Tài liệu Đạo của quản lý - Lê Hồng Lôi

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
    Bộ môn Khoa học Quản lý
    _***_




    LÊ HỒNG LÔI
    ĐẠO CỦA QUẢN LÝ (375 trang)




    Người dịnh: ThS. Lại Quốc Khánh (tiết 1 và 2 - chương 4; chương 5, 6, 7, 8)
    Trần Thị Thuý Ngọc (chương 1,2,3, tiết 3 và 4 - chương 4)
    Người hiệu đính: Lương Gia Tĩnh


    Mục lục
    Trang
    Lời tựa Giáo sư Thành Trung Anh (Mỹ) . 6
    Lời nói đầu . 8
    Phần 1. Thời đại “Con người chính trị”
    Dẫn luận: Vấn đề “Con người chính trị” và trí tuệ quản lý. 9
    Aristote, Tuân Huống, Pháp trị và Nhân trị
    Chương 1. Trí tuệ quản lý Châu Âu . 16
    Thời kỳ Hy Lạp, La Mã cổ đại1 6
    Thời kỳ Trung cổ Chế độ thành bang, A ten, Hạn chế của chế độ dân chủ thành bang, Chế
    độ cộng hoà, Đế quốc La Mã, Đế quốc và đạo Cơ đốc. 27
    Thời kỳ Khai sáng Chế độ phong kiến, Giáo quyền và vương quyền, Quản lý của giáo hội,
    Chế độ quân chủ. 36
    “Quân chủ luận”, Chủ quyền và quốc gia, “Leviathan”, “Chính phủ luận”, Thuyết “Tam
    quyền phân lập”, Thuyết “Chủ quyền nhân dân”.
    Chương 2. Trí tuệ quản lý Trung Quốc 52
    Thời kỳ Tiên Tần . 52
    Truyền thuyết về Thánh vương, Phép lớn trị nước, Chế độ nhà Chu, Bách gia tranhminh,
    Nho gia, Mặc gia, Pháp gia, Đạo gia, Binh gia. Thời kỳ Tần, Hán, Tuỳ, Đường . 68
    Sự thống trị của Tần Thuỷ Hoàng, Lựa chọn thuật trị nước, Chế độ nhà Hán, Tính đa
    nguyên của tư tưởng thống trị, “Thời trị Trinh quán”, Chế độ nhà Đường. Thời kỳ Tống,
    Nguyên, Minh, Thanh . 82
    Phương lược thống trị tập quyền, Tân chính và tân pháp, “Tư trị thông giám”, Triết lý hoá
    tư duy chính trị, Chế độ quân chủ tuyệt đối, Trào lưu Khai sáng, Chế độ nhà Thanh, Cải
    lương và cách mạng.
    Phần 2. Thời đại “Con người kinh tế”
    Dẫn luận: Vấn đề “con người kinh tế” và lý luận quản lýBản tính tư lợi, Động vật phân
    công, Sự thay đổi thời đại . 99
    Chương 3. Lý luận quản lý kinh tế 109
    Giai đoạn “Cách mạng Smith” 109
    Chủ nghĩa trọng thương với chủ nghĩa trọng nông, Bàn tay vô hình, Tác dụng của chính
    phủ, David Ricardo, “Định luật Say”, Tổng hợp của Mill.
    Giai đoạn “Cách mạng biên” 122
    “Thuyết giá trị hiệu quả biên”, “Cân bằng Walras”, “Tối ưu của Pareto”, Tổng hợp của
    Marshall, Kinh tế học phúc lợi, Lý luận cạnh tranh độc quyền.
    Giai đoạn “Cách mạng Keynes” . 135
    Cống hiến của Keynes, “Chính sách hoá” lý luận Keynes, Chủ nghĩa tự do mới, “Lý luận
    kinh tế hỗn hợp”, Quản lý kinh tế hiện thực, Triển vọng tương lai.
