Tài liệu Đạo Học Lão-Trang: Nguồn Hạnh Phúc. Chương III: Thế nào là một Đạo sĩ ?

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trang Tử gọi Đạo sĩ là Chân Nhân (Người chân thật). Ta hãy xem ông viết về Chân Nhân trong thiên Đại Tông Sư trong Trang Tử Nam Hoa Kinh.


    “Thế nào là bậc Chân nhân?


    Bậc Chân nhân ngày xưa không nghịch với ai, dù là thiểu số, không cầu công, không cầu danh. Người như vậy, mất không tiếc, được không mừng; lên cao không biết sợ, xuống nước không bị ướt, vào lửa không bị cháy là vì sự biết của họ đã lên đến Đạo rồi!


    Bậc Chân nhân ngày xưa ngủ không mộng mị, thức chẳng lo âu, ăn không cầu ngon, thở hít thì thâm sâu. Hơi thở của Chân nhân thì thấm đến gót chân, còn hơi thở người thường thì dừng nơi cổ họng; kẻ muốn khuất phục người (ham biện bác) thì lời nghẹn nơi cuống họng. Lòng tham dục mà càng sâu thì cái máy trời nơi ta càng nông.


    Bậc Chân nhân ngày xưa không ưa sống không ghét chết; lúc ra không hăm hở; lúc vào không do dự; thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi; không quên lúc bắt đầu, không cầu lúc sau chót. Nhận lãnh thì vui với đó, mà quên đi khi phải trở về. Đó gọi là không lấy cái tình người mà chống với lẽ Đạo nơi mình, không lấy cái “người” nơi mình mà làm trở ngại lẽ “trời” nơi mình. Thế gọi là Chân nhân. Nhờ được thế mà lòng họ luôn luôn vững vàng, cử chỉ điềm đạm, gương mặt bình thản; lạnh như mùa thu, mà ấm như mùa xuân: mừng giận luân chuyển như bốn mùa, nên cùng vạn vật hợp nhau, không biết đến đâu là cùng. Bởi vậy, bậc Chân nhân dụng binh, làm mất nước mà không làm mất lòng người; làm lợi và ban bố ân trạch đến muôn đời mà không phải vì yêu người.


    Nên chi, kẻ nào còn vui thích trong việc cầu thân và thông cảm với người đời, kẻ ấy chẳng phải là bậc Thánh; kẻ nào còn người thân, chẳng phải là bậc Nhân; kẻ nào còn tính toán đến thời cơ, chẳng phải là bậc Hiền; kẻ nào không thông suốt được điều lợi hại, chẳng phải là người quân tử; kẻ nào làm theo danh mà bỏ mất mình chẳng phải là kẻ sĩ; kẻ nào làm mất mạng, không rõ cái lẽ chân thật nơi mình, cũng chẳng phải là kẻ để sai khiến được người vậy


    Bậc Chân nhân ngày xưa, thấy như người có nghĩa mà không bè đảng; thấy như không đủ mà không thọ lãnh bên ngoài. Họ khuôn thước mà không cứng rắn, lòng họ thì rộng rãi hư không mà không thích việc phù hoa. Họ hớn hở như có vẻ vui sướng, nhưng bình tĩnh. Hành động thì tự nhiên, gây được lòng cảm mến bằng sắc mặt hiền hòa, và làm cho người người kính nể vì cái đức của họ. Bề ngoài thì có vẻ hòa nhã với mọi người, mà kỳ thực, lòng họ cách xa với thế nhân. Họ thích sống một mình, không nói gì với ai, như quên cả lời nói. Hình phạt theo họ là cần, nhưng họ áp dụng hình phạt một cách khoan hậu. Lễ, theo họ là phụ thuộc, chỉ dùng để đừng đụng chạm với đời thôi. Họ thuận theo thời, theo việc. Đối với họ, ưa ghét là một, nghĩa là họ không yêu mà cũng không ghét ai; họ xem cả thảy là một, như Trời, nhưng cũng phân biệt những gì phân chia giả tạo như Người. Và như vậy Trời và Người (nơi họ) không nghịch nhau. Bởi vậy mới gọi họ là Chân nhân. “


    Điểm khác biệt của Đạo sĩ và người thường là Đạo sĩ thấy mình là Đạo, là cái hỗn độn âm dương, không có gì phân biệt, không có bản tính gì cả. Cái không bản tính này dĩ nhiên có mặt không, mặt không là mặt trái của mặt có, cho nên Đạo sĩ thấy mình là cái không. Đây là điểm suy ra tất cả. Biết một suy ra biết tất cả là đây. So với người thường thì người thường cho là, hy vọng là mình là cái tốt, hay có mặc cảm tự ti, mặc cảm tội lỗi mình là cái xấu. Đây chính là sự khác biệt của Đạo sĩ đối với tất cả. Vì Đạo sĩ thấy mình là cái không nên không yêu mình, nhưng cũng không ghét bản thân. Vì thấy ai cũng là Đạo, là cái hỗn độn tốt xấu nên Đạo sĩ không ghét ai, dù là thiểu số. Vì làm tốt là làm xấu nên Đạo sĩ không thèm cầu lợi, danh. Đại khái cũng làm việc, kiếm tiền để sống, nhưng làm việc om xòm để được nổi tiếng thì Đạo sĩ không thèm. Tham nhũng, ăn cắp, lãng phí, v.v . những tội lỗi ấy Đạo sĩ lấy làm xa lạ. Đạo sĩ không phải là cái tốt cho nên lấy làm xa lạ khi người khác cung phụng mình theo kiểu tham nhũng. Cũng vì thấy tiền là Đạo, là cái hỗn độn tốt xấu nên Đạo sĩ không yêu mà cũng không ghét tiền. Không yêu tiền thì không thèm ăn cắp, ăn hối lộ gì cả mà là năng lực làm tới đâu thì hưởng tới đó, không bao giờ thèm báo cáo láo ăn chênh lệch. Vì thế Đạo sĩ là hạng thật thà. Nhân vì thấy tiền không phải là cái tốt, không yêu tiền cho nên “mất không tiếc, được không mừng”. Ở hoàn cảnh nào Đạo sĩ cũng ung dung, an nhiên, tự do, bình thản. Ví như đang đi trên thuyền giữa biển mênh mông mà thuyền lủng thì Đạo sĩ cũng không sợ chết. Chết thì thôi chứ không sợ. Có sống thì có chết, sống và chết là một. Đạo là cái hỗn độn giữa sống và chết, con người nào cũng mang sẵn mầm bệnh, cũng chứa sẵn cái chết bên trong, Đạo sĩ đã thấy trước, cho nên luôn bình thản. Vì thế mà Trang Tử viết “lên cao không biết sợ, xuống nước không bị ướt, vào lửa không bị cháy là vì sự biết của họ đã lên đến Đạo rồi! “ Đạo sĩ vào nước thì cũng ướt, vào lửa thì cũng cháy như ai. Họ là những người bình thường, vẫn tuân theo các quy luật vật lý nhưng giá như đe dọa họ nhấn vào nước cho chết, đốt lửa cho chết thì họ không sợ. Bằng chứng cho việc này là Trang Tử nghèo túng quá phải đi vay lúa, cũng bị đói như ai, chứ không đến mức thần thánh vào lửa không cháy. Trang Tử là người bình thường, chứ không phải là “Nam Hoa Lão Tiên” như Đạo Giáo thần hóa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...