Thạc Sĩ Đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số tỉ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số tỉnh DakLak [Luận văn cao học hành chính công 133 trang]
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Chính quyền cơ sở là một cấp trong hệ thống chính quyền các cấp ở nước ta, bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị ở cơ sở. Đây là cấp hành chính gần dân nhất, thường xuyên tiếp xúc, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; là nơi tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Năng lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở sẽ tác động trực tiếp đến việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của địa phương, đất nước. Chính quyền cơ sở không thể đảm nhận được vai trò nếu thiếu nhân tố có ý nghĩa quyết định đó là đội ngũ cán bộ, công chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”. Cán bộ, công chức nói chung, cán bộ công chức làm việc ở chính quyền cơ sở nói riêng là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân; là người mang chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước giải thích cho nhân dân hiểu và thi hành. Đồng thời, lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để báo cáo, phản ánh cho cấp trên nhằm xây dựng và ban hành các chủ trương, chính sách sao cho phù hợp với thực tiễn của cuộc sống.
    Là tỉnh miền núi khó khăn, đất rộng, người đông, có nhiều tôn giáo và dân tộc (44 dân tộc anh em) cùng sinh sống, Dak Lak được coi là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội của Tây Nguyên và cả nước. Chính vì vậy, đây luôn là trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch, chúng triệt để lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo” đặc biệt là vấn đề “dân tộc” để chống phá. Trong những năm gần đây chúng lập nên cái gọi là “Tin Lành Đêga”, “Nhà nước Đêga” để quy tụ, tập hợp, phát triển lực lượng trong đồng bào dân tộc thiểu số. Trong các năm 2001, 2004 chúng liên tiếp tổ chức gây rối, biểu tình, bạo loạn chính trị gây mất ổn định an ninh chính trị tại địa phương. Để phòng chống có hiệu quả âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch vấn đề quan trọng nhất hiện nay là tiếp tục phát huy khối đại đoàn kết dân tộc; tập trung xây dựng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở thực sự vững mạnh đáp ứng được nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong đó, trọng tâm là nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ở cơ sở nói chung, cán bộ, công chức chính quyền cơ sở là người dân tộc thiểu số nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
    Với lợi thế là người dân tộc thiểu số sinh ra và lớn lên tại địa phương, có chung tiếng nói, am hiểu phong tục, tập quán, gần gũi, gắn bó với buôn làng, đồng bào mình, nên hơn ai hết cán bộ công chức người dân tộc thiểu số làm việc tại chính quyền cơ sở có nhiều lợi thế trong việc truyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số hiểu và thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đẩy mạnh sản xuất, xóa đói, giảm nghèo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của gia đình và cộng đồng dân cư. Thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cán bộ, công chức nói chung và cán bộ công chức chính quyền là người dân tộc thiểu số ở cơ sở của tỉnh nói riêng đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh. Tuy nhiên, vì nhiều lý do cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số làm việc tại chính quyền cơ sở tỉnh Dak Lak vẫn còn nhiều bất cập, thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cơ sở nói chung, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số nói riêng chưa được quan tâm chú trọng, việc đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với thực tế và nhu cầu đào tạo . Chính vì vậy, trong thời gian tới, các cấp, các ngành trong tỉnh Dak Lak cần phải đặc biệt quan tâm, chú trọng và làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cán bộ công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số.
    Xuất phát từ những lý do trên, bản thân tôi chọn đề tài: “ Đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số tỉnh Dak Lak” làm luận văn tốt nghiệp cao học hành chính công.
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài.
    Ở Việt Nam, một số tác phẩm có liên quan đến nội dung này như: Thang Văn Phúc - Nguyễn Minh Phương (Đồng chủ biên), “Cơ sở lý luận và thực tiễn Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội- 2005; PGS-TS Nguyễn Phú Trọng (chủ biên): “ Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội- 2001; PGS-TS Bùi Đình Phong: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ” , Nxb Lao Động, Hà Nội- 2002; GS-TS Lê Hữu Nghĩa (Chủ biên): “Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện người các dân tộc ở Tây Nguyên”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội- 2001; TS Nguyên Minh Sản: “Pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay, những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Chính trị- Hành chính, Hà Nội- 2009.
