Tiến Sĩ Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của mộ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong thực tế hiện nay, công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
    là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, dễ phát sinh khiếu kiện đông người và hình thành
    các “điểm nóng” vì nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và lợi ích của
    người bị thu hồi đất, mà còn ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế, chính trị và xã hội của địa
    phương. Theo số liệu thống kê trên cả nước (năm 2012), trong tổng số đơn thư khiếu
    nại thì có đến 77,1% là khiếu nại về đất đai trong đó có đến 48% liên quan đến chính
    sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư [29].
    Về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Từ khi khi Luật Đất đai 2003
    có hiệu lực thi hành (01/7/2004) đến nay, Chính phủ đã ban hành 05 Nghị định trực
    tiếp liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (Nghị định 181; Nghị định 197;
    Nghị định 17; Nghị định 84; Nghị định 69); đồng thời kèm theo là hàng loạt các
    Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương [6][7][8][9][12].
    Tuy nhiên, trong những năm qua, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
    các dự án trên cả nước đều gặp phải những khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến
    tiến độ thực hiện dự án cũng như việc chấp hành chính sách pháp luật đất đai.
    Nguyên nhân chính là một số chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định
    cư chưa phù hợp với thực tế, chưa thực sự hiệu quả và thường xuyên thay đổi; trong
    khi đó việc thực thi chính sách pháp luật đất đai nói chung và chính sách bồi thường,
    hỗ trợ và tái định cư nói riêng ở một số địa phương còn nhiều hạn chế, là nguyên
    nhân gây nên nhiều vụ khiếu nại, tố cáo cũng như khiếu kiện đông người, vượt cấp
    ảnh hưởng đến an ninh, chính trị quốc gia trong đó, tỉnh tỉnh Tuyên Quang và huyện
    Sơn Dương cũng không nằm ngoài những vấn đề này.
    Để nhìn nhận đầy đủ về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở huyện Sơn
    Dương, tỉnh Tuyên Quang; được sự phân công của Khoa quản lý Tài nguyên, dưới sự
    hướng dẫn của PGS.TS Lương Văn Hinh, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá
    việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
    đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
    2.1. Mục tiêu chung
    Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
    nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên
    Quang; từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cụ thể.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hai dự án khi
    Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Sơn Dương;
    - Đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế
    trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn huyện
    Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang;
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và đẩy nhanh công tác bồi
    thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
    2.3. Yêu cầu
    Đánh giá một cách khách quan, chính xác và chung thực về các chế độ chính
    sách của Nhà nước, của tỉnh đối với người dân khi bị thu hồi đất trên địa bàn huyện
    Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang bằng các số liệu điều tra và những dẫn chứng cụ thể.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Đề tài là công trình khoa học, nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống
    về các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa
    bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; từ đó đề xuất hoàn thiện chính sách kèm
    theo các giải pháp thực hiện, góp phần hạn chế về khiếu kiện, khiếu nại và đảm bảo
    quyền lợi chính đáng cho người sử dụng đất khi bị Nhà nước thu hồi đất để xây
    dựng các dự án, công trình trên địa bàn huyện.


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ Ý NGHĨA vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG . vii
    DANH MỤC HÌNH ẢNH viii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 2
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý về chế độ, chính sách trong
    công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 3
    1.1.1. Cơ sở lý luận 3
    1.1.2. Cở sở thực tiễn . 4
    1.1.3. Cơ sở pháp lý 5
    1.2. Khái niệm, cơ sở ra đời, mục đích ý nghĩa của công tác bồi thường, hỗ trợ
    và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 7
    1.2.1. Khái niệm bồi thường, hỗ trợ và tái định cư . 7
    1.2.2. Cơ sở ra đời của chế độ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
    thu hồi đất 8
    1.2.3. Mục đích, ý nghĩa của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư . 9
    1.3. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số nước, tổ chức quốc
    tế và kinh nghiệm cho Việt Nam . 9
    1.3.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Ngân hàng thế giới (WB) 9
    1.3.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định của Ngân hàng phát triển Châu
    á (ADB) . 10
    1.3.3. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Trung Quốc 10
    1.3.4. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Thái Lan . 11
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.3.5. Kinh nghiệm cho Việt Nam 12
    1.4. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của nước ta qua các thời ký 12
    1.4.1. Giai đoạn trước Luật Đất đai 1993 12
    1.4.2. Giai đoạn thực hiện Luật Đất đai 1993 . 14
    1.4.3. Giai đoạn Luật Đất đai 2003 đến nay (có hiệu lực thi hành từ ngày
    1/7/2004) . 15
    1.4.4. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Nhà nước ta hiện nay 15
    1.5. Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
    đất của tỉnh Tuyên Quang . 16
    1.5.1. Chính sách bồi thường 17
    1.5.2. Chính sách hỗ trợ 17
    1.5.3. Về tái định cư 21
    1.5.4. Quy trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 21
    1.5.5. Tình hình thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư các dự án trên
    địa bàn huyện Sơn Dương 22
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 26
    2.1.1. Công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2C đoạn từ Km 49+750 đến Km
    100+000 (thuộc địa phận huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) 26
    2.1.2. Công trình: Cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ xã Thượng Ấm đi xã Đại
    Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang . 26
    2.2. Nội dung nghiên cứu 26
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 27
    2.3.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 27
    2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 27
    2.3.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu bằng phương
    pháp thống kê toán học, bằng excel Phân tích, so sánh các số liệu điều tra . 28
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
    3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sơn Dương giai
    đoạn 2010 -2013 29
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên . 29
    3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Sơn Dương . 32
    3.2. Hiện trạng sử dụng đất . 38
    3.3. Tình hình quản lý sử dụng đất qua các thời kỳ 39
    3.3.1. Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 1993 . 39
    3.3.2. Thời kỳ Luật Đất đai 1993 đến nay 39
    3.4. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở 02 công trình thuộc
    đối tượng nghiên cứu 41
    3.4.1. Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2C đoạn từ Km 49+750 đến Km 100 +
    000 địa phận huyện Sơn Dương (Dự án A) . 41
    3.4.2. Dự án cải tạo, nâng cấp đường từ xã Thượng Ấm đi xã Đại Phú huyện
    Sơn Dương (Dự án B) . 47
    3.4.3. Tổng hợp kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ của 02 dự án . 52
    3.5. Đánh giá những ưu, nhược điểm, những vấn đề bất cập, tồn tại trong công
    tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của 2 dự án thuộc đối tượng nghiên cứu. . 53
    3.5.1. Ưu điểm . 53
    3.5.2. Nhược điểm 59
    3.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và đẩy nhanh công tác bồi
    thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất . 63
    3.6.1. Đối với cấp tỉnh . 63
    3.6.2. Đối với cấp huyện . 64
    KẾT LUẬN 67
    1. Kết luận . 67
    2. Kiến nghị . 68
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
    PHỤ LỤC . 72
     
Đang tải...