Chuyên Đề đạo đức trong thành lập doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    ĐẠO ĐỨC TRONG THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
    ​Đạo đức kinh doanh thực tế của một doanh nghiệp thường thể hiện khi thành lập doanh nghiệp, tổ chức quản lý và khi chấm dứt một doanh nghiệp. Khi thành lập doanh nghiệp doanh nhân cần phân biệt rõ ràng các loại hình kinh doanh để đáp ứng đúng các yêu cầu đạo đức đã đề ra cho mỗi kiểu kinh doanh, phải khai báo trung thực, làm ăn công khai và nhất là tránh các ngành nghề mà pháp luật đã cấm.

    Khi khai báo thành lập và đăng ký kinh doanh các doanh nhân phải khai báo trung thực, chính xác và kịp thời. Khai báo đúng, đủ và trong thời hạn. Đối với một số ít các ngành nghề cần có chứng chỉ, có điều kiện hay đòi hỏi pháp định thì phải đáp ứng các điều kiện pháp luật đã đề ra. Làm ăn phải công khai, kinh doanh phải minh bạch. Người có đạo đức không làm ăn chui là loại kinh doanh lén lút, trốn thuế, trốn tránh nghĩa vụ đối với quốc gia, xã hội.
    Bổn phận kinh tế của doanh nghiệp là sản xuất và cung ứng hàng hóa - dịch vụ để có được lợi nhuận cần thiết. Nhưng bổn phận ấy chỉ thật sự hoàn thành khi lợi nhuận được phân bổ đúng đắn cho việc phát triển doanh nghiệp và phân phối đồng thời cho tất cả các thành viên liên quan nhằm không chỉ góp phần trực tiếp vào việc mở rộng sự tái tạo vĩ mô của các thành viên ấy mà còn gián tiếp vào sự tái sinh mở rộng xã hội. Vì thế, bổn phận kinh tế phải đi liền với bổn phận luân lý của doanh nghiệp, hiểu theo “nghĩa tối thiểu” là doanh nghiệp phải tuân thủ nền luân lý xã hội được thiết chế trong những quy định pháp lý của Nhà nước. Theo “nghĩa tối đa”, bổn phận trên chỉ được cáng đáng hoàn chỉnh khi doanh nghiệp không chỉ tôn trọng pháp chế mà còn góp phần vào việc pháp điển hóa những quy tắc kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển môi trường sống của xã hội (nôm na là góp sức vào việc xây dựng một “môi trường kinh tế rộng mở cho xã hội” chứ không phải là thủ thế độc quyền trục lợi hay/và thừa cơ “luật hở thì lách”!). Bổn phận đạo đức của doanh nghiệp được minh chứng thông qua những hành vi mang tính chất “tự nguyện”, nghĩa là những hoạt động “vị nhân” không nằm trong khuôn khổ các đòi hỏi thuộc bổn phận kinh tế và luân lý. Tính chất vừa nói cũng không nằm trong các “chương trình đóng góp từ thiện của doanh nghiệp” - thực chất vốn chỉ là những “hành xử quan hệ công cộng/PR” - mà khởi nguyên được thể hiện bởi sự ràng buộc giữa doanh nghiệp với chính lương tâm của nó trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh đối với tất cả mọi đối tác. Thí dụ: dựa vào sự bất đối xứng thông tin trong một cơ chế kinh tế tập quyền nhằm huyễn hoặc người tiêu dùng thì doanh nghiệp có thể không vi phạm luân lý xã hội - vì pháp chế không ngăn cấm - nhưng lại là một hành vi vô đạo đức trong kinh doanh vì mang tính chất “phỉ báng lương tâm nghề nghiệp”!
    Ở nước ta, "được tiến hành theo mô hình một nền kinh tế mở, cả trong nước và với nước ngoài", quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ được đẩy mạnh nhờ hợp tác, liên kết, liên doanh kinh tế. Khi hợp tác kinh tế thúc đẩy quá trình tiếp nhận đầu tư, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy xuất khẩu, mở lối vào thị trường quốc tế . thì vấn đề tương quan giữa các lợi ích và do đó vấn đề quan hệ đạo đức giữa các chủ thể kinh tế trở thành vấn đề có ý nghĩa hàng đầu. Ở trình độ của các quan hệ kinh tế hiện đại, khả năng và cơ hội hợp tác của một chủ thể kinh tế (một doanh nghiệp, một tập đoàn hay một quốc gia) không chỉ phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế - kỹ thuật (vốn, kết cấu hạ tầng, những khả năng trao đổi và tiếp nhận công nghệ .) mà còn phụ thuộc đáng kể vào phẩm chất đạo đức của chủ thể kinh tế đó. Sự tôn trọng lợi ích của đối tác, bản lĩnh thực hiện đầy đủ các hợp đồng, sự trung thực, việc bào đảm chất lượng hàng hóa . quy định danh dự của một doanh nghiệp. Đến lượt mình, danh dự ấy lại trở thành lợi thế cạnh tranh, nghĩa là lợi thế trong việc mua bán hàng hóa, dịch vụ, cũng như trong việc gọi vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, kinh doanh, đổi mới công nghệ.
    Chúng ta nhận thấy gần đây số vụ công ty vi phạm ở nước ta ngày càng tăng. Khi thành lập doanh nghiệp họ đã không khai báo chính xác những thông tin về công ty, cố tình khai báo sai về số vốn thực có của công ty và số thành viên cổ đông trong công ty. Họ cũng lập lờ trong việc khai báo hình thức kinh doanh và lãnh vực kinh doanh nhằm trốn tránh luật pháp và tạo điều kiện cho họ dễ dàng lừa gạt khách hàng. Và một trong những hình thức điển hình nhất của các công ty ở Việt Nam hiện nay là trốn thuế nhà nước và mua bán hoá đơn tài chính. Họ luôn luôn lập ra nhiều sổ kế toán để trốn tránh thuế nhà nước và chỉ nộp một số ít tiền thuế trong số tiền lãi của họ. Ngoài ra các công ty hiện nay cũng đang trốn tránh tiền BHXH của nhân viên của mình, họ chỉ đem nộp một số tiền nhỏ trong số lương thực lãnh của nhân viên. Ví dụ: 1 nhân viên có số lương là 3tr, nhưng khi họ đóng BHXH cho nhân viên này thì họ chỉ căn cứ vào lương cơ bản của họ là 1tr. Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân viên này. Để đảm bảo quyền lợi cho tất cả mọi người và có trách nhiệm nghĩa vụ với xã hội, các công ty nên đảm bảo tính công khai minh bạch các số liệu và đảm bảo đóng đầy đủ các khoản thuế, BHXH và các nghĩa vụ khác đối với quốc gia và xã hội.
     
Đang tải...