Báo Cáo Đánh giá việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (Nghiên cứu trên địa bàn 4 xã thuộc các t

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục đích nghiên cứu việc thực hiện luật PCBLGĐ ở Việt Nam do GENCOMNET thực hiện là nhằm cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan thực hiện pháp luật, cơ quan tài trợ, các nhà tư vấn, nghiên cứu, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới nói chung và BLGĐ nói riêng, thông tin khách quan về những thuận lợi, khó khăn-thách thức của việc thực thi Luật PCBLGĐ, nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu quả thực hiện và hiệu quả tài trợ cho việc thực hiện Luật PCBLGĐ.

    Nghiên cứu đã được GENCOMNET triển khai tại Hà Nội và bốn tỉnh, thành phố khảo sát là Yên Bái, Hà Nam, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong bản báo cáo có thể tóm tắt như sau:

    Sau gần hai năm thực hiện luật PCBLGĐ (có hiệu lực từ ngày 1/7/2008), đại đa số người dân đã nghe nói đến luật với mức độ hiểu biết khác nhau. Các địa phương đều đã triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về luật dưới nhiều hình thức nhưng nhiều cán bộ và người dân vẫn chưa có nhận thức chính xác về các loại BLGĐ. Các ý kiến của cán bộ và người dân cho biết tình trạng bạo lưc vẫn đang xảy ra với nhiều các hình thức phức tạp, trong số đó hành vi “chồng mắng chửi vợ” và thậm chí là “chồng đánh vợ” được nhiều người cho rằng đã xảy ra trong vòng một năm qua. Khi xảy ra bạo lực gia đình, đa số người được hỏi cho rằng “hàng xóm” là người đã can ngăn trong vụ BLGĐ, tiếp đến là “thành viên tổ hòa giải”, “cán bộ thôn xã” và “công an” và những người khác. Rất có thể là BLGD là việc của nội bộ nên các “thành viên gia đình” đã can ngăn nhưng không được và BLGĐ bung ra đến mức người ngoài gia đình đã biết và can ngăn. Hơn một nửa số người được hỏi đã giải thích rằng “không có ai can ngăn trong vụ BLGĐ vì “người ta coi đấy là việc riêng của gia đình”. Trong số 15 các nguyên nhân gây ra BLGĐ, nhiều người nói đến nhất là những nguyên nhân như “Nghèo đói, thất nghiệp”, “nghiện rượu, bia”, “Cha mẹ ít quan tâm đến con cái”, “Học vấn thấp, ít hiểu biết”, “Do nam giới nóng tính”, “Vợ hoặc chồng ngoại tình”, “Ham mê cờ bạc, số đề”. Trong số chín lý do biện hộ cho việc chồng có thể ngược đãi, hành hạ vợ, nhiều người nhấn mạnh đến lý do ”Chồng phát hiện vợ không chung thuỷ”.

    Về hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con cái, Ở Việt Nam tình trạng cha mẹ đánh hoặc mắng con không phải là hiếm, thậm chí còn phổ biến, nhất là khi không ít người giáo dục con theo kiểu ”yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Gần một nửa số người được hỏi tỏ ra đồng ý với việc ”Cha mẹ có quyền dùng roi vọt dạy con”. Hơn một phần ba số người được hỏi đồng ý với việc ”Cha mẹ có quyền chửi mắng con cái”. Nhưng gần một nửa những người được hỏi đã không đồng ý với nhận định ”Cha mẹ có quyền đánh đập con”. Hơn một nửa số người được hỏi cho biết lý do BLGD giữa con cái với cha, mẹ là do con cái “hư” vướng vào “tệ nạn xã hội” như ”nghiện hút ma túy”, ”nghiện bia, nghiện rượu”, ”chơi cờ bạc, số đề”. Đồng thời là do ”cha mẹ giáo dục con không tốt”, ”cha mẹ không làm gương cho con cái”, ”cha mẹ không quan tâm đến con cái” và một lý do liên quan đến lợi ích vật chất là ”do tranh chấp tài sản, phân chia tài sản”.

    Trong sáu tháng trước thời điểm khảo sát tại các địa phương chỉ có khoảng ba phần tư số người trả lời cho biết có nghe tuyên truyền về nội dung phòng chống bạo BLGĐ, cho thấy việc tuyên truyền về BLGĐ cần được thường xuyên tổ chức để đảm bảo người dân biết, hiểu đúng và thực thi pháp luật. Về các hình thức tuyên truyền phòng chống BLGĐ gồm có: Tuyên truyền qua họp tổ dân phố/họp thôn/ấp, Tuyên truyền qua sinh hoạt đoàn thể, Tuyên truyền qua loa truyền thanh, Qua chương trình văn hoá văn nghệ, Tuyên truyền qua panô/áp phích, Cộng tác viên DS-GĐ-TE đến từng gia đình, Tuyên truyền qua bảng tin. Trong đó họp tổ dân phố, thôn ấp là hình thức phổ biến nhất để tuyên truyền nội dung phòng chống BLGĐ ở các thôn, bản, ấp là ”họp dân”. Đối tượng của các buổi tuyên truyền này là phụ nữ chứ không phải cả nam và nữ như vậy chưa đủ, chưa hiệu quả.