    Ngoài ra còn có các luận án, luận văn có nội dung liên quan đến đề tài như: Trước năm 1975 có Huỳnh Văn Thanh:” Vấn đề đào tạo và sử dụng cán bộ hành chính”, Luận văn tốt nghiệp Cao học Hành chính công, khóa II (1966-1968); Phan Đình Tịnh:” Đi tìm một đường lối sử dụng hữu hiệu nhân viên”, Luận văn tốt nghiệp Cao học Hành chính công, khóa III (1967-1969). Sau năm 1975 có Nguyễn Văn Lợi: “ Góp phần xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở từ thực tiễn tỉnh Bình Phước”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, TP. Hồ Chí Minh 2005; Trần Minh Lý :“Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã là người dân tộc Khme ở các tỉnh Tây Nam Bộ”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, TP. Hồ Chí Minh 2007; Lê Duyên Hà :“Đào tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Dak Lak”, Luận văn Thạc sĩ Xây dựng Đảng, Hà Nội 2008; Vũ Xuân Khoan: “Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức xã phường, thị trấn khu vực đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010-2013”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Hà Nội 2010 .
    Những nội dung liên quan đến cán bộ, công chức và nhất là đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở nói trên đã được một số nhà nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau: Xây dựng Đảng, luật học, xã hội học, chính trị học, hành chính học . Nhìn chung, các tác giả đã nghiên cứu một cách cơ bản, đi sâu, làm rõ và đưa ra những luận cứ khoa học cùng với những kinh nghiệm thực tiễn nhằm củng cố, tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước . Đó là nguồn tư liệu quý giá giúp tác giả luận văn kế thừa và phát huy trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài của mình. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở là người dân tộc thiểu số dưới góc độ quản lý hành chính và đặc biệt là đối với một tỉnh đặc thù, miền núi khó khăn như Dak Lak vẫn chưa có tác giả nào thực hiện.
    3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
    - Mục đích của đề tài:
    Trên cơ sở nghiên cứu, đề tài mong muốn luận giải phần nào những vấn đề mà lý luận và thực tiễn đã và đang đặt ra cho việc về đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở là người dân tộc thiểu số tại tỉnh Dak Lak nói riêng và cả nước nói chung.
    - Nhiệm vụ của đề tài:
    + Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung, cơ bản về năng lực, năng lực thực thi công việc, năng lực lãnh đạo quản lý và đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cho cán bộ, công chức dựa trên nguyên tắc đánh giá, xác định nhu cầu.
    + Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cơ sở là người dân tộc thiểu số tại tỉnh Dak Lak, chỉ ra hạn chế và nguyên nhân.
    + Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở là người dân tộc thiểu số tại tỉnh Dak Lak, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    - Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số làm việc tại chính quyền cơ sở, cụ thể là nhóm cán bộ chính quyền: Chủ tịch hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân và nhóm công chức chính quyền: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội ở xã, phường, thị trấn trong tỉnh Dak Lak
    - Phạm vi nghiên cứu:
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong cán bộ, công chức chính quyền cơ sở tỉnh Dak Lak, thời gian 5 năm từ năm 2006-2010.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
    - Cơ sở lý luận:
    Đề tài dựa trên cơ sở lý luận là: Khoa học quản lý nguồn nhân lực; khoa học quản lý hành chính nhà nước; chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức chính quyền cơ sở và người dân tộc thiểu số nói riêng .
    - Phương pháp nghiên cứu:
    Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp biện chứng duy vật; phương pháp nghiên cứu, khảo sát, thu thập số liệu; phương pháp phân tích, so sánh; phương pháp thống kê và tổng hợp; phương pháp tổng kết thực tiễn .
    6. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài.
    - Ý nghĩa lý luận:
    Góp phần làm sáng tỏ lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cơ sở và người dân tộc thiểu số riêng; là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số.
    - Ý nghĩa thực tiễn:
    Thông qua việc đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cơ sở là người dân tộc thiểu số, đề tài chỉ ra những kết quả đã đạt được, nhất là những mặt hạn chế cần rút kinh nghiệm; đề ra các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở là người dân tộc thiểu số tại tỉnh Dak Lak nói riêng, cả nước nói chung.
