Thạc Sĩ Đánh giá việc thực hiện giá đất bồi thường ở một số dự án trên địa bàn Quận Long Biên, Thành phố Hà

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2010
    Đề tài: Đánh giá việc thực hiện giá đất bồi thường ở một số dự án trên địa bàn Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
    Mô tả bị lỗi font vài chữ, tài liệu thì bình thường
    mục lục
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    mục lục iii
    Danh mục chữ viết tắt v
    danh mục bảng vi
    1 . Phần Mở đầu 1
    1. 1. Tính cấp thiết của đề tài: 1
    1 . 2 . Mục Tiêu của đề tài: 3
    1 . 3. Yêu cầu của đề tài: 3
    2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu: 4
    2.1. Tổng quan về các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
    Nhà nước thu hồi đất 4
    3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: 38
    3.1. Nội dung nghiên cứu của đề tài: 38
    3.2. Phương pháp nghiên cứu. 38
    4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 41
    4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế – x4 hội quận LongBiên 41
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên: 41
    4.1.2. Điều kiện kinh tế – x4 hội: 42
    4.2. Tình hình chung về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
    nước thu hồi đất trên địa bàn quận Long Biên: 49
    4.3. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư giải phóng mặt
    bằng cuả 3 dự án nghiên cứu: 51
    4.3.1. Mô tả chi tiết của các dự án: 51
    4.3.2. Quá trình bồi thường và chính sách hỗ trợ giá đất ở 3 dự án : 53
    4.3.3. Kết qủa thực hiện bồi thường và GPMB ở các dự án: 60
    4.4. Đánh giá công tác thực hiện giá đất ở 3 dự án nghiên cứu: 63
    4.4.1. Mức độ chêch lệch giá đất giữa dự án xây dựng cầu Thanh Trì (x4
    Thạch Bàn) với dự án đầu tư GPMB và san nền sơ bộ khu tái định cư
    phục vụ GPMB dự án đường 5 kéo dài tại phường Thượng Thanh
    (dự án 1). 64
    4.4.3. Dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy tại phường Phúc Đồng, Long Biên
    với dự án đầu tư GPMB so với dự án 1: 65
    4.4.4. Mức độ chêch lệch giá đất tại thời điểm làmdự án và giá đất chuyển
    nhượng đất của dự án 1 được thể hiện qua bảng biểu cụ thể như sau: 66
    4.4.5. Mức độ chêch lệch giá đất nông nghiệp tại thời điểm làm dự án
    được thể hiện qua bảng biểu cụ thể như sau: 68
    4.4.6. Đánh giá chung về giá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại
    một số dự án trên địa bàn quận Long Biên: 69
    4.5. Những ảnh hưởng của việc thu hồi đất ảnh hưởng đến đời sống, thu
    nhập, nghề nghiệp, sinh hoạt của người dân: 71
    4.5.1. Những tác động của việc thu hồi đất gây ảnhhưởng đến đời sống,
    thu nhập, nghề nghiệp của người dân 72
    4.5.2. Tác động của quá trình thu hồi đất nông nghiệp đến nghề nghiệp và
    việc làm của người nông dân 73
    4.5.3. Chuyển đổi nghề nghiệp việc làm: 73
    4.5.4. Hoạt động kinh doanh, dịch vụ 74
    4.5.5. Các nghề phi nông nghiệp khác: 76
    4.5.6. Tác động đến hoạt động sản xuất nông nghiệp: 77
    4.5.7. Tác động đến thu nhập của hộ gia đình: 78
    4.5.8. Tác động của việc thu hồi đất đến giá trị tài sản trong gia đình: 79
    4.5.9. Thực trạng sử dụng tiền bồi thường đất của các hộ dân: 80
    4.6. Những giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác GPMB các dự án: 82
    4.6.1. Hoàn thiện các quy định về thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ đối với
    đất nông nghiệp nói chung 82
    4.6.2. Việc đào tạo nghề và tạo việc làm cho ngườinông dân bị mất đất: 84
    4.6.3. Mức giá đất bồi thường: 86
    5. Kết luận và đề nghị 88
    5.1. Kết luận: 88
    5.2. Đề nghị: 89
    Tài liệu tham khảo 90

    1 . Phần Mở đầu
    1. 1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Trong những năm gần đây ở Việt Nam, quá trình chuyển đổi cơ cấu sử
    dụng đất nông nghiệp diễn ra nhanh chóng, thể hiện tốc độ đô thị hóa cao.
    Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn 2000-2006, diện tích đất nông nghiệp
    đ4 được thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp trên 15.000 ha, cụm công
    nghiệp trên 24.000ha, xây dựng đô thị trên 70.000 ha, xây dựng hạ tầng trên
    136.000ha. Việc thu hồi đất này đ4 ảnh hưởng đến đời sống của khoảng 2,5
    triệu nông dân Việt Nam. Mỗi hécta đất nông nghiệp thu hồi ảnh hưởng tới
    việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp. Chuyển đổi đất nông nghiệp là
    việc làm cần thiết để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhưng, trên
    thực tế, quá trình này đ4 và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến người
    dân, đặc biệt là những người nông dân các vùng ven đô thị - khu vực đang
    trong quá trình đô thị hóa mạnh, như: gia tăng tỷ lệ người thất nghiệp, mất ổn
    định an ninh trật tự, suy giảm nghề thủ công truyềnthống. Người dân có thể
    giàu lên trong phút chốc rồi lại nghèo đi vì không biết cách sử dụng tiền bồi
    thường hợp lý. Trong những năm vừa qua, một loạt các tờ báo lớn và có uy tín
    của Việt Nam như VTV, Báo Hà Nội mới, Báo Tuổi trẻ,Báo Lao động, Báo
    Nhân dân, đều liên tục đăng tải những tin tức liênquan về những khó khăn
    gặp phải của người nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp và việc bồi thường
    đất chưa hợp lý của các dự án. Trong đợt kiểm tra của Bộ Tài nguyên - Môi
    trường năm 2007, có tới 70% trong số 17.480 đơn, thư khiếu nại của người
    dân tố cáo về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi bị thu hồi đất,
    hoặc hỗ trợ tiền cho người dân chuyển đổi nghề nghiệp.
    Từ năm 2000 đến nay, toàn Thành phố Hà Nội đ4 có 1148 dự án được
    bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư tương ứng với 7.098ha đất, liên quan đến
    173.725 hộ dân, trong đó có 67.600 hộ là nông dân. Trong giai đoạn 2005-2010, Hà Nội sẽ thu hồi khoảng 8.500 ha đất với số lao động nông nghiệp
    phải chuyển đổi nghề có thể lên đến 25 vạn người. Số lượng người đ4, đang và
    sẽ bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất nông nghiệp ở Hà Nội không hề nhỏ.
    Quận Long Biên thuộc Thành phố Hà Nội là một Quận mới thành lập
    theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ với tổng
    diện tích tự nhiên là 5.993,03 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là
    1.904,91ha, đất phi nông nghiệp là 3.947,27 ha, dânsố của Quận là 222.378
    người, do vậy việc phát triển kinh tế của Quận vẫn dựa chủ yếu vào phát triển
    kinh tế nông nghiệp là chính, mà phát triển kinh tếnày các hộ phụ thuộc phần
    lớn vào hoạt động sản xuất nông nghiệp .
    Hiện nay, trên toàn địa bàn Quận với nhiều dự án lớn đang triển khai
    với 95 dự án trong đó có 62 dự án có quyết định thuhồi đất của Thành phố và
    33 dự án không có quyết định thu hồi đất, việc thựchiện công tác bồi thường
    giải phóng mặt bằng ở đây đang gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên
    nhân, và một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất đó là đất nông nghiệp là
    tư liệu sản xuất chính, đất ở cũng như vật kiến trúc trên đất là một tài sản rất
    lớn của người dân nơi đây.
    Trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và
    quận Long Biên nói riêng, việc thu hồi đất nông nghiệp cũng như đất ở là một
    yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế, từ năm2004 đến năm 2008 trên
    địa bàn Quận đ4 thực hiện việc thu hồi diện tích là64,27 ha liên quan đến
    2.644 hộ gia đình với tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ 465,7 tỷ đồng, vấn đề tồn
    tại chính trong công tác giải phóng mặt bằng chính là giá đất bồi thường chưa
    phù hợp và sát với giá thị trường nên công tác GPMBthường tiến hành chậm
    hơn so với tiến độ đề ra. Vì vậy việc áp dụng giá đất bồi thường cho những
    người bị thu hồi đất đang được các ban, ngành của Quận hết sức quan tâm,
    làm sao có lợi ích cao nhất cho người bị thu hồi đất mà vẫn theo quy định của
    pháp luật:
    Xuất phát từ những ý nghĩa đó, tôi chọn đềtài : "Đánh giá việc thực
    hiện giá đất bồi thường ở một số dự án trên địa bàn quận Long Biên,
    Thành phố Hà Nội".
    1 . 2 . Mục Tiêu của đề tài:
    - Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi
    Nhà nước thu hồi đất tại 03 dự án trên địa bàn quậnLong Biên.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách thúc đẩy nhanh
    tiến độ giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư góp phần phát triển nền kinh tế
    Quận, khắc phục những bất cập hiện nay.
