Luận Văn Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức chính quyền địa phương ở tỉnh Quảng Ninh

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    ĐTBD, CBCC nhà nước là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên được Đảng, Nhà nước ta quan tâm. Công tác ĐTBD, xây dựng đội ngũ CBCC, trong đó có đội ngũ CBCC hành chính các cấp lần đầu tiên được đề cập đến một cách toàn diện trong Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa VII. Tiếp đó, Nghị quyết Hội nghị trung ương 5 khóa X về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước cũng đã chỉ rõ cần “đổi mới phương thức và nội dung các chương trình ĐTBD CBCC sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính”. Nhằm đẩy mạnh ĐTBD, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính, của CBCC, Luật CBCC được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua nhấn mạnh “Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức có trách nhiệm xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch ĐTBD để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức”. Nhằm hướng dẫn, triển khai thi hành Luật, Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2010/NĐ-CP về ĐTBD công chức. Nghị định quy định cả ĐTBD trong nước và ngoài nước. Nội dung ĐTBD công chức trong nước gồm có: lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng QLNN, quản lý chuyên ngành; tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. Nội dung ĐTBD công chức ở nước ngoài gồm có: kiến thức, kỹ năng quản lý HCNN và quản lý chuyên ngành; kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế. Theo Điều 7 của Nghị định, chương trình ĐTBD công chức trong nước được chia làm 3 loại: chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức; chương trình ĐTBD theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành.
    Thời gian qua, công tác ĐTBD CBCC nói chung, công chức hành chính các cấp nói riêng của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu đáng kể, giúp cho trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC ngày càng được nâng cao, bộ máy các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn, ngày càng thích ứng với xu thế phát triển mới của tỉnh với tư cách là trung tâm kinh tế vùng và cả nước. Sự đóng góp quan trọng của đội ngũ công chức hanh chính các cấp góp phần xây dựng môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho đầu tư sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cuộc sống của người dân, đưa Quảng Ninh trở thành một tỉnh phát triển kinh tế năng động, xã hội ổn định, một cực quan trọng của vùng tam giác phát triển phía Bắc. Tuy nhiên, trong thực tế, do những nguyên nhân khác nhau, công tác ĐTBD CBCC ở Quảng Ninh vẫn còn những hạn chế, ảnh hưởng tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ của tỉnh, nhất là trong điều kiện và tình hình mới.
    Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác ĐTBD CBCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, vì vậy là một yêu cầu bức thiết. Điều này đã được khẳng định trong các văn bản chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Quảng Ninh và cũng phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong tiến trình cải cách hành chính. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới phương thức và nội dung các chương trình ĐTBD CBCC sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính. Thông qua ĐTBD chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng hành chính, đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động của cơ quan hành chính ”.
    Để góp phần nâng cao chất lượng ĐTBD, khắc phục những hạn chế, tìm ra những phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng ĐTBD đội ngũ công chức hành chính các cấp của tỉnh Quảng Ninh, tác giả lựa chon đề tài “ĐTBD CBCC chính quyền địa phương ở tỉnh Quảng Ninh”

    MỤC LỤC
    [TABLE="class: cms_table_cms_table, width: 636"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHẦN MỞ ĐẦU[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG[/TD]
    [TD]10[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức[/TD]
    [TD]10[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.1. Khái niệm chung về CBCC chính quyền địa phương[/TD]
    [TD]10[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.2 Khái niệm chung về ĐTBD CBCC chính quyền địa phương[/TD]
    [TD]14[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng[/TD]
    [TD]23[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.1. Sự quan tâm của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị[/TD]
    [TD]23[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.2. Tính khoa học của quy hoạch, kế hoạch ĐTBD[/TD]
    [TD]24[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.3. Tính khoa học, hợp lý trong việc lựa chọn chương trình, cơ sở đào tạo bồi dưỡng để cử công chức tham gia ĐTBD[/TD]
    [TD]25[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.4. Thực hiện chế độ, chính sách ĐTBD[/TD]
    [TD]28[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức[/TD]
    [TD]30[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.1. Chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng và Nhà nước[/TD]
    [TD]30[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.2. Nội dung công tác ĐTBD CBCC[/TD]
    [TD]32[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4. Kinh nghiệm của một số nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức[/TD]
    [TD]34[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4.1. Hệ thống đào tạo công chức của Trung Quốc[/TD]
    [TD]34[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4.2. Đào tạo và sử dụng công chức ở Ốt-xtrây-li-a[/TD]
    [TD]39[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4.3. Về công tác ĐTBD công chức ở một số nước khác[/TD]
    [TD]41[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tiểu kết Chương 1[/TD]
    [TD]44[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
    CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở TỈNH QUẢNG NINH[/TD]
    [TD]46[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Đặc điểm đội ngũ cán bộ, công chức và những yếu tố đặc thù tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Quảng Ninh[/TD]
    [TD]46[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.1. Đặc điểm đội ngũ cán bộ, công chức và những yếu tố đặc thù tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Quảng Ninh[/TD]
    [TD]46[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.2. Những nét đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức[/TD]
    [TD]51[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Quảng Ninh thời gian qua[/TD]
    [TD]53[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo[/TD]
    [TD]53[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.2. Xây dựng và phát triển các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng[/TD]
    [TD]56[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.3. Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên[/TD]
    [TD]61[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.4. Quy hoạch và cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng[/TD]
    [TD]62[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3. Một số nhận xét, đánh giá chung[/TD]
    [TD]66[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.1. Những kết quả tích cực của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức[/TD]
    [TD]66[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân[/TD]
    [TD]68[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tiểu kết Chương 2[/TD]
    [TD]75[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỈNH QUẢNG NINH[/TD]
    [TD]78[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Những vấn đề đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh Quảng Ninh[/TD]
    [TD]78[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020[/TD]
    [TD]78[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.2. Mục tiêu ĐTBD CBCC Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015[/TD]
    [TD]83[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Phương hướng nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn Quảng Ninh[/TD]
    [TD]85[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.1. Đào tạo, bồi dưỡng bám sát yêu cầu nhiệm vụ cụ thể đặc thù của tỉnh Quảng Ninh[/TD]
    [TD]85[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.2. ĐTBD tạo ra được sự thay đổi về chất trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn[/TD]
    [TD]88[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.3. Đổi mới nhận thức về trách nhiệm của Nhà nước trong ĐTBD; kết hợp ĐTBD với huấn luyện công chức[/TD]
    [TD]89[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3. Một số giải pháp[/TD]
    [TD]91[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị đối với công tác ĐTBD[/TD]
    [TD]91[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.2. Tăng cường quản lý ĐTBD CBCC[/TD]
    [TD]92[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.3 Hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập[/TD]
    [TD]93[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.4. Đổi mới về nội dung chương trình, giáo trình và tài liệu phục vụ giảng dạy[/TD]
    [TD]94[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.5. Hoàn thiện chế độ, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng[/TD]
    [TD]97[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.4. Một số kiến nghị[/TD]
    [TD]98[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KẾT LUẬN CHUNG[/TD]
    [TD]100[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TÀI LIỆU THAM KHẢO[/TD]
    [TD]103[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="bgcolor: #FAFAFA"]PHỤ LỤC[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...