    Chương 4. Lý luận quản lý xí nghiệp 153
    Lý luận quản lý cổ điển 153
    Cống hiến của Taylor, Phong trào quản lý khoa học, Nguyên tắc quản lý, Chức năng của
    quản lý, “Hệ thống quản lý hành chính lý tưởng”, Hệ thống hoá lý luận quản lý cổ điển.
    Lý luận khoa học hành vi 169
    “Thực nghiệm Hawthoroe”, Học thuyết quan hệ giữa người với người, Nhu cầu của loài
    người, Bản tính của loài người, Cá nhân - đoàn thể với tổ chức, Phương thức lãnh đạo.
    “Khu rừng lý luận quản lý” . 181
    Học phái kinh nghiệm, Học phái hệ thống hợp tác xã hội, Học phái lý luận quyết sách, Học
    phái hệ thống xã hội - kỹ thuật, Học phái hệ thống, Học phái lý luận quyền biến, Học phái
    số học, Học phái vai trò lãnh đạo, Học phái quá trình quản lý.
    “Thống nhất” với “Chỉnh hợp” . 199
    Hướng thống nhất lý luận quản lý, Trào lưu “Tổ chức văn hoá”, “Thống nhất” và sau “thống
    nhất”, Hướng chỉnh hợp lý luận quản lý. .
    Phần 3. Thời đại Con người văn hoá”
    Dẫn luận: Vấn đề “con người văn hoá” và ý niệm quản lý 208
    Con người: Động vật văn hoá; Văn hoá, khoa học với tri thức; Cuộc cách mạng kết hợp
    hoàn chỉnh về quản lý; ý niệm quản lý mới.
    Chương 5. Quản lý biến hoá 218
    ý niệm biến hoá 218
    Triết học về biến hoá, Dự báo biến hoá, Nắm bắt biến hoá, Sự biến hoá của kinh tế, Sự biến
    hoá của xã hội, Sự biến đổi của công tác quản lý.
    Quản lý biến hoá 233
    Biến hoá với quản lý chiến lược, Chiến lược cạnh tranh của xí nghiệp, Chiến lược thích ứng
    của xí nghiệp, Chiến lược tổng thể của xí nghiệp, Chiến lược phát triển quốc gia, Quản lý
    chiến lược toàn cầu.
    Sự biến hoá của quản lý 250
    Biến hoá với quản lý quyền biến, Sự quyền biến của kế hoạch, Sự quyền biến của tổ chức,
    Sự quyền biến của nhân sự, Sự quyền biến của lãnh đạo, Sự quyền biến của kiểm soát.
    Chương 6. Quản lý đổi mới . 270
    ý niệm đổi mới . 270
    Đổi mới và phát triển kinh tế, Đổi mới và tổ chức xí nghiệp, Đổi mới và tinh thần “nhà kinh
    doanh xí nghiệp”, Đổi mới kỹ thuật, Đổi mới chế độ, Đổi mới quản lý.
    Quản lý đổi mới 283
    Quản lý đổi mới sản phẩm, Quản lý đổi mới công nghệ, Quản lý đổi mới thị trường, Tổ
    chức đổi mới xí nghiệp, Công trình đổi mới tri thức, Hệ thống đổi mới nhà nước.
    Đổi mới quản lý 296
    Đổi mới quản lý kinh doanh, Đổi mới quản lý tổ chức, Đổi mới phương pháp quản lý, Đổi
    mới mô thức quản lý, Đổi mới chế độ quản lý, Đổi mới văn hoá quản lý.
    Chương 7. Quản lý chỉnh thể 313
    ý niệm chỉnh thể . 313
    Vũ trụ quan chỉnh thể, Lý luận hệ thống chung, Lý luận kết cấu hao tán, Lý luận siêu tuần
    hoàn, Hiệp đồng học, Hỗn độn học.
    Quản lý chỉnh thể . 329
    Phương pháp công trình hệ thống, Phương pháp công trình hệ thống “mềm”, Công trình hệ
    thống quản lý xí nghiệp, Công trình hệ thống quản lý kinh tế, Công trình hệ thống quản lý
    xã hội, Công trình hệ thống quản lý toàn cầu.