    1 . 3. Yêu cầu của đề tài:
    - Nghiên cứu, hệ thống hoá các văn bản chính sách liên quan về công
    tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
    - Điều tra, thu thập, những thiệt hại khi người dân bị thu hồi đất như:
    công việc, chỗ ở, các điều kiện về kinh tế gia đình, hoạt động văn hoá tinh
    thần như thế nào sau khi bị thu hồi đất, số tiền được bồi thường sử dụng vào
    mục đích gì, thu nhập, mức sống có cao lên không


    2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu:
    2.1. Tổng quan về các chính sách bồi thường, hỗ trợvà tái định cư khi
    Nhà nước thu hồi đất
    2.1.1. Tính tất yếu
    Tất yếu khách quan của sự tồn tại là phát triển, phát triển nền kinh tế
    đất nước đóng vai trò hết sức quan trọng. Để thực hiện mục tiêu phát triển đất
    nước, nền kinh tế, đặc biệt là các dự án phát triểnđô thị, dự án sản xuất, kinh
    doanh phát triển kinh tế cần sử dụng đất đai như một nguồn lực đầu vào tạo
    mặt bằng sản xuất. Khi đó Nhà nước phải thu hồi đấtcủa nhân dân và thực
    hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho cáchộ bị thu hồi đất.
    Với các văn bản luật như từ Luật đất đai năm 1988 đến Luật đất đai
    năm 2003, từ Nghị định số 151–TTg ngày 14/4/1959 của Thủ tướng chính phủ
    quy định về thể lệ tạm thời trưng dụng ruộng đất, Nghị định số 90 – CP ngày
    17/8/1994 của Chính phủ ban hành quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà
    nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích Quốc
    gia, lợi ích cộng đồng. Đến Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12
    năm 2004 về Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và các
    Thông tư hướng dẫn đ4 xây dựng các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định
    cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy chưa hẳn đ4 đáp ứng được việc bồi thường
    đúng, đủ và công bằng những thiệt hại cho người bị thu hồi đất. Nhưng đ4
    phần nào phản ánh việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là rất cần thiết phải
    thực hiện, đúng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
    Đến năm 2007, Chính phủ đ4 ban hành Nghị định số 84/2007/NĐ-CP
    ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung việc cấp giấy chứng nhận
    quyền sử dụng đất, thu hồi đất, quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục về bồi thường,
    hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết các khiếu nại về đất đai.
    Nghị định trên tập trung vào 3 nội dung chính như: Quy định các tiêu chí để công


    tài liệu tham khảo
    1 - Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố (2008), các văn bản, báo cáo, chính
    sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành
    phố Hà Nội, nhà xuất bản Hà Nội.
    2 - Nghiêm Xuân Đạt (2002), nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu đẩy
    nhanh công tác giải phóng mặt bằng phục vụ đầu tư xây dựng công trình lợi ích
    công cộng, tạo lập và ổn định đời sống người dân trong diện di dời ở Hà Nội.
    3 - Hội Khoa học kỹ thuật Xây dựng Việt Nam - Bộ xây dựng (2002), Kỷ yếu hội
    thảo đền bù và Giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam, Hà Nội.
    4 - Báo cáo kiến nghị chính sách của Ngân hàng thế giới năm 2009
    5 - Trần Mạnh Cường (2006), Đánh giá việc thực hiệnchính sách bồi thường GPMB
    của một số dự án trên địa bàn tỉnh vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường
    Đại học Nông nghiệp - Hà Nội.
    6 - Nguyễn Văn Xa (2003), Giá đền bù đất phải phù hợp với thực tế chuyển nhượng,
    http://google.com/giá đền bù đất, 11 tháng 4 năm 2003.
    7 - Bộ kế hoạch và đầu tư, Chính sách an toàn x4 hội của ngân hàng thế giới, NXB
    thống kê, Hà Nội, 2005.
    8 - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010
    của cả nước, trình Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 kèm theo Tờ trình số 65/TTr-CP
    ngày 09/05/2006
    II. Bài báo, tạp chí:
    1 - ánh Tuyết (2002), Kinh nghiệm đền bù, giải phóng mặtbằng ở một số nước,
    Thời báo Tài chính Việt Nam số 131 (872), ngày 01/11/2002.
    2 - Lệ Huyền (2003), Giải phóng mặt bằng ở Hà Nội vẫn còn nhiều bất cập, Báo
    Công an nhân dân, số 1612, ngày 5/5/2003.
    3 - Báo Hà Nội mới điện tử, Về việc thu hồi 92,7hađất ở phường Phú Thượng, quận
    Tây Hồ, 11/11/2005
    4 - Báo Tiền phong điện tử, Hà Nội: Hơn 70% người dân sử dụng không hiệu quả
    tiền đền bù thu hồi đất, 14/09/2007, theo TTXVN.
