Tài liệu đạo đức kinh dề hiểu

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẠO ĐỨC KINH DỀ HIỂU


    Lời giới thiệu

    Có một tác phẩm mà đã là người biết Hán học không ai không đọc, không ai không phục, nhưng cách giải thích từng
    câu trong tác phẩm này lại rất khác nhau. Trên hai nghìn năm nay sách chú giải có hàng trăm, sách dịch ra tiếng nước
    ngoài cũng không ít hơn, nhưng vẫn chưa có sự nhất trí về nội dung những câu mang tính chất triết học nhất. Đó là
    quyển Đạo Đức Kinh, một tác phẩm kinh điển của văn hóa Trung Hoa, bên cạnh quyển Luận Ngữ, tác phẩm kinh điển
    của Nho giáo. Tôi gọi nó là sách kinh điển của văn hóa Trung Hoa vì Nho giáo, Phật giáo, Pháp gia hay Đạo giáo đều
    vay mượn khá nhiều ở đấy, và chữ “Vô” làm nền tảng cho nó thuấn nhuần cả thi pháp, tự pháp, họa pháp, nhạc pháp,
    cách dinh dưỡng, y học, thậm chí cả ma thuật. Cho nên việc hiểu nó là hết sức cần thiết.

    Có một điều đáng chú ý là ở phương Tây ảnh hưởng của Lão Tử là to lớn hơn ảnh hưởng của Khổng Tử rất nhiều, số
    bản dịch ở Pháp theo Thu Giang trong Lão Tử, Đạo Đức Kinh là hơn 60 quyển và trong những bài giảng về triết học
    của Hegel, Lão Tử được đánh giá rất cao, nhưng Khổng Tử không được xem là nhà triết học. Ở Việt Nam trừ GS
    Cao Xuân Huy ra, tôi thấy ảnh hưởng của Lão Tử trong tư tưởng, triết học, văn học không rõ cho lắm. Trái lại, ảnh
    hưởng Trang Tử lại rất lớn và không một nhà Nho Việt Nam nào lại không chịu đôi chút ảnh hưởng Trang Tử. Theo tôi,
    điều này một phần do các sách chú giải đã thần bí hóa tác phẩm, mà các nhà Nho Việt Nam tuy đều thuộc Đạo Đức
    Kinh, vì sách này rất mỏng chỉ có 5000 chữ, nhưng đều xa lạ với cách nhìn khách quan, lạnh lùng của tác giả.

    Là người mê bách gia chư tử năm 18 tuổi, tôi đã đọc Đạo Đức Kinh hàng chục lần, nhưng chỉ hiểu được một nửa, cái
    nửa có thể nói, ai cũng hiểu như nhau. Còn về nửa kia, dù tôi có đọc đủ mọi bản Đạo Đức Kinh mà tôi tìm được với
    những chú giải của Vương Bật, Trần Tụ, Cao Hanh nếu như ở chỗ này tôi có hiểu rõ hơn, thì ở chỗ khác tôi lại thấy
    không chấp nhận được. Tự kiểm điểm mình, tôi thấy tôi là anh chàng duy lý, cho nên bất kỳ cách giải thích nào nghe ra
    huyền bí tôi đều thấy chối. Tôi ngờ rằng cách giải thích không khỏi chịu ảnh hưởng của Đạo giáo, điều mà sau này thấy
    rất rõ khi nghiên cứu Đạo giáo Trung Hoa.

    Để giải quyết băn khoăn, tôi đọc các bản dịch ra một số ngôn ngữ phương Tây mà tôi quen. Tôi vẫn thấy mình không
    hài lòng. Người thì biến ông ta thành một người báo trước Thiên chúa giáo, người thì chuyển ông ta thành nhà triết học
    trực giác luận, người mượn ông ta để bênh vực thần bí luận. Ngay bản dịch gần đây nhất, năm 1995, do Giáp Văn
    Cường dịch, Trần Kiết Hùng hiệu đính, vẫn mang một tên gọi tiêu biểu Lão Tử, Đạo Đức huyền bí.

    Vào khoảng năm 1951, nhờ anh Trần Đức Thảo, tôi học triết học cổ điển và hiện đại của Đức. Tôi bắt đầu hiểu Đạo
    Đức Kinh một cách khác. Nhờ có học ngôn ngữ học tôi nhận ra điều dưới đây.