    Chỉnh thể quản lý . 346
    Chỉnh thể hoạt động quản lý, Chỉnh thể chức năng quản lý, Chỉnh thể quá trình quản lý,
    Chỉnh thể hành vi quản lý, Chỉnh thể quyết sách quản lý, Chỉnh thể hiệu quả quản lý.
    Chương 8. Quản lý hài hoà 364
    ý niệm hài hoà 364
    Quan niệm hài hoà của triết học Trung Quốc, Quan niệm hài hoà của triết học phương Tây,
    Hài hoà thân tâm, Hài hoà giữa người với người, Hài hoà giữa cá thể với quần thể, Hài hoà
    thiên nhân.
    Quản lý hài hoà 379
    Quản lý xí nghiệp mang tính hài hoà, Quản lý kinh tế mang tính hài hoà, Quản lý chính trị
    mang tính hài hoà, Quản lý xã hội mang tính hài hoà, Xung đột và hài hoà văn minh, Hài
    hoà và sự phát triển của nhân loại.
    Sự hài hoà của quản lý 397
    Sự hài hoà của tự quản lý, Sự hài hoà trong quản lý nhân tài, Sự hài hoà của quản lý hành
    vi, Sự hài hoà của quản lý khơi thông, Sự hài hoà của quản lý xung đột, Sự hài hoà của quản
    lý đa văn hoá.
    ____________

    Đôi nét về tác giả
    Giáo sư, tiến sĩ triết học Lê Hồng Lôi sinh năm 1952 tại huyện Kinh Hải, tỉnh Hải Nam,
    hiện là chủ nhiệm khoa Triết học trường Đại học Trung Sơn, năm 1999, đã vinh dự được
    nhận danh hiệu “Nhà khoa học xã hội ưu tú tỉnh Quảng Đông”.
    Giáo sư Lê Hồng Lôi đã xuất bản 6 bộ sách chuyên khảo:
    - Đạo của quản lý.
    - Triết học quản lý của Nho gia.
    - Quản lý hiện đại với trí tuệ Nho gia.
    - Tâm an - Sự thành.
    - Trí tuệ quản lý phương Đông.
    - Tân Đại lục trong hướng quản lý mới.
    Ngoài ra, giáo sư còn là dịch giả của một số tác phẩm về khoa học quản lý, triết học nước
    ngoài và là tác giả của hàng trăm bài báo khoa học.
    Giáo sư phụ trách những môn: Lịch sử triết học Trung Quốc, Triết học so sánh, triết học
    quản lý, nghiên cứu triết học quản lý Trung Quốc, triết học Khổng, Mạnh, Tuân, v.v
    Giáo sư Lê Hồng Lôi tốt nghiệp Đại học Quảng Tây tháng 1 năm 1982, năm 1983 thi đỗ
    nghiên cứu sinh tại Đại học Trung Sơn, năm 1986 nhận học vị thạc sỹ, năm 1991 nhận học
    vị tiến sỹ, từ 1994 đến 1995 nghiên cứu sau tiến sỹ tại Mỹ. Hiện nay, ông là giáo sư thỉnh
    giảng của Đại học Đông Tây Quốc tế Mỹ, nghiên cứu viên đặc biệt của Trung tâm cách tân
    văn hoá Canađa, nghiên cứu viên của trung tâm phát triển văn hoá Đâng - Tây Singapor,
    giáo sư kiêm nhiệm Đại học Quảng Tây, giáo sư thỉnh giảng của Đại học Sư phạm Quảng
    Tây, Tổng thư ký Hội triết học quản lý Trung Quốc Quốc tế.