    5 - Báo Tuổi trẻ điện tử, Hà Nội bất lực trước chính sách đền bù phi lý, 08/11/2006.
    TS. Hoàng Văn Cường, Vấn đề việc làm cho người bị thu hồi đất xây dựng các khu
    công nghiệp, Báo Công nghiệp và Khoa học Công nghệ điện tử, 22/05/2006
    6 - N.Đ, Hà Nội có số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp lớn nhất nước, Báo Hà Nội mới
    điện tử, 05/07/2007
    7 - Hải Đăng, Hà Nội tìm giải pháp hỗ trợ, chuyển nghề, tạo việc làm cho người bị
    thu hồi đất, Báo Hà Nội mới điện tử, 28/09/2006
    http://www.qhkt.hochiminhcity.gov.vn/
    1 - Tạp chí Công nghiệp điện tử, Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi
    đất ở các khu công nghiệp, 28/08/2006, http://irv.moi.gov.vn/
    2 - Hồ Khánh Thiện, Nhà nông “hậu giải phóng mặt bằng”, Thời báo Kinh tế nông
    thôn, 13/11/2006, theo Báo KTVN
    3 - Kha Thoa, Bức xúc thu hồi đất ở Hà Tây, Báo VTV điện tử, 21/07/2007
    4 - Vũ Anh Tuấn, Chính sách đảm bảo cuộc sống cho người bị thu hồi đất ở Trung
    Quốc, Báo nông thôn mới số 181 ra tháng 7/2006
    5 - Như Trang, Nông dân mất đất, thất nghiệp do đô thị hóa, Báo Vnexpress điện tử,
    Hà Nội 7-2005
    6 - Đức Trường, Bảo đảm việc làm: Cuộc sống cho người nông dân bị thu hồi đất:
    Bài toán chưa có lời giải, Báo Hà Nội mới điện tử, 19/10/2007.
    Văn bản luật:
    1 - Thông tư số 145/1998/TT-BTC ngày 04/11/1998 củaBộ tài chính về việc hướng
    dẫn thi hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ,
    2 - Văn bản số 4448/TC-QLCS về việc hướng dẫn xử lýmột số vướng mắc trong
    công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, ra ngày 04/09/1999
    2 - Nghị định số 87/CP quy định khung giá các loạiđất, ra ngày 17/08/1994 của
    Chính phủ, Nghị định 88/CP quy định về quản lý và sử dụng đất đô thị, ra ngày
    17/08/1994 của Chính phủ,
    3 - Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt
    hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích
    quốc gia, lợi ích công cộng, Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của
    Chính phủ, về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
    4 - Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
    thu hồi đất, ra ngày 03/12/2004 của Thủ tướng chínhphủ,
    5 - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung
    về việc cấp GCN quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình
    tự, thủ tục bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu
    nại về đất đai.
    6 - UBND Thành phố Hà Nội, Quy định về khung giá các loại đất thực hiện Nghị
    định 87/CP của Chính phủ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, ra ngày 17/08/1994 (ban
    hành kèm theo Quyết định 3519/QĐ-UB ngày 12/09/1997của UBND TP Hà Nội)
    7- Quyết định số 20/1998/QĐ-UB ngày 30/06/1998 của UBND Thành phố Hà Nội
    về quy định thực hiện Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ,
    8 - Quyết định 33/1998/QĐ-UB ngày 10/09/1998 của UBND Thành phố Hà Nội về
    việc sửa đổi giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội, (ban
    hành kèm theo Quyết định 3519/QĐ-UB ngày 12/09/1997của UBND TP. Hà Nội)
    9 - Quyết định 99/2002/QĐ-UB ngày 21/08/2003 của UBND Thành phố Hà Nội về
    việc điều chỉnh, bổ sung một số điều tại Quyết định 20/1998/QĐ-UB ngày
    30/06/1998 của UBND Thành phố Hà Nội.
    10 - Quyết định 08/2003/QĐ-UB ngày 14/01/2003 của UBND Thành phố Hà Nội
    về điều chỉnh phân loại các x4 tại phụ lục (ban hành kèm theo Quyết định 3519/QĐ-UB ngày 12/09/1997 của UBND Thành phố Hà Nội)
    11 - Quyết định 199/2004/QĐ-UB ngày 29/12/2004 của UBND Thành phố Hà Nội
    về Ban hành giá các loại đất trên địa bàn thành phốHà Nội.
    12 - Quyết định 72/2005/QĐ-UB ngày 13/5/2005 của UBND Thành phố Hà Nội về
    việc Bổ sung, điều chỉnh bảng phụ lục kèm theo Quyết định số 199/2004/QĐ-UB
    ngày 29/12/2004 của UBND Thành phố về giá các loại đất trên địa bàn Thành phố
    Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...