Tài liệu đạo giáo và văn hoá việt nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẠO GIÁO VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM
    Đạo giáo được hình thành trong phát triển nông dân khởi nghĩa vùng Nam Trung Hoa vào thế kỷ II sau công nguyên, cơ sở lý luận của nó là Đạo gia, đó là triết thuyết do Lão Tử và Trang Tử đề xướng và hoàn thiện. Bởi vậy còn gọi là học thuyết Lão - Trang.
    Công lao của Lão Tử chính là đã học thuyết hoá những tư tưởng triết lý của truyền thống văn hoá nông nghiêp phương Nam. Đạo của Lão Tử là một khái niệm trừu tượng chỉ cái tự nhiên, cái có sẵn một cách tự nhiên “người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước tự nhiên”. Nó là nguồn gốc của vạn vật. Đức là biểu hiện cụ thể của Đạo trong từng sự vật. Đạo sinh ra vạn vật, nhưng làm cho vật nào thành ra vật ấy là tồn tại được trong vũ trụ là do Đức. Sự sinh hoá từ Đạo ra Đức, từ Đức trở về ở Lão Tử thấm nhuần sâu sắc tinh thần biện chứng âm dương của triết lý nông nghiêp. Được chi phối bởi luật quân bình âm dương, vạn vật tồn tại theo lẽ tự nhiên một cách hợp lý, công bằng, chu đáo và do vậy mà màu nhiệm. Từ đây, Lão tử suy ra triết lý sống tối ưu là muốn làm việc gì, phải đi từ điểm đối lập, phải vô vi (không làm). Vô vi không có nghĩa là hoàn toàn không làm gì, mà là hoà nhập với tự nhiên đừng làm gì thái quá. Vì làm gì thái quá thì theo luật âm đương “vật cực tác phẩm” kết quả thu được còn tệ hại hơn là hoàn toàn không làm gì.
    Mãi đến Trang Tử (khoảng 369 - 286 TCN) học thuyết của Lão Tử mới lại được người đời chú ý. Trong lĩnh vực nhận thức và lĩnh vực xã hội, Trang Tử đã phát triển tư tưởng biện chứng của Lão Tử. Nhưng điều quan trọng là ông đã đề xuất biện pháp đẩy phép vô vi với chủ trương sống hoà mình với tự nhiên của Lão Tử tới mức cực đoan thành chủ yếu thoát thế tục, trở về xã hội nguyên thuỷ “núi không đường đi, đầm không cầu thuyền, muôn vật chung sống, làng xóm liên tiếp cùng ở với cầm thú”.
    Trong hoàn cảnh loạn li cuối thời Đông Hán (thế kỷ II) tư tưởng của Lão Tử cộng với chất duy tâm mà Trang Tử đưa vào đã trở thành cơ sở cho việc thần bí hoá đạo gia thành đạo giáo. Đạo giáo trong những thế kỷ sau đã tạo thêm nhiều kinh sách, đoàn hội, nghi lễ và pháp thuật mới nhưng vai trò cơ bản của đạo giáo trong lịch sử Trung Hoa vẫn dựa vào triết học của Đạo học và các nghi lễ, các thần tiện, đạo sĩ và công cuộc tìm kiếm sự trường sinh bất tử.
    Nội dung Đạo của Khổng tử không mang tính cách mạng và mới mẻ so với đạo lý truyền thống Trung Hoa. Theo ông, mọi sự tồi tệ là vì người ta vi phạm các giá trị đạo đức truyền thống mà nguyên do là sự xa rời những mẫu mực xã hội thời chu. Các vương hầu cai trị đất nước bằng các hình phạt và luật pháp hà khắc, vì vậy đã làm cho dân chúng căm hờn. Điều đó làm con người ta phải trở về với những nguyên tắc đạo đức căn bản được ban bố vào đầu thời Chu.
    Con người phải có “nhân”, trong mỗi người đều tiềm tàng nhân tính căn bản, điều khiển mọi người hành động ích kỷ và có hại cho người khác là ảnh hưởng của sự rối loạn trạt tự xã hội và sự vô đạo đức của người cầm quyền.
    Dân cần có kỷ luật mà tốt nhất là tu nhân theo truyền thống cổ nhân. Đây là then chốt của thuận hoà, thái bình và thịnh vượng.
    Khổng Tử dẫn học trò của mình nghiên cứu các kinh điển của các vua hiền minh đời trước. Nguyên tắc hàng đầu trong lối sống là lễ nghi và các hiến tế với các bậc tổ phụ. Cái cốt yếu của khuôn phép là đạo hiếu của con cháu với ông bà, cha mẹ. Mục đích của việc thực hành lễ là lập nên những mối quan hệ khuôn phép với gia đình và xã hội. Khi những quan hệ bên ngoài nề nếp thì bản chất bên trong cũng vào khuôn phép thực hành theo lễ là để hướng tới Nhân.
    Khổng Tử gọi những gì ông truyền dạy và thực hành là Đạo để chỉ các phép tắc chuyển vận của trời đất, tuân theo Đạo là để giữ hoà thuận với tổ tiên và quỷ thần, hài hoà với các khí âm dương và Ngũ hành.
    Nhưng mối quan tâm của Khổng Tử không phải là những khía cạnh mà ta coi là “tôn giáo” của Đạo như: thượng đế, quỷ thần, các mãnh lực tự nhiên mà là đời sống con người trong khuôn khổ gia đình và xã hội. Ông nói “Chưa biết thờ người thì làm sao biết thờ thần”, “chưa biết cái sống thì làm sao biết cái chết”. Chất tôn giáo sâu xa nằm trong niềm xác tín của ông rằng trời là đấng tối thiên trị “Đạo của ta mà thành được đó là mệnh. Nếu không thành được, đó là mệnh khuông phó liêu làm gì được mệnh”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...