    Thành quả nghiên cứu khoa học của giáo sư Lê Hồng Lôi có ảnh hưởng rộng rãi ở Trung
    Quốc và nhiều nước, từng nhiều lần giảng dạy ở Mỹ, Canada, Singapor, Đài loan, Hồng
    Kông. Những thành quả nghiên cứu về triết học quản lý Nho gia cũng như so sánh triết học
    quản lý Trung Quốc - phương Tây của giáo sư Lê Hồng Lôi chiếm vị trí hàng đầu trong giới
    khoa học Trung Quốc.
    Phương pháp nghiên cứu, học tập của giáo sư Lê Hồng Lôi là: “Học vấn tiên lập hồ kỳ đại
    giả; thượng học nhi hạ đạt, hạ học nhi thượng đạt”.

    Lời tựa
    (Lược dịch)
    Trong vòng 10 năm, sau khi nhận học vị tiến sỹ chuyên về triết học quản lý, giáo sư Lê
    Hồng Lôi đã xuất bản 5, 6 cuốn sách có liên quan đến triết học quản lý của Trung Quốc.
    Mỗi bộ sách của ông đều phát huy được tinh thần triết học quản lý của Trung Quốc và đã
    vạch ra được trí tuệ quản lý phương Đông, hơn nữa, về phương diện triết học quản lý của
    Nho gia, có thể nói đã đi sâu vào tinh hoa của nó. Gần đây, theo lời mời của Trung tâm phát
    triển văn hoá Đông - Tây Singapor, ông đã viết xong cuốn sách lớn “Đạo của quản lý”. Điều
    này không chỉ tạo ra những đóng góp mới mẻ đối với sự phát triển của triết học quản lý, mà
    còn có thể nói, trên cơ sở so sánh triết học quản lý của Trung Quốc với phương Tây, đã liên
    thông văn hoá và triết học của phương Đông với phương Tây.
    Sở trường của giáo sư Hồng Lôi về khoa học là giỏi về hội thông, tinh về tổ chức. Sở
    trường này, có thể nói, đã được phát huy cao độ trong cuốn sách mới của ông. Trong cuốn
    sách này, dựa trên sự phân biệt “con người chính trị”, “con người kinh tế”, “con người văn
    hoá”, ông đã thảo luận về sự khác biệt trong việc chuyển trao và kế thừa hai nền văn hoá lớn
    - Trung Quốc và Tây phương cũng như ba giai đoạn phát triển tư tưởng quản lý của nhân
    loại. Thời đại mà chúng ta đang sống hiện nay là thời đại phát triển khoa học kỹ thuật, và sự
    phát triển khoa học kỹ thuật đã kéo theo toàn cầu hoá kinh tế cũng như nhu cầu truy tìm căn
    nguyên, nhận thức sự tương đồng về văn hoá. Ngoài ra, cái gọi là văn hoá hiển nhiên không
    phải chỉ được hiểu là những quan niệm, hành vi văn hoá có tính khu vực hay đa nguyên, mà
    chỉ trí tuệ văn hoá có thể dung nạp, hội thông khoa học kỹ thuật với những giá trị nhân văn.
    Nền văn hoá nào có thể dung hợp và hội thông khoa học kỹ thuật với giá trị nhân văn, thì
    nền văn hoá đó là trí tuệ, và vì vậy mà có thể gọi là trí tuệ văn hoá hay văn hoá trí tuệ.
    Trong trí tuệ quản lý của “con người văn hoá”, điều không thể phủ nhận được là ham muốn
    quyền lực của “con người chính trị” và ham muốn tiền tài của “con người kinh tế” một cách
    tự nhiên vẫn đóng vai trò quan trọng, không thể mất đi. Nhưng điều quan trọng là, nếu như
    không có tác dụng dung hợp và hội thông của văn hoá, hoạt động quản lý của xã hội loài
    người sẽ vĩnh viễn không thể vượt qua sự đua tranh quyền lực và tiền tài để đạt tới tiến bộ,
    đạo đức và chính nghĩa.