    Trong số 12 tổ chức ở địa phương nhiều người được hỏi đã đánh giá cao vai trò của Hội phụ nữ, tổ dân phố, tổ hòa giải cơ sở trong PCBLGĐ. Việc kết hợp giữa các tổ chức đặc biệt là chính quyền địa phương chưa được đánh giá cao và việc giải quyết các vụ BLGĐ vẫn chủ yếu là qua hòa giải. Hoạt động của tổ hào giải còn gặp rất nhiều khó khăn về cả các điều kiện kinh tế, xã hội, tâm lý tại địa phương. Hoạt động hòa giải cùng với tư vấn tuy chưa có điểm tư vấn chính thức, nhưng bước đầu có hiệu quả.

    Trong số 10 biện pháp phòng, chống BLGĐ thì biện pháp “tuyên truyền Luật phòng chống BLGĐ trên loa đài được nhiều người cho biết là phổ biến nhất và nhìn chung các biện pháp tuyên truyền về luật là chưa phát huy được tác dụng, hiệu quả mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu kinh phí, nguồn lực và năng lực cần thiết. Đối với phòng, chống BLGĐ, chỉ tuyên tuyền, giáo dục thì chưa đủ; nhưng biện pháp xử phạt hành chính cũng chưa có hiệu lực ngăn chặn do mang tính chất đối phó và trên thực tế cũng rất khó thực hiện có hiệu quả.

    Việc thực hiện luật PCBLGĐ cũng có các yếu tố thuận lợi nhất định như mọi người ít nhiều “được trang bị kiến thức về luật PCBLGĐ”, “có sự phối hợp đồng bộ của chính quyền và các đoàn thể”, “công tác phòng, chống BLGĐ được lồng ghép vào kế hoạch phát triển của địa phương”. Luật PCLBLGĐ đã được triển khai với nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn: trong bảy khó khăn đã nêu ra, nhiều người nhấn mạnh khó khăn do “Thiếu kinh phí cho hoạt động Phòng chống BLGĐ” và “Nạn nhân BLGĐ không tự nguyện khai báo”.

    Trong số các chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện luật PCBLGĐ thì chủ thể gia đình được nhiều người nhấn mạnh nhất. Trong số các biện pháp thực hiện luật PCBLGĐ thì nhiều người nhấn mạnh biện pháp hàng đầu là “Tăng cường tuyên truyền về bình đẳng giới trong gia đình”, “Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi BLGĐ” và “Tạo dư luận cộng đồng lên án mạnh mẽ các hành vi BLGĐ”.

    Tóm lại, nghiên cứu về việc thực hiện luật PCBLGĐ đã thực hiện được mục đích đề ra là cung cấp thông tin khách quan, khoa học về những thuận lợi, khó khăn - thách thức của việc thực thi Luật PCBLGĐ để các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan thực hiện pháp luật, cơ quan tài trợ, các nhà tư vấn, nghiên cứu, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới nói chung và BLGĐ nói riêng tham khảo trong việc góp phần hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu quả thực hiện và hiệu quả tài trợ cho việc thực hiện Luật PCBLGĐ ở Việt Nam trong thời gian tới.

    Đối với một thiết chế xã hội lâu đời như gia đình thì luật PCBLGĐ cần phải có nhiều thời gian hơn nữa để đi vào cuộc sống. Luật và chính sách liên quan cần liên tục được hoàn thiện theo hướng nâng cao vai trò của Hội phụ nữ, thu hút sự tham gia của nam giới, tăng cường trách nhiệm phối hợp liên ngành của các cơ quan tổ chức các cấp, tổ chức xã hội dân sự, đổi mới các hình thức giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi trong thực hiện luật PCBLGĐ và bình đẳng giới.



    MỤC LỤC

    Lời cảm ơn

    Phần 1: Giới thiệu

    Phần 2: Phương pháp nghiên cứu

    I. Mục đích nghiên cứu

    II. Chọn mẫu nghiên cứu

    III. Phương pháp nghiên cứu

    IV. Đối tượng nghiên cứu

    V. Khách thể nghiên cứu

    VI. Khung lý thuyết

    VII. Khái niệm công cụ


    Phần 3: Thực trạng bạo lực gia đình

    I. Hiểu biết về luật phòng chống bạo lực gia đình

    II. II. Đánh giá tình hình bạo lực gia đình và cách xử lí


    Phần 4: Nguyên nhân của bạo lực gia đình

    I. Nguyên nhân

    II. Đánh giá

    III. Các lý giải đặc biệt


    Phần 5: Hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình

    I. Tuyên truyền Luật phòng chống bạo lực gia đình

    II. Đánh giá sự tham gia hiệu quả thực tế của các tổ chức

    III. Các thuận lợi trong phòng chống bạo lực gia đình

    IV. Các khó khăn trong phòng chống bạo lực gia đình

    V. Các giải pháp để thực hiện hiệu quả luật phòng chống bạo lực gia đình

    Phần 6: Kết luận và khuyến nghị

    I. Kết luận

    II. Khuyến nghị

    Tài liệu tham khảo

    Phụ lục


    Báo cáo gồm 98 trang, hữu ích cho người học xã hội học, luật, nghiên cứu về giới, bạo lực gia đình, công tác xã hội gia đình, công tác xã hội với phụ nữ .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...