng lưới cơ sở dạy nghề còn yếu, chi ngân sách cho đào tạo nghề còn hạn chế. Do đó, nhiệm vụ đặt ra đối với đào tạo nghề cho người lao động càng khó khăn hơn. Để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực , thực hiện được mục tiêu đào tạo nghề cần thiết phải có chiến lược phát triển đào tạo nghề gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội thông qua "Tầm nhìn đến năm 2020 và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010" của tỉnh Phú Thọ.
    Trong quá trình học tập, nghiên cứu ở trường cùng với thời gian thực tập ở Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Phú Thọ em đã chọn đề tài: "Đào tạo nghề cho người lao động ở tỉnh Phú Thọ" nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn phát triển công tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đào tạo nghề cho người lao động tỉnh phú thọ nói riêng.

    *Mục đích nghiên cứu:
    - Làm rõ thực trạng đào tạo nghể tên các mặt : quy mô đào tạo, cơ cấu đào tạo chất lượng đào tạo, tìm ra những bất cập hiện nay về đào tạo nghề tỉnh Phú Thọ.
    - Đưa ra những quan điểm và giải pháp nhằm phát triển công tác đào tạo nghề cho người lao động tỉnh Phú thọ.
    * Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
    - Trên cơ sở đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội , lao động tỉnh Phú Thọ đề tài đi sâu nghiên cứu đào tạo nghề cho công nhân kỹ thuật và phổ cập nghề cho lao động nông thôn.
    - Phạm vi nghiên cứu tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận và sự cần thiết dào tạo nghề ; phân tích đánh giá thực trạng đào tạo nghề trong những năm qua từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm phát triển công tác đào tạo nghề cho người lao động ở tỉnh Phú Thọ.
    * Phương pháp nghiên cứu: Thông qua các phương pháp thống kê, khảo sát, phân tích tổng hợp .để nghiên cứu đề tài.
    * Kết cấu chuyên đề:
    Phần I: Tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề
    Phần II: Phân tích thực trạng đào tạo nghề cho người lao động ở tỉnh Phú Thọ.
    Phần III: Một số giải pháp nhằm phát triển công tác đào tạo nghề cho người lao động ở tỉnh Phú Thọ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...