Thạc Sĩ Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Xây dựng Nhà nước pháp quyền đang trở thành một xu thế khách quan tất yếu đối
    với các quốc gia dân chủ trong thế giới hiện đại, với mục tiêu là xác lập dân chủ, tức là
    thừa nhận và đảm bảo thực hiện quyền lực của nhân dân. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước
    coi việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là sự
    nghiệp đổi mới của đất nước và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đang ngày càng
    phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu, từ đó khẳng định vị thế của Việt Nam trên thế giới.
    Trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì vấn đề cấp bách
    đặt ra là đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức. Chính vì lẽ đó, nhận rõ vai trò
    của giáo dục, đào tạo, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán với quan điểm “ con người là
    nguồn lực quý báu nhất, là trung tâm của sự phát triển. Phát triển giáo dục, đào tạo và khoa
    học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Cũng như nhiều nước, chúng ta đã tạo lập khung
    pháp lý và những chính sách làm cơ sở cho việc đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công
    chức. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng mục tiêu đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công
    chức trong sạch, có năng lực đang gặp nhiều khó khăn, những kết quả đạt được chưa tương
    xứng với những yêu cầu đặt ra. Đảng ta nhận định: “Công tác tổ chức, cán bộ chậm đổi
    mới, chưa đáp ứng yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý, điều
    hành của Nhà nước trong thời kỳ mới” [13]. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức
    còn dựa vào những định kiến chủ quan, chưa thực sự xuất phát từ yêu cầu công việc, tệ
    quan liêu, tham nhũng đang thực sự là vấn đề đáng lo ngại. Do vậy chúng ta chứ tích cực
    phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng những cán bộ, công chức có đức, có tài. Để khắc phục
    những tồn tại hiện nay và đáp ứng những yêu cầu của công cuộc đổi mới, vấn đề cấp bách
    là phải có chiến lược về con người, trong đó đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả đội
    ngũ cán bộ, công chức thực sự trở thành động lực cho sự phát triển của xã hội.
    Cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức nói chung thì việc đào tạo, bồi
    dưỡng đội ngũ công chức thanh tra ngành Tư pháp là một vấn đề cấp bách vì nói như Chủ


    tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ thanh tra là tai mắt của quần chúng” [26, tr.269]. Cán bộ thanh
    tra của ngành Tư pháp là một bộ phận quan trọng của cán bộ Nhà nước ta nói chung.
    Trong điều kiện cải cách hành chính, xây dựng một Nhà nước pháp quyền, hướng tới
    xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch và từng bước hiện đại hoá thì vai trò đào tạo
    đội ngũ công chức thanh tra càng có ý nghĩa quan trọng vì công tác thanh tra gắn liền với
    công tác quản lý nhà nước.
    Đội ngũ cán bộ thanh tra ngành Tư pháp được hình thành từ khi Bộ Tư pháp được tái
    lập năm 1982, cùng với sự nghiệp cách mạng của đất nước đội ngũ cán bộ thanh tra ngành
    Tư pháp đã làm tốt nhiệm vụ của mình. Song do nhiều nguyên nhân: đội ngũ cán bộ còn
    thiếu; pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực này chưa cụ thể, thống nhất; nhận thức về cán bộ
    ngành thanh tra còn thiếu nhất quán; bản thân cán bộ ngành thanh tra có những đồng chí
    còn non kém về nghiệp vụ, đạo đức, vì thế còn nhiều hạn chế trong công việc của mình.Vì
    vậy cần xây dựng được đội ngũ cán bộ thanh tra ngành Tư pháp đủ về số lượng và chất
    lượng; cần có cơ chế để bảo đảm cho đội ngũ cán bộ đó hoạt động có hiệu quả, hiệu lực.
    Là một cán bộ thanh tra ngành Tư pháp, bản thân tôi hiểu rất rõ tầm quan trọng của
    chức năng, nhiệm vụ của ngành mình. Thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua nhiều
    kênh thông tin, tôi thấy được những điểm mạnh, yếu của ngành. Để ngành Tư pháp
    ngày càng phát triển tôi chọn đề tài: “Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành
    Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” làm luận văn tốt
    nghiệp thạc sĩ ngành luật học.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Chủ nghĩa Mác-Lênin đã coi cán bộ là một vấn đề chiến lược, V.I.Lênin viết: Trong
    lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo
    được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ
    năng lực tổ chức và lãnh đạo phong trào. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tác phẩm: sửa
    đổi lề lối làm việc, Bác viết: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “cán bộ tốt thì mọi
    công việc mới tốt” và còn nhiều những bài viết, nói chuyện của Bác về lĩnh vực cán bộ .
    Đây là những quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
    lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và cán bộ thanh tra ngành Tư pháp nói riêng.