    Sở dĩ các bản chú thích, và các bản dịch có chỗ không làm tôi tin vì các học giả có xu hướng quan niệm các khái niệm
    do Lão Tử đặt ra là những từ kép, có một nội dung siêu hình như: vô vi, huyền tẫn, cốc thần, huyền đức, thiên môn,
    thường vô, thường hữu Đồng thời, người ta có xu hướng hiểu cách diễn đạt theo lối ẩn dụ, nói chuyện bóng gió.
    Điều này một phần do chỗ các học giả có xu hướng giải thích Đạo Đức Kinh theo Nam Hoa Kinh của Trang Tử. nhưng Điều này một phần do chỗ các học giả có xu hướng giải thích Đạo Đức Kinh theo Nam Hoa Kinh của Trang Tử. nhưng
    đọc kỹ Trang Tử, tôi lại thấy Trang Tử là người duy tâm chủ quan. Mặt khác, tôi thấy các sách triết học Tiên Tần rất ít
    đặt ra những từ kép có nội dung triết học, cố nhiên trừ Trang Tử. Như vậy, nếu như Đạo Đức Kinh là một tác phẩm
    thời Chiến Quốc và chắc chắn là trước tác phẩm của Trang Tử thì khó lòng Trang Tử hóa được tác phẩm được.

    Tôi lại giải mã tác phẩm theo quan điểm tách mọi từ kép kia thành những từ đơn, rồi giải thích theo nghĩa đen, không
    chấp nhận nghĩa bóng. Nói khác đi, tôi đọc với đôi mắt của trẻ thơ như tác giả yêu cầu. Cuối cùng tôi trở về cái nguyên
    mộc chưa bị đẽo gọt và công bố bản Đạo Đức Kinh dễ hiểu mà các bạn đang đọc.

    Trong bản dịch này, mọi từ do Lão Tử sáng tạo đều bị tách ra, hiểu theo nghĩa mộc. Sở dĩ tôi giữ từ “Vô vi”, chẳng qua
    từ này quá thông dụng, nếu đổi sẽ bị phản ứng. Còn nội dung của “Vô vi” là làm theo cái Vô. Cái Vô đây theo cách lý
    giải của tác giả đồng thời là cái đạo tự nhiên, cái đạo với chữ Đ hoa, cũng không có gì là huyền bí. Nó không có nghĩa
    là làm không bị ham muốn riêng lôi cuốn mà là làm theo cái tự nhiên trong trời đất và trong lòng người. Chính vì làm
    theo “Vô vi” mà khiến mọi người làm vì chính vì như họ yêu cầu, do đó mình không nhọc sức mà không có gì không làm
    được. Cách này không khác cách nói quen thuộc của ta “Dễ trăm lần không dân cũng chịu; khó vạn lần dân liệu cũng
    xong” là bao nhiêu.

    Trong bản dịch này, mỗi chương đều có phần phiên âm chữ Hán được sao lại theo những bản có uy tín nhất, sau đó
    có phần dịch rất sát để bạn đọc tự kiểm tra. Tự thân bạn đọc sẽ thấy câu nào cũng sâu sắc, cũng hay và sẽ hiểu tại
    sao tác phẩm này lôi cuốn người ta đến như thế. Cũng chính để chứng minh điều ấy, nên tôi cố tình không thêm chú
    thích nào hết. Điều chứng minh quả táo tồn tại là tôi ăn nó. Đưa thêm chú giải nào có khó gì, nhưng việc gì phải làm
    chuyện rắc rối? Nếu như tác giả có gan viết một tác phẩm triết học bằng một ngôn ngữ mộc mạc nhất ta có thể hình
    dung được, vậy cớ gì tôi lại biến ông ta thành con người nói không ai hiểu, nếu không có những chú thích dài dòng?
    Tôi chỉ thêm ngoặc đơn là phần có trong bản dịch nhưng không có trong nguyên bản để đọc cho xuôi, và một vài chữ
    trong ngoặc chéo để chú thích, hoặc là do nghĩa của từ quá đặc biệt, hoặc vì thực tế có thể xa lạ với chúng ta.