    7. Kết cấu của đề tài.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia ra làm 3 chương:
    Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
    Chương 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁN BỘ CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH DAK LAK
    Chương 3: GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁN BỘ CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH DAK LAK
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 7
    1.1. Quan niệm chung về cán bộ, công chức. 7
    1.1.1. Cán bộ, công chức. 7
    1.1.2. Cán bộ, công chức chính quyền cơ sở. 14
    1.2.3. Cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số. 16
    1.2. Năng lực, năng lực thực thi công việc, năng lực lãnh đạo, quản lý. 18
    1.2.1. Năng lực. 18
    1.2.2. Năng lực thực thi công việc. 20
    1.2.3. Năng lực lãnh đạo, quản lý. 24
    1.3. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực. 27
    1.3.1. Đào tạo, bồi dưỡng. 27
    1.3.2. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng. 29
    1.3.3. Vai trò của đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức. 34
    Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁN BỘ CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH DAK LAK 40
    2.1. Đặc điểm, vị trí, vai trò của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở và cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số. 40
    2.2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, kinh tế, xã hội của tỉnh Dak Lak 40
    2.2.2. Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở và cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tỉnh Dak Lak. 43
    2.2.3. Quan điểm, mục tiêu của tỉnh Dak Lak về xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức. 45
    2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở và cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số. 48
    2.2.1. Ưu điểm 48
    2.2.1.1. Số lượng, cơ cấu cán bộ, công chức chính quyền cơ sở cơ bản bảo đảm theo quy định. 48
    2.2.1.2. Trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở đã được nâng lên. 49
    2.2.1.3. Kỹ năng, phẩm chất, thái độ thực thi công việc của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở đã được quan tâm, chú trọng. 50
    2.2.2. Hạn chế. 52
    2.2.2.1. Số lượng cán bộ, công chức chính quyền cơ sở chưa được bảo đảm, lại thường xuyên biến động vì nhiều lý do. 52
    2.2.2.2. Cơ cấu chưa hợp lý, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở còn thấp và không đồng đều. 53
    2.2.2.3. Sự hẫng hụt về số lượng, tiêu chuẩn cán bộ, công chức chính quyền cơ sở là người dân tộc thiểu số. 54
    2.2.3. Nhận xét, đánh giá. 57
    2.3. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở và cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số. 58
    2.3.1. Kết quả. 58
    2.3.1.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung, người người dân tộc thiểu số nói riêng đã được các cấp các ngành quan tâm chú trọng 58
    2.3.1.2. Số lượng các lớp và số cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị khá lớn. 60
    2.3.1.3. Nội dung, hình thức đào tạo tương đối đa dạng và cơ bản phù hợp với tình hình của địa phương. 61
    2.3.2. Hạn chế. 64
    2.3.2.1. Công tác đào tạo nguồn cho đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở còn hạn chế. 64
    2.3.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cơ sở chưa gắn với thực tiễn, nhu cầu đào tạo. 65
    2.3.2.3. Chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng có mặt còn hạn chế, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chưa cao. 67
    2.3.2. Nhận xét, đánh giá. 68
    Chương 3: GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH DAK LAK. 70
    3.1. Cơ sở khoa học và pháp lý để đề xuất giải pháp. 70
    3.2. Một số đề xuất nhà nước cần quan tâm thay đổi 71
    3.3. Một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Dak Lak và có thể tham khảo cho các tỉnh có người dân tộc thiểu số 75
    3.3.1. Tạo nguồn cán bộ, công chức : 75
    3.3.1.1. Hoàn thiện chính sách về trường dân tộc nội trú cho con em người dân tộc thiểu số. 76
    3.3.1.2. Hoàn thiện chính sách cử tuyển. 77
    3.3.1.3. Khai thác, sử dụng nguồn đang có trong bộ máy hành chính nhà nước các cấp tăng cường cho cấp xã. 81
    3.3.2. Tổng rà soát theo định kỳ nhằm đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã so sánh với tiêu chuẩn quy định. 82
    3.3.2.1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh các vị trí cán bộ, công chức chung và cho cán bộ, công chức dân tộc thiểu số. 83
    3.3.2.2. Đánh giá so sánh năng lực cán bộ, công chức đang đảm nhận chức danh so với tiêu chuẩn quy định để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. 94
    3.3.3. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm giải quyết hẫng hụt về năng lực 105
    KẾT LUẬN 109
    PHỤ LỤC . 112
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 127
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...