Chuyên Đề Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về lý luận chính trị theo quan điểm của Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về lý luận chính trị theo
    quan điểm của Hồ Chí Minh

    Là một nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp, Hồ Chí Minh nhìn thấy rất rõ vai trò của người cán bộ trong sự nghiệp cách mạng. Thường là với cách biểu đạt “gốc” và “ngọn” để chỉ rõ vị trí và vai trò của vấn đề, Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ là cái gốc của mọi công việc; rằng, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Người cán bộ, trong quá trình hoạt động, ít nhiều đều phải trải qua đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức khác nhau, mà Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng.

    Cho đến nay, ở Việt Nam, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thường là qua mấy hình thức sau đây:

    Một là, tự đào tạo, bồi dưỡng. Về hình thức này, tuy không qua trường lớp nhưng có kế hoạch, có ý thức học tập mọi lúc, mọi nơi, nhất là qua những thành công và thất bại trong công tác để rút ra những bài học cho bản thân mình.

    Hai là, được đào tạo, bồi dưỡng theo trường, lớp, có hệ thống. Trong thời kỳ cách mạng Việt Nam sau năm 1954, nhiều cán bộ của Trung ương, của địa phương, các ngành được đào tạo, bồi dưỡng theo cách này. Hệ thống các lớp đào tạo của Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc trước đây, nay là Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hình thức này. Không phải ngẫu nhiên mà Trường được mang tên Nguyễn Ái Quốc, mang tên Hồ Chí Minh, và không phải ngẫu nhiên Hồ Chí Minh quan tâm đặc biệt đến hoạt động của Trường. Nhiều minh chứng nói rõ điểm này, trong đó đặc biệt là Lời ghi ở đầu trang quyển Sổ vàng truyền thống của Trường, khi Hồ Chủ tịch đến thăm tháng 9-1949 và đọc Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khoá I của Trường ngày 7-9-1957.

    Ba là, vừa được đào tạo, bồi dưỡng theo trường lớp, vừa được rèn luyện trong thực tế, vừa là quá trình tự đào tạo.

    Nghiên cứu cuộc đời Hồ Chí Minh, chúng ta thấy bản thân Người đã trải qua cả ba hình thức đó, nhất là hình thức chủ yếu và thành công nhất của Người là tự đào tạo, rèn luyện trưởng thành trong thực tế, còn học ở trường lớp thực ra rất dang dở. Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Hồ Chí Minh quan tâm nhiều đến phương pháp đào tạo, bồi dưỡng lý luận Mác-Lênin cho cán bộ. Người rất thấm qua sự trải nghiệm của bản thân mình về sự tiếp nhận và vận dụng những điều đã học và tự học về chủ nghĩa Mác-Lênin trong cuộc đời.

    Trước hết, Hồ Chí Minh lưu ý đến việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận Mác-Lênin phải phù hợp với đối tượng. Hồ Chí Minh có những tri thức uyên bác chủ yếu là do tự học trong cuộc sống. Người rất chú ý đến đối tượng người học. Cách giảng giải cho người nghe, bao giờ Hồ Chí Minh cũng chú ý đến người nghe là ai. Điều đặc biệt là Người có thể đàm đạo những vấn đề lý luận hóc búa, những vấn đề khoa học, văn học, nghệ thuật với những chính khách, những văn nghệ sĩ có tên tuổi lớn trên thế giới. Hồ Chí Minh là bạn của Mácsen Casanh, Vayăng Cutuyariê, Hăngri Bácbuýt, Picátxô, v.v. Nhưng, Hồ Chí Minh cũng nói những vấn đề lý luận hóc búa cho cả người nông dân mù chữ hiểu được. Đọc lại tác phẩm Đường cách mệnh, chúng ta thấy toát lên mẫu mực tuyệt vời về phương pháp huấn luyện cho người học hiểu được về con đường cách mạng Việt Nam, phù hợp với đối tượng thanh niên trí thức Việt Nam yêu nước khi mới bắt đầu tiếp xúc với con đường cách mạng vô sản.

    Mục đích tuyên truyền, huấn luyện cho cán bộ cách mạng là làm cho người ta hiểu được, hiểu rồi thì hành động theo những điều đã hiểu, đúng như Hồ Chí Minh đã nêu “tuyên ngôn” về cách viết trong cuốn Đường cách mệnh: “Sách này muốn nói cho vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ. Chắc có người sẽ chê rằng văn chương cụt quằn. Vâng! Đây nói việc gì thì nói rất giản tiện, mau mắn, chắc chắn như 2 lần 2 là 4, không tô vẽ trang hoàng gì cả Sách này chỉ ao ước sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh. Văn chương và hy vọng sách này chỉ ở trong hai chữ: Cách mệnh! Cách mệnh!! Cách mệnh!!!”(1). Hồ Chí Minh thường hay phê bình việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách không thiết thực do không chú ý phù hợp đối tượng. Câu chuyện sau đây do chính Hồ Chí Minh kể lại là một thí dụ điển hình:

    “Nhớ hồi kháng chiến, có một lần Bác đi dự hội nghị về, thấy một số đồng chí
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...