Thạc Sĩ đánh giá việc thực hiện chính sách bồi th­ường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất của dự á

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI TH­ƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP GIA LỄ VÀ DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐƯỜNG QUỐC LỘ 39 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG HƯNG TỈNH THÁI BÌNH

    Sử dụng đất đai vào các mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước, đặc biệt là các dự án phát triển đô thị, dự án sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Để có mặt bằng xây dựng các dự án, Nhà nước phải thu hồi đất của nhân dân và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ dân có đất bị thu hồi.
    Trong điều kiện quỹ đất cũng như các nguồn tài nguyên khác ngày càng hạn hẹp và nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì vấn đề lợi ích kinh tế của tổ chức, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ngày càng được quan tâm hơn. Vì vậy việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất đang là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cũng là vấn đề phức tạp mang tính chất chính trị, kinh tế - xã hội tổng hợp, đòi hỏi được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp, tổ chức và cá nhân.
    Huyện Đông Hưng nằm ở phía bắc của tỉnh Thái Bình có đường Quốc lộ 39 và Quốc lộ 10 đi qua rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội nên đây cũng là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nhiều dự án đã và đang được triển khai. Trong vài năm trở lại đây huyện Đông Hưng đã thực hiện bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng và di dời nhiều hộ dân để có được quỹ đất triển khai dự án, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đề ra, tuy vậy cũng đang nảy sinh nhiều vấn đề bất cập. Công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cũng gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân và một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất đó là đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chính, làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân, đất ở và nhà cửa cũng như vật kiến trúc, hoa màu trên đất là tài sản rất lớn của nông dân nơi đây. Việc bồi thường, hỗ trợ chưa tương xứng với mức độ thiệt hại đã gây ra nhiều bức xúc trong nhân dân, từ đó có không ít trường hợp người dân không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ dẫn đến khiếu kiện kéo dài.

    Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
    Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất của dự án xây dựng khu công nghiệp Gia Lễ và dự án nâng cấp đường Quốc lộ 39 trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình”.

    MỤC LỤC

    Lời cam đoan ii
    Lời cảm ơn iii
    Mục lục iv
    Danh mục các chữ viết tắt viii
    Danh mục các bảng ix
    Danh mục các hìnhix x
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
    1.1 Bản chất bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 4
    1.1.1 Các khái niệm 4
    1.1.2 Sự cần thiết của việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. 5
    1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 7
    1.2.1 Yếu tố cơ bản trong quản lý nhà nước về đất đai 7
    1.2.2 Giá đất và định giá đất 10
    1.2.3 Thị trường Bất động sản 11
    1.3 Chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB của các tổ chức tài trợ, một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam 12
    1.3.1 Chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB của một số nước trên thế giới và các tổ chức tài trợ (WB và ADB) 12
    1.3.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam 19
    1.4 Chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB ở Việt Nam: 19
    1.4.1 Thời kỳ trước khi có Luật Đất đai 1988 19
    1.4.2 Thời kỳ từ năm 1988 đến năm 1993 20
    1.4.3 Thời kỳ từ năm 1993 đến năm 2003 20
    1.4.4 Thời kỳ từ khi có Luật Đất đai 2003 đến nay 22
    1.5 Thực tiễn công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng ở Việt Nam 28
    1.5.1 Chính sách bồi thường 28
    1.5.2 Chính sách hỗ trợ 29
    1.5.3 Diện tích đất bồi thường, giá đất bồi thường 30
    1.5.4 Tái định cư và cơ sở hạ tầng khu tái định cư 31
    1.5.5 Trình độ hiểu biết pháp luật đất đai và bồi thường giải phóng mặt bằng 31
    1.6 Tình hình chung về công tác bồi thường, hỗ trợ - GPMB trên địa bàn tỉnh Thái Bình 32
    Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
    2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 34
    2.2 Nội dung nghiên cứu 34
    2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Đông Hưng 34
    2.2.2 Tình hình quản lý đất đai của huyện Đông Hưng 34
    2.2.3 Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở 2 dự án nghiên cứu 34
    2.2.4 Đề xuất một số giải pháp cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong thời gian tới 35
    2.3 Phương pháp nghiên cứu 35
    2.3.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống 35
    2.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 35
    2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 35
    2.3.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 36
    2.3.5 Phương pháp đánh giá 36
    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
    3.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện Đông Hưng 37
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên 37
    3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 40
    3.1.3 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng 47
    3.2 Tình hình quản lý sử dụng đất huyện Đông Hưng 49
    3.2.1 Tình hình quản lý đất đai huyện Đông Hưng 49
    3.2.2 Hiện trạng sử đụng đất huyện Đông Hưng 51
    3.2.3 Đánh giá tình hình quản lý đất đai của huyện Đông Hưng 53
    3.3 Khái quát chung 2 dự án nghiên cứu 53
    3.3.1 Các văn bản pháp quy liên quan đến 2 dự án 53
    3.3.2 Trình tự thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án 55
    3.3.3 Tổng hợp hai dự án nghiên cứu 56
    3.4 Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất tại 02 dự án trên địa bàn huyện Đông Hưng 59
    3.4.1 Xác định đối tượng và điều kiện bồi thường về đất 59
    3.4.2 Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản trên đất 67
    3.4.3 Đánh giá ảnh hưởng của giải phóng mặt bằng đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi đất qua hai dự án 77
    3.4.4 Công tác tổ chức, trình tự thực hiện công tác bồi thường, GPMB : 80
    3.5 Đánh giá chung việc thực hiện chính sách bồi thường GPMB của hai dự án nghiên cứu 81
    3.6 Đề xuất một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và góp phần hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ các dự án trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. 84
    3.6.1 Hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai 84
    3.6.2 Kiện toàn nội dung chính sách về công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB 86
    3.6.3 Tăng cường vai trò cộng đồng trong việc tham gia công tác GPMB 86
    3.6.4 Nâng cao năng lực cán bộ và hiệu quả làm việc của tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ 88
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
    1 Kết luận 90
    2 Kiến nghị 92
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
    PHỤ LỤC 96
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...