Luận Văn Đánh giá yếu tố nguy cơ thiếu máu ảnh hưởng lên suy tim

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặt vấn đề
    Ngày nay trên thế giới, tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh lí tim mạch ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng các yếu tố nguy cơ tim mạch (đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì, hút thuốc lá, RLCH lipid .). Suy tim là biến chứng của phần lớn các bệnh tim (bệnh van tim, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành .). Đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vong của hầu hết các bệnh tim mạch[]. Mặc dù gần đây có những tiến bộ, việc điều trị và quản lý những bệnh nhân suy tim mãn tính vẫn còn là một thách thức, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân này còn ở mức cao.
    Tại Mỹ khoảng 5 triệu bệnh nhân đang điều trị suy tim, mỗi năm >500.000 người đươc chẩn đoán lần đầu suy tim[]. Tại Châu Âu, với > 500 triệu dân, ước lượng tần suất suy tim 0,4 – 2% do đó có từ 2 - 10 triệu người suy tim[]. Tử vong của suy tim độ IV sau 5 năm lên đến 50 - 60%[], [] . Trong nghiên cứu của Framingham, tỷ lệ đột tử ở bệnh nhân suy tim cao gấp 10 lần tỷ lệ ở quần thể chung cùng độ tuổi[]. Tại Việt Nam chưă có thống kê để có con số chính xác, tuy nhiên dựa trên dân số 80 triệu người và tần suất của Châu Âu sẽ có từ 320.000 đến 1,6 triệu người suy tim cần điều trị[]. Đặc biệt, tại Viện tim mạch Quốc gia theo thống kê (1991) cứ 1.291 bệnh nhân điều trị nội trú, trong đó có 765 người mắc suy tim (chiếm tỷ lệ 59 %)[].
    Suy tim đã trở thành một vấn đề thời sự trên thế giới, cũng như ở nước ta. Các yếu tố làm nặng thường gặp nhất ở bệnh nhân suy tim là: không tuân thủ điều trị (thuốc, dinh dưỡng), tăng huyết áp không kiểm soát, loạn nhịp tim, thiếu máu cục bộ cơ tim hay nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng phổi và điều trị không đủ hoặc sử dụng thuốc không phù hợp, thiếu máu, bệnh tuyến giáp, thuyên tắc phổi. Mét trong những yếu tố nguy cơ làm nặng thêm bệnh thậm chí gây tử vong ở bệnh nhân suy tim là thiếu máu. Thiếu máu gây thiếu hồng cầu, khiến oxygen chuyên chở trong máu bị thiếu dẫn đến thiếu oxy ở cơ quan và tổ chức, giảm độ nhớt của máu không những gây nên những biến đổi hệ tim mạch mà còn làm cho suy tim nặng lên.
    Tỷ lệ bệnh nhân suy tim có thiếu máu ngày càng cao, theo một nghiên cứu mới đây của Hoa Kỳ trong tổng số 153.180 người tình nguyện mắc bệnh suy tim, các nhà nghiên cứu ghi nhận có 37,2% cũng bị thiếu máu[]. Tại Việt Nam chưa có con số thống kê cụ thể về mối liên quan giữa suy tim và thiếu máu. Do vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
    1. Xác định tỷ lệ bệnh nhân suy tim có thiếu máu.
    2. Đánh giá yếu tố nguy cơ thiếu máu ảnh hưởng lên suy tim
    Đặt vấn đề
    Ngày nay trên thế giới, tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh lí tim mạch ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng các yếu tố nguy cơ tim mạch (đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì, hút thuốc lá, RLCH lipid .). Suy tim là biến chứng của phần lớn các bệnh tim (bệnh van tim, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành .). Đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vong của hầu hết các bệnh tim mạch[]. Mặc dù gần đây có những tiến bộ, việc điều trị và quản lý những bệnh nhân suy tim mãn tính vẫn còn là một thách thức, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân này còn ở mức cao.
    Tại Mỹ khoảng 5 triệu bệnh nhân đang điều trị suy tim, mỗi năm >500.000 người đươc chẩn đoán lần đầu suy tim[]. Tại Châu Âu, với > 500 triệu dân, ước lượng tần suất suy tim 0,4 – 2% do đó có từ 2 - 10 triệu người suy tim[]. Tử vong của suy tim độ IV sau 5 năm lên đến 50 - 60%[], [] . Trong nghiên cứu của Framingham, tỷ lệ đột tử ở bệnh nhân suy tim cao gấp 10 lần tỷ lệ ở quần thể chung cùng độ tuổi[]. Tại Việt Nam chưă có thống kê để có con số chính xác, tuy nhiên dựa trên dân số 80 triệu người và tần suất của Châu Âu sẽ có từ 320.000 đến 1,6 triệu người suy tim cần điều trị[]. Đặc biệt, tại Viện tim mạch Quốc gia theo thống kê (1991) cứ 1.291 bệnh nhân điều trị nội trú, trong đó có 765 người mắc suy tim (chiếm tỷ lệ 59 %)[].
    Suy tim đã trở thành một vấn đề thời sự trên thế giới, cũng như ở nước ta. Các yếu tố làm nặng thường gặp nhất ở bệnh nhân suy tim là: không tuân thủ điều trị (thuốc, dinh dưỡng), tăng huyết áp không kiểm soát, loạn nhịp tim, thiếu máu cục bộ cơ tim hay nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng phổi và điều trị không đủ hoặc sử dụng thuốc không phù hợp, thiếu máu, bệnh tuyến giáp, thuyên tắc phổi. Mét trong những yếu tố nguy cơ làm nặng thêm bệnh thậm chí gây tử vong ở bệnh nhân suy tim là thiếu máu. Thiếu máu gây thiếu hồng cầu, khiến oxygen chuyên chở trong máu bị thiếu dẫn đến thiếu oxy ở cơ quan và tổ chức, giảm độ nhớt của máu không những gây nên những biến đổi hệ tim mạch mà còn làm cho suy tim nặng lên.
    Tỷ lệ bệnh nhân suy tim có thiếu máu ngày càng cao, theo một nghiên cứu mới đây của Hoa Kỳ trong tổng số 153.180 người tình nguyện mắc bệnh suy tim, các nhà nghiên cứu ghi nhận có 37,2% cũng bị thiếu máu[]. Tại Việt Nam chưa có con số thống kê cụ thể về mối liên quan giữa suy tim và thiếu máu. Do vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
    1. Xác định tỷ lệ bệnh nhân suy tim có thiếu máu.
    2. Đánh giá yếu tố nguy cơ thiếu máu ảnh hưởng lên suy tim

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...