Thạc Sĩ Đạo đức công chức và vấn đề xây dựng đạo đức công chức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
    1.1. Những công trình nghiên cứu về đạo đức, đạo đức công vụ, công chức ở nước ta 6
    1.2. Những công trình nghiên cứu về đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta . 13
    1.3. Những nghiên cứu liên quan đến phương hướng và giải pháp xây dựng đạo đức công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta . 22
    Kết luận chương1 .29
    Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG CHỨC VÀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY . 30
    2.1. Khái niệm công chức, đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức . 30
    2.2. Tính tất yếu của việc xây dựng đạo đức công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta 49
    2.3. Những chuẩn mực và nguyên tắc xây dựng đạo đức công chức Việt Nam 58
    Kết luận chương2 76
    Chương 3. THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC CÔNG CHỨC VÀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÔNG CHỨC Ở NƯỚC TA . 78
    3.1. Những thành tựu đạt được và hạn chế tồn tại của đạo đức công chức từ Đại hội VI đến nay 77
    3.2. Những thành tựu đạt được và hạn chế tồn tại trong xây dựng đạo đức công chức từ Đại hội VI đến nay 95
    Kết luận chương 3 .128
    Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY . 129
    4.1. Phương hướng xây dựng đạo đức công chức trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 130
    4.2. Một số giải pháp chủ yếu xây dựng đạo đức công chức trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 135
    Kết luận chương4 .149
    KẾT LUẬN 150
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 152
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 153
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Để thực hiện mục tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, bảo đảm quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, một trong những nhiệm vụ trước mắt được Đại hội lần thứ XI của Đảng đề ra là “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân” [20, tr.143]. Đây được coi là vấn đề mấu chốt nhất, quan trọng nhất, cốt lõi nhất của công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia hiện nay. Bởi lẽ trong cấu trúc nhân cách con người nói chung, nhân cách của cán bộ, công chức, viên chức nói riêng, đạo đức giữ vai trò hết sức quan trọng. Nó được coi là nhân tố cốt lõi của nhân cách.
    Thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính, trong thời gian qua đạo đức công chức và vấn đề xây dựng đạo đức công chức ở nước ta đã đạt được những thành quả nhất định, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền hành chính nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh.
    Công cuộc đổi mới đất nước mà Đảng và nhân dân ta thực hiện trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn. Với việc vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang tạo ra sự biến đổi căn bản về mọi mặt trong đời sống kinh tế – xã hội. Sự biến đổi đời sống vật chất tất nhiên sẽ dẫn đến sự biến đổi đời sống tinh thần của xã hội, trong đó có đạo đức và đạo đức công chức của cán bộ trong các cơ quan Nhà nước.
    Nếu đạo đức là thành tố cơ bản nhất của nhân cách thì đạo đức công chức là thành tố cơ bản nhất của nhân cách cán bộ trong các cơ quan Nhà nước, là đặc trưng cơ bản của đạo đức cách mạng. Đạo đức góp phần nâng cao hiệu quả công tác, sự tín nhiệm của nhân dân đối với từng người, cũng như đối với cả đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước, còn đạo đức công chức góp phần củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân vào chế độ chính trị. Vì vậy, việc nghiên cứu về đạo đức công chức không chỉ xuất phát từ nhu cầu xây dựng nền hành chính quốc gia vững mạnh mà còn là sự mong muốn và đòi hỏi của nhân dân ở “công bộc” của mình.
    Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đem lại những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, giáo dục và đời sống xã hội đã tạo ra những bước khởi sắc mới. Tuy nhiên, những tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường đang làm nảy sinh những vấn đề xã hội nhức nhối, như: tham nhũng, buôn lậu, tệ nạn xã hội gia tăng, lối sống thực dụng, kiếm tiền bằng mọi giá, . dẫn đến xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức, nhiều giá trị xã hội biến động, đảo lộn, mất phương hướng, phai nhạt lý tưởng, niềm tin, trong đó có một số khá lớn cán bộ công chức, làm ảnh hưởng không tốt đến niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội hiện nay.
