Tiến Sĩ Đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ cho việc hội nhập quốc tế của việt nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 612, align: left"]
    [TR]
    [TD="align: left"]ĐỀ TÀI
    ĐÀO TẠO CÁN BỘ PHÁP LUẬT CÓ TRÌNH ĐỘ CAO PHỤC VỤ CHO VIỆC HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    A. THÔNG TIN ĐỀ TÀI
    Cấp đề tài: Đề tài cấp Bộ
    Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Trần Ngọc Dũng, Chủ nhiệm Khoa Sau đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội
    Cơ quan chủ quản: Bộ Tư pháp
    Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học pháp lý
    Năm bảo vệ: 2006
    B. NỘI DUNG TÓM TẮT
    Kể từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách đổi mới, việc đào tạo đội ngũ cán bộ pháp luật đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng cũng như chất lượng. Các cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật đã không ngừng nâng cao trình độ của các giảng viên, hoàn thiện chương trình, đổi mới phương pháp, tăng cường cơ sở vật chất . để đào tạo và cung cấp cho đất nước những cán bộ pháp luật có trình độ cao và có năng lực trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp.
    Tuy vậy, trong quá trình nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống quốc tế, nhất là hội nhập về kinh tế, nhiều vấn đề, nhiều yêu cầu mới đang được đặt ra trước mắt cũng như lâu dài đối với đội ngũ cán bộ pháp luật.
    Trong quá trình hoạt động của mình, các cán bộ pháp luật được đào tạo trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành công, nhưng khi đối mặt với những đòi hỏi do quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, thì cán bộ pháp luật này chưa đáp ứng được. Nhiều vấn đề liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ, thương mại quốc tế v.v hầu như mới lạ đối với những cán bộ pháp luật đã được đào tạo. Việc các doanh nghiệp Việt Nam bị thua kiện trong các tranh chấp thương mại quốc tế, bị mất các cơ hội đầu tư, mất đối tác kinh doanh có một phần là lỗi của những cán bộ pháp luật. Họ chưa đủ năng lực để đối mặt với các thách thức mới.
    Trong bối cảnh đó, việc đào tạo được một đội ngũ cán bộ pháp luật có trình độ cao, có năng lực toàn diện và phẩm chất tốt để giải quyết những yêu cầu do công cuộc hội nhập quốc tế đặt ra là một yêu cầu vô cùng bức xúc.
    Cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ hợp tác quốc tế là các chuyên gia am hiểu sâu sắc những lĩnh vực pháp luật liên quan đến hội nhập quốc tế, có kỹ năng giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn hội nhập quốc tế, am hiểu văn hoá, lịch sử, tập quán, kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như của các nước và thông thạo ít nhất một ngoại ngữ phổ biến trên thế giới.
    Nghị quyết số 07/NQ-TW của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ có trình độ cao, có khả năng cạnh tranh với các đối tác nước ngoài trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực pháp luật. Sự nghiệp đổi mới toàn diện, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam đòi hỏi phải đào tạo một đội ngũ cán bộ pháp luật có trình độ cao (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ), có đủ khả năng giải quyết những vấn đề to lớn và trọng đại trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...