Luận Văn Đạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 24/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận đạo đức
    Đề tài: Đạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh Liên hệ thực tế( công ty univer Việt Nam)
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    A.MỞ ĐẦU . 1
    I. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 3
    1.1 Khái niệm đạo đức kinh doanh 3
    1.2 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh 3
    1.3. Ý nghĩa của việc thực hiện tốt đạo đức kinh doanh 4
    1.4 Thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam 6
    II. Trách nhiệm xã hội 7
    2.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội . 7
    2.2. Các quan niệm về trách nhiệm xã hội: . 7
    2.4. Một số vấn đề nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp có ý thức thực hiện trách nhiệm xã hội 8
    2.5 Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 10
    III: Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh 10
    IV: Liên hệ thực tế( công ty univer Việt Nam) 11
    4.1 Giới thiệu về công ty Unilever Việt Nam . 11
    4.2 Hoạt động thực tế và kết quả của việc thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của công ty Unilever Việt Nam 12
    KẾT LUẬN . 20


    ​A.MỞ ĐẦU

    Đạo đức và trách nhiệm xã hội rõ ràng là những vấn đề không thể thiếu trong kinh doanh. Nhưng thực tế lại cho thấy rằng những vấn đề này chưa được doanh nghiệp chú ý. Thật khó mà thuyết phục doanh nghiệp thực hiện tốt các vấn đề đạo đức và trách nhiệm bằng những luận cứ dựa trên lợi ích kinh tế trước mắt. Bài viết này muốn thuyết phục rằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích mang tính chiến lược cho các doanh nghiệp. Đạo đức và trách nhiệm xã hội không chỉ là những vấn đề gây tốn kém và bó buộc mà còn có thể là những cơ hội tiềm tàng trong kinh doanh cho những ai nhận ra và đón bắt được. Xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần thiết yếu của chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ động hơn trong việc thực hiện. Khi đó, những vấn đề này không còn là một gánh nặng hay điều bắt buộc mà là nguồn và cơ sở của những thành công.
    Trong thời đại ngày nay, do sự phát triển ngày càng cao của nhận thức con người về những hậu quả khó lường của các tiến bộ kỹ thuật cũng như kinh tế, nhất là sau những thảm họa về môi trường do nền công nghiệp gây ra trong vài thập niên gần đây, các nhà doanh nghiệp ngày càng bị áp lực khi buộc phải giải trình và thuyết minh về các phương pháp sản xuất mà mình sử dụng, cũng như về cứu cánh của các hoạt động mình. Người tiêu dùng ngày nay đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải có “ý thức trách nhiệm công dân” nhiều hơn. Chính vì thế, gần đây người ta không chỉ nói tới “đạo đức kinh doanh”, mà còn đề cập thêm khái niệm “đạo đức quản trị” (management ethics) hiểu theo nghĩa là một nền đạo đức nằm ngay trong bản thân tổ chức của doanh nghiệp, trong việc quản lý các mối quan hệ nội bộ cũng như quan hệ với cộng đồng và môi trường sinh thái ở bên ngoài.
    Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh, bởi nó mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể: khẳng định thương hiệu doanh nghiệp trong lòng khách hàng và tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đóng vai trò người kiến tạo lòng trung thành nơi khách hàng bằng những giá trị đạo đức rất "phong cách", và nó sẽ đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu và gây được thiện cảm trong lòng dân chúng, họ sẽ bán hàng nhiều hơn gấp nhiều lần.
    Khẳng đinh thương hiệu
    Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một công cụ tạo lợi thế cạnh tranh đặc thù cho doanh nghiệp, thì "niềm tin càng trở nên cần thiết. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trở thành nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu thật sự mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc có được sự sâu đậm trong việc "chia sẻ tâm trí" với người tiêu dùng song hành với sự "chiếm lĩnh thị phần"!
