Đồ Án Đánh trả và đánh thắng các phương tiện tiến công đường không của địch

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đánh trả và đánh thắng các phương tiện tiến công đường không của địch


    Thế kỷ XX là thế kỷ phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật công nghệ và nó đã được ứng dụng vào các lĩnh vực của cuộc sống để phục vụ lợi ích của con người đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự ,lĩnh vực được ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến đầu tiên .Điều này càng được khẳng định rõ dàng hơn trong các cuôc chiến tranh . Một trong những ứng dụng quan trọng của KHKT trong quân sự là việc cho ra đời các phương tiện tiến công đường không . Các phương tiện tiến công đường không đã thể hiện ưu thế tuyệt đối so với các phương tiện tiến công khác .

    Trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược đó, ý tưởng tiến công đối phương từ trên không xuất hiện rất sớm. Năm 1812, khinh khí cầu có người điều khiển do Lêpikha chế tạo, đã dùng để ném bom quân Pháp ở ngoại ô Mátcơva.

    Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, những chiếc máy bay mang bom cỡ nhỏ hoặc lắp những khẩu súng máy, từ trên cao dội bom, xả đạn xuống, đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với đối phương dưới mặt đất.

    Trong chién tranh thế giới lần thứ II (1939- 1945), các nước tham chiến như Liên Xô, Đức, Mỹ, Anh, Nhật đã sản xuất hàng loạt các vũ khí tiến công đường không hiện đại. Máy bay đã được sử dụng thành các tập đoàn làm các nhiệm vụ riêng: Máy bay tiêm kích, máy bay cường kích, máy bay ném bom chiến lược, máy bay vận tải . và nhiều nhiệm vụ quan trọng khác. Những quả tên lửa cũng được chế tạo thành công, và Đức đã sử dụng tên lửa ( còn gọi là bom bay) V-1, V-2 phóng sang đất Anh. Thời đó Mỹ cũng đã có tên lửa phóng từ trên không, điều khiển bằng lệnh vô tuyến. Cả Mỹ và Đức đã chế tạo các đầu đạn tự dẫn cho ngư lôi và bom ném từ máy bay. Và đặc biệt là sự ra đời của bom nguyên tử, bom sinh học, các đầu đạn hạt nhân . có sức mạnh huỷ diệt rất lớn, giết người hàng loạt. Từ ngày mồng 6 –8. 9. 1945 Mỹ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hirosima và Nagasaki làm hàng vạn người chết, đã cho thấy sức mạnh khủng khiếp của các loại vũ khí hạt nhân này. Trong chiến tranh hiện đại, các phương tiện tiến công đường không ( PTTCĐK), như máy bay, tên lửa, bom đạn được sử dụng rất nhiều nhằm tiêu diệt các mục tiêu trọng điểm của đối phương.

    Nhờ có hoả lực mạnh, tầm tác chiến xa, sức công phá lớn, cơ động linh hoạt cao . mà vũ khí tiến công đường không giữ vai trò quan trọng quyết định chiến trường, đặc biệt là trong giai đoạn mở màn của cuộc chiến tranh. Nó có nhiệm vụ làm “ mềm “ hoá chiến trường, sau đó mới tiến hành tiến công bằng lục quân.

    Đến chiến tranh Việt Nam., song song với sự phát triển của các cuộc cách mạng KHKT và công nghệ, phương tiện chiến tranh hàng không cũng được phát triển nhanh chóng, đặc biệt đế quốc Mỹ đã đem tiềm lực KHKT quân sự hiện đại nhất lúc bấy giờ nhằm đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá. Các phương tiện chiến tranh hàng không hết sức hiện đại như : Máy bay ném bom chiến lược tầm xa B_52, máy bay cường kích cánh cụp cánh xoè F_111, trinh sát E_2A, tên lửa tự dẫn chống rada, bom bi, bom laze

    Trong chiến tranh vùng vịnh năm 1991, các phương tiện chiến tranh đường không như máy bay tàng hình F_117A, các kiểu tên lửa, bom đạn laze, rada, hồng ngoại, vô tuyến truyền hình. Đã nổi bật giành chiến thắng một cách hết sức nhanh chóng (6 tuần) với thương vong không đáng kể.

    Do đó, vấn đề tổ chức cho lực lượng vũ trang mà vai trò nòng cốt là lực lượng phòng không – không quân (LLPKKQ) để “ đánh trả và đánh thắng tiến công đường không (TCĐK) hiện đại trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc” đang được các nhà chỉ huy quân sự, các chuyên gia nghiên cứu lý luận quân sự nhiều nước trên thế giới quan tâm, đi sâu phân tích, nghiên cứu, nhất là các quốc gia có nguy cơ xảy ra chiến tranh . Đối với tình hình ở Việt Nam , do điều kiện vật chất còn khó khăn , việc trang bị các phương tiện tiến công đường không còn hạ chế , do đó vai trò của quân chủng phòng không – không quân trong chiến đấu “ đánh trả và đánh thắng các phương tiện tiến công đường không của địch là một nhiệm vụ quan trọng để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ , đặc biệt trong chiến tranh hiện đại và tình hình hiện nay khi mà các thủ đoạn diễn biến hoà bình , bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch diễn biến rất phúc tạp .
     
    nguyendinhquynh thích bài này.
Đang tải...