Tiến Sĩ Đạo đức Phật giáo với công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013
    MỤC LỤC
    CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN 1
    MỞ ĐẦU . 2
    Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6
    1. Về triết học - tôn giáo, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và
    Nhà nước về tôn giáo . 7
    2. Về đạo đức, đạo đức Phật giáo, đạo đức xã hội và giáo dục đạo đức . 10
    3. Về lịch sử Phật giáo Việt Nam, lịch sử Phật giáo Đàng Trong 17
    4. Về giáo dục đạo đức Phật giáo cho tín đồ trẻ tuổi và mô hình Gia đình Phật tử . 19
    5. Những vấn đề Luận án có thể kế thừa hoặc tiếp tục giải quyết qua khảo cứu các
    công trình liên quan đã được tổng quan 22

    Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO 24
    2.1. Một số vấn đề lý luận chung về đạo đức và giáo dục đạo đức tôn giáo . 24
    2.1.1. Mối quan hệ giữa đạo đức xã hội và đạo đức tôn giáo 24
    2.1.2. Khái lược về đạo đức Phật giáo Ấn Độ . 31
    2.2. Nền tảng triết học của đạo đức Phật giáo . 34
    2.2.1. Thế giới quan có tính vô thần của Phật giáo . 34
    2.2.2. Nhân sinh quan tiến bộ và độc đáo của Phật giáo . 37
    2.2.3. Sự thống nhất giữa đạo đức với nhận thức luận và giải thoát luận trong đạo
    đức Phật giáo 46
    2.3. Vai trò của đạo đức Phật giáo trong giáo dục đạo đức ngày nay 52
    2.3.1. Đạo đức Phật giáo đề cao việc hoàn thiện đạo đức cá nhân . 53
    2.3.2. Phật giáo đề cao đạo đức gia đình và góp phần hoàn thiện đạo đức xã hội . 55
    2.3.3. Đạo đức Phật giáo góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường 59
    2.3.4. Đạo đức Phật giáo nhấn mạnh sự thực hành . 61

    Chương 3. PHẬT GIÁO THỪA THIÊN HUẾ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ
    TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THANH THIẾU NIÊN TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO . 70
    3.1. Khái lược sự hình thành, phát triển và đặc trưng của Phật giáo Thừa Thiên Huế . 70
    3.1.1. Khái lược các giai đoạn phát triển của Phật giáo Thừa Thiên Huế . 70
    3.1.2. Một số đặc trưng nổi trội của Phật giáo Thừa Thiên Huế . 74
    3.2. Gia đình Phật tử - một mô hình giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo 81
    3.2.1. Giới thiệu Gia đình Phật tử . 81
    3.2.2. Cơ cấu và tổ chức của Gia đình Phật tử 84
    3.2.3. Gia đình Phật tử Thừa Thiên Huế - mô hình tu học của thanh thiếu niên
    tín đồ Phật giáo 87
    3.3. Vai trò của Phật giáo Thừa Thiên Huế trong công tác giáo dục thanh thiếu niên
    tín đồ Phật giáo 88
    3.3.1. Vai trò thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo Thừa Thiên Huế trong truyền thống
    và hiện nay 88
    3.3.2. Đạo đức Phật giáo - nội dung cốt lõi trong công tác giáo dục thanh thiếu niên
    tín đồ Phật giáo Thừa Thiên Huế hiện nay . 97
    3.3.3. Gia đình, xã hội - những chủ thể cùng tham gia giáo dục đạo đức thanh thiếu niên
    tín đồ Phật giáo Thừa Thiên Huế 113
    Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁOTRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THANH THIẾU NIÊN TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO THỪA THIÊN HUẾ 125
    4.1. Cơ hội và thách thức đối với thanh thiếu niên Thừa Thiên Huế trong quá trình
    hội nhập quốc tế . 125
    4.2. Một số giải pháp nhằm phát huy đạo đức Phật giáo thông qua Gia đình Phật tử
    đối với công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo Thừa Thiên Huế . 128
    4.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức 128
    4.2.2. Nhóm giải pháp về công tác thực tiễn . 139
    KẾT LUẬN . 149
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ . 152
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Phật giáo là một tôn giáo lớn, du nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu Công Nguyên và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc. Tinh thần từ bi, bình đẳng, khoan dung, cứu khổ . của Phật giáo là những giá trị có sức cảm hóa lớn khiến cho Phật giáo lan tỏa rộng khắp và phát triển ở Việt Nam tới hôm nay. Những giá trị ấy hòa quyện với giá trị đạo đức truyền thống, góp phần hình
