Luận Văn Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Liên hệ thực tiễn tại huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH - NĂM 2012 - LỚP KH9NS

    MỞ ĐẦU
    I. Tính cấp thiết của đề tài
    Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu CCHC, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh luôn là nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu. Trong giai đoạn hiện nay, hơn bao giờ hết, đội ngũ cán bộ, công chức cần phải được đào tạo, bồi dưỡng toàn diện để trở thành những chủ thể quản lý nhà nước có nhân cách, có năng lực. Đây là nguồn lực có tính chất quyết định cho sự nghiệp cách mạng của đất nước trong thời đại mới.
    Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản chỉ đạo, định hướng, quy định, hướng dẫn đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Có thể kể ra như Luật cán bộ, công chức 2008, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ quy định về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Quyết định số 1734/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 8 năm 2011 về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015 Tuy vậy vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện nên kết quả đạt được còn chưa cao chưa xứng tầm với mong đợi, kỳ vọng đặt ra, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức.
    Đường lối đổi mới của Đảng từ Đại hội VI năm 1986 đã đem lại những bước đổi thay vô cùng to lớn cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Kinh tế không ngừng phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện theo hướng ấm no, hạnh phúc, vị thế đất nước ngày càng cao trên trường quốc tế là những kết quả khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước. Không nằm ngoài cung đường của sự nghiệp phát triển, qua thời gian về cơ bản đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp cách mạng, có kiến thức, có trình độ và năng lực hoạt động thực tiễn đã góp phần quan trọng vào thành công của công cuộc đổi mới đất nước. Nhưng bên cạnh đó, đội ngũ này còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế ở một số mặt như: tri thức, năng lực quản lý kinh tế, pháp luật, kỹ năng thực thi công vụ cũng như khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác quản lý
    Mặt khác, tinh thần, trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức còn yếu, không ít hiện tượng quan liêu, tham nhũng trong thực thi công vụ làm suy giảm hiệu lực ,hiệu quả và uy tín của bộ máy nhà nước, nhiều vụ việc gây thất thoát nghiêm trọng tài sản nhà nước, gây mất niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. So với yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ CNH-HĐH đất nước, yêu cầu của nền kinh tế tri thức, hội nhập toàn cầu, đòi hỏi cách ứng xử khôn khéo trong quan hệ quốc tế thì thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay rõ ràng còn bộc lộ rất nhiều hạn chế. Do đó cần phải tập trung nghiên cứu để thực hiện chương trình và đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay.
    Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Liên hệ thực tiễn tại huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp.
    II. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tiễn, khóa luận đánh giá thực trạng thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này tại huyện Phú Xuyên - Thành phố Hà Nội.
    III. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu và hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện Phú Xuyên - Thành phố Hà Nội qua đó chỉ ra những mặt đạt được, những hạn chế và xác định nguyên nhân hạn chế, bất cập cần khắc phục.
    - Đề xuất các giải pháp hiệu quả cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính trong huyện.
    IV. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nhiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
    Phạm vi nghiên cứu: Tập trung phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động thực hiện quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện Phú Xuyên - Thành phố Hà Nội năm trong thời gian gần đây mà cụ thể là năm 2010 và 2011.
    V. Phương pháp nghiên cứu
    Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
    Các phương pháp cụ thể sử dụng trong khóa luận là: Phương pháp khảo sát, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, tổng hợp để làm rõ đề tài nghiên cứu.
    VI. Kết cấu của Khóa luận
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, Khóa luận bao gồm 3 chương:
    Chương I. Cơ sở lý luận về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
    Chương II. Thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện Phú Xuyên - Thành phố Hà Nội.
    Chương III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện Phú Xuyên - Thành phố Hà Nội.


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    I. Tính cấp thiết của đề tài 1
    II. Mục đích nghiên cứu. 2
    III. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2
    IV. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nhiên cứu. 3
    V. Phương pháp nghiên cứu. 3
    VI. Kết cấu của Khóa luận. 3
    CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 4
    1.1. Một số khái niệm có liên quan. 4
    1.1.1 Khái niệm về cán bộ, công chức. 4
    1.1.2. Khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng. 6
    1.2 Yêu cầu đối với cán bộ, công chức trước sự phát triển kinh tế - xã hội 7
    1.3 Vai trò của đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức. 8
    1.4. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 12
    1.4.1. Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng. 12
    1.4.2 Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. 14
    1.4.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. 16
    1.4.4 Đánh giá đào tạo, bồi dưỡng. 18
    1.5 Hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. 19
    1.5.1 Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng. 19
    1.5.2 Các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. 20
    CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN PHÚ XUYÊN - TP HÀ NỘI 22
    2.1. Tổng quan về tổ chức bộ máy hành chính huyện Phú Xuyên - Thành phố Hà Nội 22
    2.1.1 Cấp huyện. 22
    2.1.2 Cấp xã. 23
    2.2 Căn cứ pháp lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 24
    2.3 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. 26

    2.3.1 Cấp huyện. 26
    2.3.2. Cấp xã. 30
    2.4 Thực trạng thực hiện quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tại huyện Phú Xuyên - Thành phố Hà Nội 32
    2.4.1 Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 32
    2.4.2 Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 33
    2.4.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. 35
    2.4.4 Đánh giá đào tạo, bồi dưỡng. 36
    2.5 Kết quả thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện Phú Xuyên - Thành phố Hà Nội 37
    2.6 Đánh giá hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện Phú Xuyên -Thành phố Hà Nội thời gian qua. 43
    2.6.1 Về thực hiện theo quy trình đào tạo, bồi dưỡng. 43
    2.6.2 Về hình thức và phương pháp đào tạo. 46
    2.6.3 Về kết quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. 47
    CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN 53
    HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN PHÚ XUYÊN - TP HÀ NỘI 53
    3.1 Định hướng đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. 53
    3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện Phú Xuyên - Thành phố Hà Nội 55
    3.2.1 Các giải pháp về thể chế. 55
    3.2.2 Các giải pháp về tổ chức. 56
    3.2.3 Các giải pháp về con người 58
    3.2.4 Các giải pháp về tài chính. 59
    3.2.5 Giải pháp liên quan đến các bước trong quy trình đào tạo, bồi dưỡng 60
    KẾT LUẬN 67
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...