Luận Văn Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

    Lời nói đầu . 1


    Tình thế cấp thiết của đề tài 1


    Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu 3


    Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu 3


    Đối tượng nghiên cứu .3


    Phạm vi nghiên cứu 3


    Kết cấu của luận văn 3


    CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO


    ĐỘNG NÔNG THÔN 4


    1.1. Khái niệm 4


    1.2. Quan điểm, mục tiêu 6


    1.2.1. Quan điểm .6


    1.2.2. Mục tiêu .7


    1.3. Đặc điểm nguồn lao động nông thôn Việt Nam .9


    1.4.Nguyên nhân đào tạo nghề cho lao động nông thôn 13


    1.5. Ý nghĩa của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn 16


    1.6. Các loại hình đào tạo học nghề cho lao động nông thôn .18


    1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy nghề cho lao động nông thôn 20 CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 22


    2.1. Quy định của chính phủ trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn .22


    2.1.1. Chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn .22


    2.1.2. Các trương trình dạy nghề cho người lao động .28


    2.1.3. Mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn: .32


    2.2. Các loại hợp đồng học nghề cho người lao động .36


    2.3. Các hình thức của hợp đồng học nghề chongười lao động 37


    2.4. Trách nhiệm của nhà nước trong việc“ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” .39


    2.5. Thực trạng của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn 43

    2.5.1. Những kết quả đạt được từ hoạt động đào tạo nghề 43


    2.5.2. Những vấn đề tồn tại chủ yếu trong hoạt động đào tạo nghề cho lao


    động nông thôn .45


    2.6. Giải pháp .46


    2.7.Kiến nghị 48


    Kết Luận .49

    Tình cấp thiết của đề tài


    Bước vào thế kỉ 21 cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, cùng với nó thì khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất nòng cốt trực tiếp, các yếu tố thông tin tri thức có vai trò hàng đầu. Điều này tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia như duy trì tốc độ tăng trưởng cao, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đặc biệt là nguồn lực con người, giải quyết tốt vấn đề xã hội, tạo nhiều công ăn việc làm cải thiện đời sống lao động. Nhưng để tận dụng tối đa cơ hội đó thì các quốc gia phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, phải dựa vào nguồn lực con người nhanh chóng tri thức hoá người lao động để tăng độ thích nghi và tăng khả năng cạnh tranh quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Trong điều kiện mới, sự phát triển của một quốc gia còn phụ thuộc vào nguồn lực con người (trí tuệ và tay nghề ) là chủ yếu thay vì dựa vào nguồn tài nguyên vốn có như trước đây


    Là một trong những ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nhất là khi nước ta đi lên từ công nghiệp lạc hậu. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay dưới tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật của kinh tế tri thức nông nghiệp càng có một vị trí xứng đáng trong cơ cấu nền kinh tế góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước


    Nước ta là một trong những nước có dân số đông trên thế giới. Người dân sống chủ yếu bằng lao động nông nghiệp,tập trung không đồng đều giữa đô thị và nông thôn. Đồng thời đứng trước xu thế hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, dựa vào những nguồn lực và ưu thế của các vùng đô thị trong cả nước thì chưa đủ để thực hiện. Vì thế tạo sự chuyển dịch giữa các vùng miền và bố trí lại dân cư nông thôn và thành thị là điều không thể thiếu, sự chuyển dịch và phân bố lại dân cư cũng chưa đáp ứng đầy đủ mà cần đến một lực lượng lao động là có trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao là điều cần thiết.


    Đào tạo nghề là một trong những vấn đề mà toàn xã hội đang quan tâm. Đặc biệt trong điều kiện nông thôn Việt Nam nơi có nguồn lao động dồi dào về số lượng nhưng chất lượng còn nhiều hạn chế so với yêu cầu công việc và càng thấp hơn so với các nước trong khu vực. Việt Nam là quốc gia có nhiều thế mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp do đó việc sử dụng đầy đủ và ngày càng hợp lí nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội đất nước nói chung và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng.


    Đồng thời, sau 20 năm đổi mới nền kinh tế phát triển mạnh mẽ đời sống nhân dân cải thiện, tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh,vị thế đất nước trên trường quốc tế được nâng lên . Trong thời kỳ đầu đổi mới nhà nước ta chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực cụ thể là lực lượng có tay nghề.


    Sự thay đổi trên thị trường lao động cùng với việc thay đổi hoạt động đào tạo đang làm cho sự phù hợp của đào tạo và việc làm là vấn đề đang gây tranh cãi. Đào tạo để làm việc, nếu đào tạo không có việc làm thì là đầu tư lãng phí, ngược lại việc làm mà không được đào tạo thì việc làm sẽ kém năng suất và năng suất lao động không cao. Vì vậy phải đào tạo nghề cho nguồn nhân lực.


    Trong giai đoạn này Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn cho việc đào tạo nguồn nhân lực. Theo đó, nguồn lao động ở đây chủ yếu tập trung ở nông thôn nên việc phát triển nguồn nhân lực ở đây gặp rất nhiều khó khăn, vấn đề đặt ra là làm sao đưa nguồn lao động ở nông thôn di chuyển ra thành thị để đáp ứng được nhu cầu cho xã hội. Tuy vậy, để người nông dân trở thành người công nhân có tay nghề thì thật sự khó khăn, việc dạy nghề cho lao động nông thôn là vấn đề mà nhà nước ta đặt ra để giải quyết cấp bách. Với chủ trương “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là con đường ngắn nhất đưa khoa học kỹ thuật về nông thôn” chính phủ đưa ra nhiều chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Với đề án 1956 “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” Đảng ta đã từng bước thực hiện từ năm 2009 đến năm 2020 và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Bên cạnh những thành tựu thì cũng có những bất cập và thiếu sót mà trong quá trình thực hiện chưa làm được. Vì những lý do trên mà người viết chọ đề tài “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” để tìm hiểu những khía cạnh đồng thời bổ sung những vấn đề mà người viết nhận thấy được trong quá trình thực hiện phương án giúp cho người lao động.


    Với nguồn kinh phí do nhà nước đầu tư hơn 26.000 tỷ đồng, ưu đãi những doanh nghiệp trong và ngoài nước về các vùng nông thôn đầu tư chúng ta đang dần thực hiện nhiều chủ trương,chính sách của Đảng ta đề ra về đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”.
     

    Các file đính kèm:

    • 28-.pdf
      Kích thước:
      16.2 MB
      Xem:
      1
Đang tải...