    thành quan niệm, lối sống và nhân cách con người Việt Nam. Ngày nay chúng vẫn có ý nghĩa không nhỏ trong việc tham gia góp phần chấn hưng đạo đức xã hội nói chung và giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên nói riêng nếu được vận dụng và chuyển tải vào cuộc sống một cách có phương pháp, có tổ chức. Huế được mệnh danh là “kinh đô Phật giáo”, bởi số lượng “tín đồ Phật giáo và những người có tín ngưỡng Phật giáo chiếm khoảng 85% dân số” [123, tr.5], bởi sự mật tập chùa chiền và cả lối sống, phong tục tập quán mang nặng “tính chất” Phật giáo. Trải qua các triều đại phong kiến, qua các quá trình bình ổn và phát triển đất nước, ở Huế Phật giáo luôn được chú trọng. Phật giáo đã đóng góp cho Huế nói riêng và văn hoá dân tộc nói chung một di sản văn hoá khá đồ sộ, cũng như lưu giữ khá nguyên vẹn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc và của người Huế. Ngày nay, Phật giáo ảnh hưởng tới nhiều mặt đời sống, văn hoá, xã hội; nhiều chuẩn giá trị đạo đức Phật giáo có ý nghĩa đối với việc xây dựng con người xã hội và trở thành lối sống của cộng đồng cư dân Huế, góp phần định hướng giáo dục thế hệ trẻ tín đồ Phật giáo ở Thừa Thiên Huế (từ đây viết tắt là TT Huế).
    Trong những năm 30 của thế kỷ XX, trước chính sách “đồng hoá để trị” của thực dân Pháp, ở Huế đã xuất hiện phong trào Chấn hưng Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Phật giáo TT Huế và người dân Huế lúc đó đã xây dựng được tổ chức Phật Phổ Hoá - tiền thân của Gia đình Phật tử (từ đây sẽ viết tắt là GĐPT) ngày nay - với mục đích giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên tín đồ Phật tử, góp phần chấn chỉnh sự suy thoái đạo đức xã hội. Sau khi ra đời, GĐPT ngày càng khẳng định vai trò của nó trong đời sống thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo. Đặc biệt 20 năm trở lại đây, sự phát triển của GĐPT đã tạo môi trường thuận lợi cho sự kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà
    trường và các đoàn thể xã hội đối với lớp tín đồ trẻ tuổi. Tuy nhiên, để đánh giá, phát huy hiệu quả của đạo đức Phật giáo trong giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo thì việc nghiên cứu đầy đủ về GĐPT ở TT Huế cần phải tiếp tục đặt ra. Mặt khác, trong bối cảnh đất nước đang hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện kinh tế thị trường định hướng XHCN với những thành tựu cơ bản về chính trị, kinh tế, xã hội . nhưng trong xã hội nhiều chuẩn mực đạo đức cũng bị tác động, bắt đầu xuất hiện sự phân cực mạnh về ý thức giá trị, đạo đức, lối sống. Một số chuẩn mực truyền thống có nguy cơ bị phá vỡ, đạo đức xã hội xuống cấp, tội phạm gia tăng trong tuổi vị thành niên . tạo thành mối lo lắng cho từng gia đình và xã hội. Ngoài ra, trong xu hướng dân chủ hoá xã hội ngày càng được mở rộng, thanh niên có nhiều cơ hội lựa chọn hướng phát triển, song họ cũng chính là đối tượng nhạy cảm nhất trước những tác động đa chiều, tốt, xấu đan xen. Mong muốn bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp cũng đang trở thành một nhu cầu, một khuynh hướng chống lại mặt trái, mặt tiêu cực xuất hiện trong xã hội kinh tế thị trường không chỉ của Nhà nước, của người dân bình thường mà của cả các tín đồ Phật giáo. Trong bối cảnh như vậy, giáo dục đạo đức thanh thiếu niên trong đó có thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo, đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của Phật giáo nói riêng cũng như toàn xã hội ở TT Huế. Việc nắm bắt, nghiên cứu đạo đức Phật giáo với quan điểm khoa học gắn liền với công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo qua các tổ chức giáo dục xã hội, các hội, đoàn tôn giáo và GĐPT nhằm xây dựng một thái độ đúng đắn, tạo sự đồng thuận xã hội trong việc giáo dục đạo đức luôn là vấn đề thiết thực và có ý nghĩa lâu dài.