    Tại nước ta trong những năm gần đây, chủ đề nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
    công chức đã có nhiều sự quan tâm của nhiều nhà luật học. Ở mức độ và phạm vi khác nhau,
    đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố như: Đào tạo bồi dưỡng công chức hành
    chính Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh theo yêu cầu cải cách nền hành chính ở nước
    ta hiện nay của Nguyễn Mạnh Bình, 2001; Cơ sở khoa học của việc đào tạo bồi dưỡng cán
    bộ chính quyền cơ sở cấp xã của TS. Trần Quang Minh; Cơ sở lý luận và thực tiễn xây
    dựng đội ngũ cán bộ công chức của TS. Thang Văn Phúc, TS. Nguyễn Minh Phương. Nxb
    CTQG, 2005; Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân của TS Nguyễn
    Trọng Thóc Nxb CTQG, 2005; Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc giáo dục đội ngũ
    cán bộ, đảng viên hiện nay của TS Hoàng Trang, TS. Phạm Ngọc Anh, Nxb CTQG, 2004;
    Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, Nghiên cứu lý
    luận, số 9 của TS. Nguyễn Hữu Thanh, 2000; Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà
    nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của TS Trần Hậu Thành,
    Nxb CTQG, 2005; Những vấn đề pháp lý cơ bản của việc đổi mới tổ chức và hoạt động
    thanh tra nhà nước ở Việt Nam của Luận văn tiến sĩ luật học của Phạm Tuấn Khải; Thực
    trạng tổ chức và hoạt động thanh tra bộ, ngành, chuyên ngành ở nước ta của Luận văn
    tiến sĩ Phạm Văn Khanh, 1997
    Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp
    đến nhiều nội dung về đào tạo bồi dưỡng công chức theo yêu cầu Nhà nước Pháp quyền ở
    những mức độ và phạm vi khác nhau, tương ứng với những khoảng thời gian nhất định,
    giải quyết nhiều vấn đề bức xúc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu có hệ thống và tương đối đầy
    đủ về cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành
    Tư pháp đến nay vẫn chưa có công trình nào đề cập.
    3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    Mục đích của luận văn
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh
    tra ngành Tư pháp trên toàn quốc từ năm 1982 tới nay, luận văn đề xuất một số quan
    điểm và giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu
    của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
    3.2. Nhiệm vụ của luận văn


    Để đạt được mục đích nói trên, luận văn có một số nhiệm vụ sau:
    - Phân tích đặc điểm, vai trò, nhiệm vụ của công chức thanh tra ngành Tư pháp.
    - Phân tích thực trạng năng lực, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra
    Tư pháp trên toàn quốc; đưa ra những ưu điểm, khuyết điểm, từ đó rút ra những bài học
    kinh nghiệm.
    - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức
    ngành thanh tra trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
    tình hình đổi mới của đất nước ta hiện nay.
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    Lý luận về đào tạo công chức đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, nên luận
    văn chỉ tập trung nghiên cứu, luận giải cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng công tác đào
    tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp trên toàn quốc từ năm 1982 tới nay.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
    Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, những quan điểm, đường lối, chủ trương, chính
    sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức nói
    chung và công tác thanh tra nói riêng trên cơ sở xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
    quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của triết học duy vật biện chứng và triết
    học duy vật lịch sử. Bên cạnh việc sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
    sử, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp phân tích,
    tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn .
    5. Những đóng góp và ý nghĩa thực tiễn của luận văn.
    - Làm rõ một số quan điểm về đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra của ngành Tư
    pháp.
    - Chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức
    thanh tra ngành Tư pháp trên toàn quốc từ năm 1982 đến nay.
    - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao công tác đào tạo, bồi
    dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp trong thời gian.


    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    - Với kết quả đạt được, luận văn góp phần làm phong phú thêm lý luận về công
    tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nói chung và đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh
    tra ngành Tư pháp nói riêng, từ đó giúp cho những công chức đang trực tiếp làm công
    tác thanh tra trong ngành Tư pháp và những người làm nhiệm vụ quản lý công tác đào
    tạo, bồi dưỡng rút ra nhận thức chung về vấn đề này để nâng cao chất lượng, hiệu quả
    trong công tác thanh tra.
    - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy
    về lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Tư pháp.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương,
    6 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...