Thạc Sĩ Đạo Công Giáo với chính trị ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1954 đến 1975

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn dài 125 trang gồm 2 chương 4 tiết.
    MỞ ĐẦU​​
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo khác nhau cùng song hành tồn tại, nhìn chung các tôn giáo ở nước ta đều du nhập từ nước ngoài vào (các tôn giáo nội sinh chủ yếu được nhào nặn dựa trên các tôn giáo ngoại sinh). Trong lịch sử Việt Nam, nhiều tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp giành, giữ độc lập dân tộc, phát triển đất nước, góp phần cấu thành nên bản sắc văn hóa dân tộc và tinh thần yêu nước mang tính đặc thù riêng của dân tộc Việt Nam. Các tôn giáo đó đã hòa nhập và gắn kết chặt chẽ với dân tộc. Nhưng cũng có những tôn giáo ngay từ khi mới du nhập vào nước ta đã dính líu đến vấn đề chính trị, làm tổn hại đến nền độc lập dân tộc, gây hại đến an ninh quốc gia, đi ngược lại đường hướng ý chí của dân tộc, phá hoại sự đoàn kết của dân tộc, sẵn sàng cộng tác với kẻ thù vì lợi ích riêng của tôn giáo mình.
    Đất nước đã hoàn toàn thống nhất và độc lập hơn 25 năm nay, nhưng Giáo hội Công giáo Việt Nam (GHCGVN) vẫn chưa thật sự gắn bó với dân tộc để thực hiện tốt con đường mà nhân dân ta đã lựa chọn: xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH), mặc dù Đảng - Nhà Nước - Nhân Dân ta đã ra sức giúp đỡ họ để cùng đồng hành với dân tộc. Một số việc làm của GHCG trong những năm gần đây mang tính chính trị nhiều hơn là tính thuần túy tôn giáo: việc đề nghị phong thánh cho 117 chân phúc tử đạo tại Việt Nam năm 1988, đã gây bất bình trong nhân dân; gần đây nhất (1997), một số kẻ phản động lại đề nghị Tòa thánh Vatican phong thánh cho Nguyễn Văn Tân (dòng Cứu thế), là một tên phản bội Tổ quốc và có nhiều tội với dân tộc (làm tay sai cho Mỹ - Ngụy đi tuyên truyền di cư và tuyên truyền xuyên tạc chính sách đại đoàn kết của Đảng và Nhà nước ta, đã bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử năm 1955). Vậy thì tại làm sao Giáo hội Công giáo (GHCG) lại chưa thực sự cùng đồng hành với dân tộc và tự tách mình ra? Tại vì sao GHCGVN luôn bị các thế lực thù địch với dân tộc ta lợi dụng để chống phá nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN)? Để lý giải được vấn đề trên, chúng ta phải ngược dòng lịch sử Việt Nam tập trung nghiên cứu quan hệ của GHCG với chính trị ở Việt Nam.
    Tôi chọn đề tài"Đạo Công Giáo với chính trị ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1954 đến 1975" làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tôn giáo học, vì giai đoạn lịch sử 1954 - 1975 rất đặc biệt trong lịch sử Việt Nam: đất nước bị chia cắt làm hai, mỗi miền có một thể chế chính trị riêng và màu sắc chính trị hoàn toàn khác nhau. Tín đồ đạo Công giáo cũng bị phân hóa thành những lực lượng khác nhau: Có bộ phận đi theo cách mạng và đang cố gắng muốn xóa đi hình ảnh một giáo hội hợp tác với quân thù, một giáo hội đứng bên lề của một dân tộc đang phải chịu đau thương do chiến tranh tàn phá, một giáo hội câm lặng trước tội ác chiến tranh của kẻ thù, một giáo hội đi ngược lại đường hướng độc lập của dân tộc; có bộ phận đi theo kẻ thù của dân tộc, cam tâm làm tay sai cho giặc.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Về vấn đề lịch sử và hoạt động chính trị của đạo Công giáo ở Việt Nam đã được nhiều tác giả nghiên cứu, đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau, qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể, nhưng tiêu biểu nhất là các công trình nghiên cứu: "Đạo Công giáo và chủ nghĩa thực dân" của Cao Huy Thuần, "Thập giá và lưỡi gươm" của Linh mục Trần Tam Tỉnh, "Hoạt động tôn giáo và chính trị của Thiên chúa giáo miền Nam thời Mỹ - Ngụy 1954-1975" của Nguyễn Hồng Dương, "Những hoạt động của bọn phản động đội lốt thiên chúa giáo trong thời kỳ kháng chiến 1945-1954" của Quang Toàn và Nguyễn Hoài, Hồi ký "Việt Nam máu lửa quê hương tôi" của Đỗ Mậu. Nhìn chung các công trình nói trên mới chỉ đề cập đến các hoạt động của đạo Công giáo nói chung, còn về quan hệ của đạo Công giáo với chính trị thì chưa được đề cập một cách có hệ thống và chi tiết, chưa đi sâu phân tích để tìm ra nguyên nhân vì sao GHCG luôn gắn với vấn đề chính trị.
    3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
    Luận văn tập trung làm rõ quan hệ của đạo Công giáo với chính trị ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1954 đến 1975, đồng thời luận văn cũng nghiên cứu đến cách lợi dụng đạo Công giáo của Mỹ - Ngụy ở miền Nam vào mục đích chống Cộng, cách giải quyết quan hệ đạo Công giáo với chính trị của chính quyền VNDCCH.
    Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
    + Trình bày những hậu quả của GHCGVN dưới thời Pháp thuộc và ảnh hưởng của chúng đến quan hệ đạo Công giáo với chính trị giai đoạn 1954 - 1975.
    + Trình bày thực trạng mối quan hệ của đạo Công giáo với chính quyền Mỹ - Ngụy ở miền Nam và chính quyền VNDCCH ở miền Bắc.
    + Làm rõ những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động trong việc lợi dụng đạo Công giáo chống phá cách mạng Việt Nam.
    + Những thành quả của Đảng, Nhà nước ta trong việc giải quyết mối quan hệ của Công giáo với chính trị ở miền Bắc 1954 - 1975.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo. Đồng thời, luận văn cũng quan tâm tới thái độ của những người không theo đạo Công giáo đối với người theo đạo Công giáo, cũng như quan tâm tới vấn đề thái độ của người Công giáo đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
    Luận văn được tiến hành trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng về lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lôgíc và lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn cố gắng bám sát các sự kiện lịch sử, phân tích các dữ liệu để rút ra các kết luận một cách khách quan nhất.
    5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
    Luận văn kiến giải một cách tổng thể về quan hệ của đạo Công giáo với chính trị ở Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975, nhằm mục đích cung cấp tư liệu giúp cho các cơ quan Đảng, Nhà nước liên quan đến quản lý tôn giáo, hoạch định chính sách đúng đắn đối với đạo Công giáo cũng như cho công tác giảng dạy và nghiên cứu lịch sử Công giáo Việt Nam giai đoạn này.
    6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    Ngoài phần giúp cho Đảng, Nhà nước và các nhà quản lý tôn giáo có những cơ sở lý luận hoặc những chứng cứ cụ thể về quan hệ của đạo Công giáo với chính trị, để từ đó hoạch định ra chính sách quản lý phù hợp; thì luận văn còn góp phần cung cấp tư liệu tham khảo cho đồng nghiệp trong việc nghiên cứu hoặc giảng dạy về đạo Công giáo ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...