    I. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
    1.1 Khái niệm đạo đức kinh doanh
    - Khái niệm: Đạo đức kinh doanh được hiểu là những chuẩn mực, nguyên tắc được xã hội cũng như giới kinh doanh thừa nhận, là những quy định về hành vi, quan hệ nghề nghiệp giữa các nhà quản trị với nhau, hay giữa các nhà quản trị với xã hội trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh, giúp cho các nhà quản trị xử sự một cách trung thực và có trách nhiệm với cộng đồng và với nhau
    1.2 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh
    · Tính trung thực
    Sự trung thực là một trong những chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Tronh kinh doanh không những phải trung thực ở những việc lớn, mà còn phải trung thực cả trong những việc nhỏ nhất. Câu tục ngữ Việt Nam “một sự bất tín, vạn sự bất tin”, muốn nhắn gửi tới các nhà quản trị không nên “tham bát bỏ mâm”, vì những món lợi nhỏ trước mắt của riêng mình mà quên đi lợi ích của người khác, để rồi làm mất đi uy tín và sự tin cậy của cộng đồng đối với công việc làm ăn lâu dài. Thứ nhất, trung thực với các nhà đầu tư và người tiêu dùng. Thứ hai, cải thiện ngày một tốt hơn tình hình nội bộ hãng bằng cách gia tăng tinh thần trách nhiệm và lợi ích của các nhân viên, giảm biến động đội ngũ cán bộ, tăng năng suất lao động . Thứ ba, đánh bóng thương hiệu một cách chuyên nghiệp và thực chất. Cuối cùng, xử lý một cách bài bản những việc liên quan tới cổ phiếu và tài chính - chỉ có ứng xử thật đàng hoàng với luật pháp thì mới có thể tạo dựng tương lai lâu dài và bền chắc cho hãng.
    · Tôn trọng
    - Đối với những người cộng sự và dưới quyền, nhà quản trị cần tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác.
    -Đối với khách hàng: Tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ
    -Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội
    -Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt
    Các thương hiệu nổi tiếng thường là những thương hiệu của các nhà quản trị biết tôn trọng đạo đức kinh doanh
    · Giá trị và sự công bằng
    -Trong mối quan hệ kinh doanh, sự khác biệt quan trọng giữa một quyết định quản trị thông thường với một quyết định hướng đạo đức thể hiện một mặt ở chỗ những thông lệ không còn được coi là cơ sở ra quyết định, mà người ra quyết định phải gánh vác trách nhiệm cân nhắc về giá trị và đảm bảo sự công bằng trong những hoàn cảnh không giống bất kỳ trường hợp nào đã gặp trước đó; mặt khác nhấn mạnh vào giá trị con người (giá trị tinh thần) khi ra quyết định. Vì vậy quan điểm về giá trị và triết lý đạo đức về sự công bằng luôn đóng vai trò cực kì quan trong trong các quyết định liên quan đến đạo đức
    1.3. Ý nghĩa của việc thực hiện tốt đạo đức kinh doanh
    *) Đạo đức trong kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh.
    Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực đạo đức xã hội. Không một pháp luật nào, dù hoàn thiện đến đâu chăng nữa cũng có thể là chuẩn mực cho mọi hành vi của đạo đức kinh doanh. Nó không thể thay thế vai trò của đạo đức kinh doanh trong việc khuyến khích mọi người làm việc thiện, tác động vào lương tâm của doanh nhân. Bởi vì phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần, trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ nhà nước, chế độ xã hội . Mặt khác, pháp luật càng đầy đủ, chặt chẽ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao, càng hạn chế được sự kiếm lời phi pháp. Tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại . khi bị phát hiện sẽ bị pháp luật điều chỉnh, lúc này “hiện tượng kiện tụng buộc người ta phải cư xử có đạo đức”.
    Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ do chất lượng của bản thân các sản phẩm dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu do phong cách kinh doanh của doanh nghiệp. Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến sự thành bại của tổ chức. Đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy, trở thành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp. Chẳng phải vô cớ mà khoảng 15 năm nay một ngạn ngữ Ấn Độ được lưu truyền trong giới doanh nghiệp ở các nước phát triển: “gieo tư tưởng gặt hành vi, gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tư cách, gieo tư cách gặt số phận”.
    *) Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp.
    Phần thưởng cho một doanh nghiệp có quan tâm đến đạo đức là được các nhân viên, khách hàng và công luận công nhận là có đạo đức. Phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết định kinh doanh bao gồm hiệu quả trong các hoạt động hàng ngày tăng cao, sự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện, đưa ra quyết định đúng đắn hơn, sự trung thành của khách hàng và lợi ích về kinh tế lớn hơn. Các tổ chức phát triển được một môi trường trung thực và công bằng sẽ gây dựng được nguồn lực
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...