Tiến Sĩ Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
    Định dạng file word




    MỤC LỤC
    Trang


    MỞ ĐẦU
    1


    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    5


    1.1 Tình hình nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam
    5


    1.2 Tình hình nghiên cứu vấn đề ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
    16


    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
    25


    2.1 Một số khái niệm về đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
    25


    2.2 Các quan điểm và lý luận cơ bản về đào tạo đội ngũ cán bộ
    38


    2.3 Kinh nghiệm của một số nước về đào tạo đội ngũ cán bộ
    66


    Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
    76


    3.1 Những mặt đạt dược và hạn chế của việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
    76


    3.2 Nguyên nhân của những mặt đạt được, hạn chế và vấn đề đặt ra, yêu cầu mới đối với việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
    98


    Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
    111


    4.1 Quan điển, phương hướng đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
    111


    4.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
    124


    KẾT LUẬN
    148






    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    C.Mác và Ph.Ăngghen, Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: cán bộ là vấn đề quan trọng gắn liền với sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng, cán bộ có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
    Như vậy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị là những người có vai trò hết sức quan trọng trong các tổ chức Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đội ngũ cán bộ này phải là những người thật sự tiêu biểu, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, kỹ năng lãnh đạo, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Trong công cuộc đổi mới ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị, trước hết là cán bộ lãnh đạo trung - cao cấp, có khả năng tổ chức, lãnh đạo triển khai đường lối, chủ trương, chính sách vào trong cuộc sống và biến những tư tưởng, quan điểm đổi mới của Đảng thành phong trào cách mạng quần chúng rộng khắp và chỉ khi nào có được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới của nhiệm vụ trong hệ thống chính trị, thì vai trò và chất lượng lãnh đạo của Đảng mới được đảm bảo. Chính vì vậy, bước vào thời kỳ đổi mới, hàng loạt những nhiệm vụ mới cùng với những yêu cầu mới về chất lượng, hiệu quả đào tạo, đội ngũ cán bộ lãnh đạo trung - cao cấp trong hệ thống chính trị được đặt ra như là một vấn đề tất yếu phải được giải quyết và giải quyết một cách cơ bản, có hệ thống.
    Cũng như ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hay bất cứ một quốc gia chậm phát triển nào, cơ hội vươn lên và nguy cơ tụt hậu đều phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố con người, trước hết là vào năng lực trí tuệ, khả năng tư duy, phán đoán và quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của quốc gia và các cấp, các ngành. Nói cách khác là phụ thuộc vào những người cán bộ có cương vị và trọng trách, có khả năng thiết kế đường lối, chủ trương, chính sách và tổ chức triển khai trong thực tế. Để có thể khai thác, vận dụng những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ mới cùng với thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khai thác nguồn lực trong nước gắn với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực thì vấn đề chất lượng và hiệu quả đào tạo lý luận cho cán bộ lãnh đạo trung - cao cấp trong hệ thống chính trị là vấn đề mang tính chìa khoá đảm bảo cho việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
    Do hoàn cảnh tình hình và nhiệm vụ chính trị đặt ra, tính cấp thiết của việc nghiên cứu công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trung - cao cấp trong hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay còn được đặt ra chính từ những bất cập trong đội ngũ cán bộ và trong đào tạo cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị. Trong hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay vẫn tồn tại tình trạng hẫng hụt về số lượng cán bộ, thiếu chuẩn hoá về chất lượng, chưa được đào tạo cơ bản, nhất là về trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước, trình độ chuyên môn cần thiết đáp ứng cho yêu cầu lãnh đạo, quản lý và cả những hiện tượng tiêu cực trong đội ngũ cán bộ có xu hướng ngày càng phổ biến. Như vậy, với tất cả những điều nêu trên, cho thấy rằng: trước những đòi hỏi mới của tình hình và để tạo ra một đội ngũ cán bộ lãnh đạo có khả năng đáp ứng những đòi hỏi đó, cần phải tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cơ bản và có hệ thống đối với công tác này trong điều kiện và hoàn cảnh mới, trên cơ sở đó tìm ra những phương hướng và giải pháp tối ưu đáp ứng nhiệm vụ chính trị của Lào hiện nay. Đó là những lý do khách quan cho tôi lựa chọn vấn đề "Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay" làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Chính trị học của mình.
    2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
    2.1 Mục đích của luận án
    Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, luận án xác định quan điểm, phương hướng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
    2.2 Nhiệm vụ
    - Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
    - Đánh giá thực trạng và nêu lên những vấn đề đặt ra, yêu cầu mới đối với việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
    - Xác định quan điểm, phương hướng và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong những năm tới.
    3. Phạm vi nghiên cứu của luận án
    Luận án tập trung nghiên cứu công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo (trung, cao cấp) của hệ thống chính trị trong hệ thống Học viện và trường chính trị - hành chính ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào từ năm 2000 đến nay.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    4.1 Cơ sở lý luận
    Cơ sở lý luận của việc thực hiện luận án là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền.
    4.2 Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu từ góc nhìn chính trị học, sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành của chính trị học, nhất là phương pháp lịch sử lôgic, phân tích - tổng hợp, so sánh và điều tra xã hội học và các phương pháp đặc thù của chính trị học khi nghiên cứu về đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị v.v
    5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
    Trình bày có hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
    Làm rõ những thành tựu, hạn chế, vấn đề đặt ra và yêu cầu mới đòi hỏi đối với việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
    Xác định rõ phương hướng, quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay và những năm tới.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình tiến hành công việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Đảng và chính quyền, trong quá trình giảng dạy ở các cơ sở đào tạo trong hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.




    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Nguyễn Đức Ái (2003), Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã vùng cao phía Bắc, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    2. Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (Chủ biên) (2007), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
    3. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    4. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    5. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    6. 323 câu hỏi và trả lời về cán bộ và công tác cán bộ (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    7. Lương Gia Ban (2004), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về trọng dụng nhân tài và vấn đề trọng dụng nhân tài trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Khoa học xã hội.
    8. Ban Lư Sổm Đi (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu vực phía Bắc của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng.
    9. Cao Khoa Bảng (Chủ biên) (2008), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố (qua kinh nghiệm của Hà Nội), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    10. Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên (Đồng chủ biên) (1999), Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    11. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2003), Quy định số 04 ngày 22-7-2003 về tiêu chuẩn cán bộ.
    12. Bun Xợt Tham Ma Vông (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt huyện ở các tỉnh phía Nam nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    13. Cay Xỏn - Phômvihẳn (1987), Toàn tập, tập 2, Nxb Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Viêng Chăn.
    14. Cay Xỏn - Phômvihẳn (1978), Xây dựng một Nhà nước Lào hòa bình độc lập và dân chủ xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    15. Chăn Phon Bun Su Lin (1995), Xây dựng đội ngũ quản trị kinh doanh trong bước chuyển sang kinh tế thị trường ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Luận án Thạc sĩ Kinh tế quản lý - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    16. Nguyễn Hữu Tri (chủ biên) (2006), Kiện toàn và đổi mới tổ chức bộ máy của Đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    17. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 30 năm (1975-2005), Nxb Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, Viêng Chăn.
    18. Trịnh Cư, Nguyễn Duy Hùng (đồng chủ biên) (2009), Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    19. Đỗ Minh Cương (2009), Quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    20. Nguyễn Mậu Dựng (1996), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng các cấp ở Tây Nguyên hiện nay, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội.
    21. Andrew J Dubrin, Carol Dalglish và Petr Miller, Lãnh đạo học (bản dịch lần một) (8/2010), Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - Trường Quản lý nhà nước Mark O Hatfiel, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...