    Bản thân tác giả luận án là người Huế, có quá trình công tác nhiều năm trong hệ thống Đoàn Thanh niên Cộng sản (từ nay viết tắt là TNCS) Hồ Chí Minh và có một số công trình nghiên cứu về thanh thiếu niên và GĐPT ở giác độ chính trị học và công tác Thanh vận. Tác giả đang giảng dạy Triết học, Quản lý Nhà nước về văn hóa, tôn giáo nên càng mong muốn được nghiên cứu mối quan hệ giữa đạo đức Phật
    giáo với công tác giáo dục qua thực tiễn mô hình GĐPT, với hy vọng góp phần hoàn thiện lý luận chung và tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức thanh thiếu niên tín đồ (Phật giáo).

    Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Đạo đức Phật giáo với công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế hiện nay” làm Luận án Tiến sĩ.
    2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
    2.1. Mục đích
    Luận án nghiên cứu công tác giáo dục đạo đức thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo ở TT Huế, trên cơ sở làm rõ đạo đức Phật giáo và những giá trị cơ bản của nó cần được kế thừa và phát huy trong sự kết hợp với các tổ chức xã hội nhằm hoàn thiện hơn nữa việc giáo dục đạo đức thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế hiện nay.
    2.2. Nhiệm vụ
    Thứ nhất: Khái quát nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo và vai trò của những giá trị tích cực của chúng đối với cá nhân (tín đồ) và xã hội qua công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ và thực tiễn xây dựng và phát triển GĐPT; Thứ hai: Khái quát về Phật giáo Huế và làm rõ vai trò giáo dục đạo đức của nó trong công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế qua GĐPT;
    Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp về nhận thức và thực tiễn đối với các chủ thể giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo ở TT Huế cũng như các địa phương có Phật giáo trong cả nước qua mô hình GĐPT.
    3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của luận án
    Luận án tập trung nghiên cứu và đánh giá về giáo dục đạo đức Phật giáo cho đối tượng đặc biệt là thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế hiện nay qua mô hình GĐPT, do đó phạm vi nghiên cứu là:
    Về đối tượng nghiên cứu, luận án tập trung vào đối tượng thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo và chủ yếu là đoàn sinh trong GĐPT.
    Về mặt không gian, luận án giới hạn trong phạm vi tỉnh TT Huế.
    Về thời gian, luận án giới hạn nghiên cứu về công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo trong giai đoạn hiện nay trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có trước đây và cập nhật về giáo dục thanh thiếu niên Phật giáo.

    4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu
    Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo, đạo đức tôn giáo và giáo dục thế hệ trẻ; đồng thời vận dụng các phương pháp khoa học xã hội: logic - lịch sử, so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp. Bên cạnh đó đề tài còn kết hợp các phương pháp nghiên cứu liên ngành: Triết học, Sử học, Văn học, Giáo dục học, Nhân học tôn giáo với phương pháp khảo sát, điều tra chọn mẫu và đối chứng của Xã hội học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...