    Trong thời gian qua, mặc dù đã có một số đề tài đề cập đến đạo đức công chức, nhưng chưa thực sự được quan tâm đúng mức nên nhiều vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo, cặn kẽ. Hơn nữa, cán bộ công chức là lực lư­ợng xã hội có vị trí, vai trò quyết định trong việc thể hiện và giữ vững bản chất chính trị của nhà n­ước, của xã hội. Muốn thể hiện được vị trí và vai trò quyết định đó, người cán bộ công chức phải hội đủ hai yếu tố: đạo đức và tài năng, trong đó đạo đức là gốc, là nguồn của mọi vấn đề liên quan đến con người.
    B­ước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, chúng ta ngày càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn ý nghĩa và vai trò quan trọng của đạo đức công chức. Cán bộ công chức là một lực lượng có vị trí và vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đòi hỏi mỗi cán bộ công chức phải thấm nhuần quan điểm tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là cội nguồn tư tưởng và sự định hướng giá trị đạo đức của cán bộ công chức, và ngay cả điều này, cũng cần phải được làm sáng tỏ để xây dựng đạo đức công chức ở nước ta hiện nay.
    Thêm vào đó, qua một số vụ án tham nhũng lớn gần đây, khiến chúng tôi càng trăn trở về vấn đề đạo đức của cán bộ công chức. Để thực hiện có hiệu quả phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải khắc phục tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh trong Đảng viên, cán bộ và nhân dân, không thể để tình trạng vì lợi cá nhân mà bất chấp cả danh dự và lương tâm nghề nghiệp. Cùng với việc xây dựng một cơ chế thực thi pháp luật nghiêm minh, cũng cần phải ra sức khích lệ tinh thần yêu mến nghề nghiệp và cương vị công tác của cán bộ công chức, lấy lương tâm, trách nhiệm, danh dự nghề nghiệp mà làm việc hợp với lẽ công bằng, phục vụ nhân dân và cống hiến cho xã hội.
    Qua thực tiễn của công cuộc cải cách và đổi mới đất nước trong những năm vừa qua, sự chuyển đổi của cơ chế kinh tế và sự hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, trong đó có vấn đề đạo đức công chức. Vì thế, chúng tôi chọn đề tài “Đạo đức công chức và vấn đề xây dựng đạo đức công chức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu, với mong muốn góp thêm ý kiến xây dựng cơ sở lý luận nhằm hoàn thiện nền đạo đức công chức Việt Nam nói riêng và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ nước nhà nước nói chung đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở giai đoạn mới.
    2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án
    2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
    Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức, luận án phân tích thực trạng của đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam qua đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp xây dựng đạo đức công chức trong giai đoạn hiện nay.
    2.2. Nhiệm vụ của luận án: Để thực hiện được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ sau:
    Thứ nhất, trình bày một số vấn đề lý luận về đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức ở nước ta.
    Thứ hai, phân tích, đánh giá, thực trạng đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam.
    Thứ ba, đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của việc xây dựng đạo đức công chức trong giai đoạn hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    Xuất phát từ những nhiệm vụ được nêu trên đây, trong phạm vi của luận án tiến sỹ triết học, tác giả tập trung nghiên cứu những tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức, nhấn mạnh đến những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân chủ yếu trên các lĩnh vực: thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức và chỉ giới hạn trong hoạt động công vụ của công chức hành chính Nhà nước từ khi đổi mới đến nay.
    4. Cơ sở lý luận và ph­ương pháp nghiên cứu của luận án
    4.1. Cơ sở lý luận của luận án
    Luận án được nghiên cứu dựa trên những quan điểm triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức công chức.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
    Luận án sử dụng phương pháp biện chứng duy vật; kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn; kết hợp phương pháp logíc và phương pháp lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh, .
    5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
    Luận án đã hệ thống hóa những chuẩn mực cơ bản của đạo đức công chức và những nguyên tắc xây dựng đạo đức công chức nhằm điều chỉnh hành vi của cán bộ công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
    Luận án đã đánh giá được thực trạng đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức qua đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả xây dựng đạo đức công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nư­ớc ta hiện nay.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề về đạo đức công vụ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường.
    Luận án cũng có ý nghĩa khuyến nghị cho việc xây dựng đạo đức công chức ở nước ta hiện nay.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án được chia làm 4 chương 10 tiết
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...