    Bây giờ tôi thử dùng ngôn ngữ học chứng minh tại sao tác phẩm này lại khó dịch đến thế. Nó khó dịch không phải vì tư
    tưởng khó hiểu mà vì tác giả là người đầu tiên ở Trung Hoa đã thực hiện một hành động cực kỳ táo bạo là tư biện triết
    học bằng một ngôn ngữ đơn tiết khi nó chưa tiếp thu những kinh nghiệm của các ngôn ngữ biến tố để đổi mới cách
    diễn đạt, kinh nghiệm mà nó sẽ tiếp thu từ tiếng Sanskrit để tạo nên những bản dịch kinh Phật nổi tiếng và văn phong
    của Tống Nho.

    Tiếng Hán ở thời tác giả cũng đại khái như tiếng Việt trước khi tiếp xúc với tiếng Pháp. Một sự kết hợp như “anh em”
    có thể có bảy nghĩa khác nhau. Nếu là danh từ kép thì nó sẽ có nghĩa tương đương với “các bạn”, tức là một danh từ
    tập thể; nếu là một tính từ nó sẽ có nghĩa tương đương với “thân mật”; nếu là động từ nó sẽ có nghĩa là “chơi bời thân
    thiết”. Một khi nó là hai danh từ tách biệt nhau nó sẽ có nghĩa là “anh của em”, “anh và em”. Còn một khi “em’ được
    xem như một đại từ nhân xưng thì nó lại có nghĩa là “anh của tôi”, “anh của mày”. Giải thích cách nào cũng ổn. Để tránh
    những hiểu lầm như vậy trong tiếng Việt hiện đại, chúng ta “dán nhãn” cho sự kết hợp này bằng cách thêm những yếu
    tố ngữ pháp để xóa bỏ mọi sự hiểu lầm: “các anh em, rất anh em, vẫn anh em, anh của em, anh và em, anh của tôi,
    anh của mày”. Đây là một quá trình tự phát nhưng nhìn kỹ nó cũng là một biểu hiện của “Vô vi”, rất phù hợp với ham
    muốn của mọi người để đạt đến một ngôn ngữ trong sáng, chính xác, một nghĩa, cho nên được mọi người chấp nhận
    và thành quy tắc của tiếng Việt hiện đại, điều mà các nhà thơ trước đây không hề làm. Dĩ nhiên, tôi phải dịch không chỉ
    Đạo Đức Kinh mà mọi tác phẩm Hán cổ bằng một tiếng Việt có “dán nhãn” như vậy. Ngày còn trẻ, tôi có tham vọng
    dịch Bách gia chư tử thành tiếng Việt hiện đại, ai cũng hiểu. Nhưng cái tham vọng ấy không được thực hiện vì không
    có kinh phí, dù ít nhất. Tuy chủ trương dịch ra tiếng Việt hiện đại không được một số người tán thành, nhưng tôi không
    thay đổi ý kiến vì tôi thấy các sách dịch Hán văn của ta không lôi cuốn được bạn đọc như lẽ ra phải như vậy. Tuy số
    sách dịch khuynh hướng nhiều, nhưng từ Trương Vĩnh Ký đến nay, ngoài các tiểu thuyết ra, các sách lý luận vẫn không
    được bạn đọc chú ý. Chính vì Hán cổ quá gần tiếng Việt cho nên ta cứ muốn diễn đạt theo lối phục chế trong khi tâm
    thức chúng ta đã Tây phương hóa rất nhiều và tiếng Việt đã mang một diện mạo về ngữ pháp không thể chối cãi
    được.

    Để làm cho một ngôn ngữ phi tư biện như tiếng Hán có thể diễn đạt một nội dung triết học, Lão Tử bắt buộc phải sử
    dụng những biện pháp dưới đây:

    a) Cùng một khái niệm là Đạo, được gọi bằng nhiều biểu đạt khác nhau, khi muốn nhấn mạnh một khía cạnh cá biệt.
    Do đó Đạo, Nhất, Cốc thần, Thực mẫu, Vô, Hữu thay thế Đạo tùy theo nội dung từng câu muốn nhấn mạnh mặt nào
    đó của Đạo.

    b) Sử dụng một lối văn xuôi mới mà ông là người đầu tiên khởi xướng. Đó là lối với chia câu ra từng vế đối chọi
    nhau, các vế này chỉ khác nhau có một hai chữ, nhưng về cơ bản là lặp lại của nhau, để mượn những chữ khác nhau
    này nêu bật cái mâu thuẫn trong tồn tại là điều tác giả cảm nhận cực kỳ sâu sắc. Chính cách diễn đạt này đã đã chuyển
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...