    Giáo sư Lê Hồng Lôi đã phát huy được ý niệm quản lý đối với thế kỷ 21. Từ các phương
    diện quản lý tiến hoá, quản lý sáng tạo, quản lý chỉnh thể và quản lý hài hoà, ông đã thảo
    luận sâu về mô thức lý tưởng của quản lý văn hoá nhân loại thế kỷ 21. Đây là công việc vô
    cùng quan trọng, bởi vì điều mà nhân loại theo đuổi cuối cùng chính là bốn loại giá trị vũ trụ
    và giá trị nhân sinh cơ bản: biến hoá, sáng tạo, chỉnh thể và hài hoà. Hồng Lôi nhân đó đã
    luận bàn tính biến hoá, tính sáng tạo, tính chỉnh thể và tính hài hoà cuả quản lý. Những khái
    niệm này, chúng tôi đã đề cập đến trong cuốn “Lý luận C”, nhưng qua sự phân tích và trình
    bày sâu sắc, rõ ràng của giáo sư Hồng Lôi, có thể nói đã đặt một cơ sở vững chắc cho sự
    tiến bộ của triết học quản lý Trung Quốc .
    Thành Trung Anh (12/2/2000)


    Lời nói đầu
    Quản lý là hoạt động thực tiễn xã hội có tổ chức mà con người tiến hành để thực hiện mục
    đích nhất định. Lịch sử của hoạt động quản lý cũng lâu dài như bản thân sự tồn tại của con
    người. Đại khái khi con người tách ra khỏi giới động vật, lấy săn bắt các loại động vật khác
    làm phương thức mưu sinh, đã xuất hiện hoạt động tổ chức và quản lý nhất định. Nhưng,
    đối với sự tự giác của hoạt động quản lý, sự tổng kết của kinh nghiệm quản lý, sự hình
    thành tư tưởng quản lý, tất là chuyện của con người khi đã có văn tự để ghi chép.
    Con người vừa là chủ thể hoạt động quản lý, vừa là khách thể hoạt động quản lý. Vì vậy, bất
    cứ sự đề xuất tư tưởng quản lý nào đều không thể xa rời nhận thức về bản chất loài người.
    Mà nhận thức của loài người về bản chất của chính mình ở những thời đại khác nhau là khác
    nhau, vì thế mà đánh dấu trọng điểm của hoạt động quản lý thời đại đó. Thực chất, nhận
    thức về bản chất loài người chính là căn cứ để chúng ta vạch ra những thời đại quản lý nhất
    định.
    Nhận thức của con người về bản chất của chính mình có quan hệ trực tiếp với lĩnh vực đời
    sống xã hội loài người. Mọi người đều biết rằng, “chính trị”, “kinh tế’, “văn hoá” là ba lĩnh
    vực lớn của đời sống xã hội loài người, liên hệ qua lại với nhau, “con người chính trị”, “con
    người kinh tế”, “con người văn hoá”, tất là ba nội dung nhận thức của con người về bản chất
    của mình.
    Hơn 2000 năm trước, học giả Hy Lạp cổ đại là Aristote với nhận thức “con người là động
    vật chính trị” đã vạch ra thời đại “con người chính trị“ trong lịch sử quản lý nhân loại.
    Hơn 200 năm trước, học giả Anh quốc là Adam Smith với nhận thức “con người là động vật
    kinh tế” đã mở đầu thời đại “con người kinh tế” trong lịch sử quản lý nhân loại.
    “Ôn cố nhi tri tân” - Nhìn lại cái đã qua để mà/và biết cái mới. Khi thiên niên kỷ mới đến,
    tìm hiểu “đạo” trong quản lý xã hội của loài người - bao gồm “con đường” tức là quá trình
    mà hoạt động quản lý của con người đã trải qua, và “đạo lý” tức là ý niệm, tinh thần bên
    trong của quản lý nhân loại, điều này đối với việc đề cao tính tự giác của hoạt động quản lý
    của nhân loại, từ đó mà thúc đẩy sự phát triển không ngừng của văn minh nhân loại, có ý
    nghĩa quan trọng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...