Thạc Sĩ Đánh giá việc áp dụng đề cương môn học của giảng viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại Đại học

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 2/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    Lời cam đoan
    Lời cảm ơn 4
    Danh mục các từviết tắt 5
    Danh mục các bảng 6
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đềtài 8
    2. Mục đích nghiên cứu 10
    3. Giới hạn nghiên cứu 10
    4. Ý nghĩa nghiên cứu của luận văn 10
    5. Phương pháp nghiên cứu 11
    5.1. Câu hỏi nghiên cứu 11
    5.2. Giảthuyết nghiên cứu 11
    5.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 12
    5.4. Phương pháp nghiên cứu 12
    6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 13
    Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞLÍ LUẬN
    1.1. Các công trình nghiên cứu việc áp dụng ĐCMH trong học chế tín chỉ 14
    1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài 14
    1.1.2. Các nghiên cứu trong nước 16
    1.2. Một số vấn đề lí luận cơ bản 18
    1.2.1. Vai trò của người giáo viên trong quá trình sư phạm 18
    1.2.2. Nhiệm vụ của người giảng viên 21
    1.2.3.Vài nét về học chế tín chỉ 27
    1.2.3.1. Một số nét khác nhau giữa đào tạo theo niên chế & đào tạo theo tín chỉ 26
    1.2.3.2. Tình hình áp dụng học chế tín chỉ ở Việt Nam 29
    1.2.3.3. Phương pháp dạy - học trong học chế tín chỉ 33
    1.2.3.4. Phương pháp kiểm tra đánh giá trong học chế tín chỉ 35
    1.2.4. Đề cương môn học trong học chế tín chỉ 37
    1.2.4.1. Khái niệm, vai trò của đề cương môn học 37
    1.2.4.2. Yêu cầu về nội dung đề cương môn học trong học chế tín chỉ 40
    Kết luận chương I 42

    Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Tổ chức nghiên cứu 43
    2.1.1. Địa bàn và khách thể nghiên cứu 43
    2.1.1.1. Một số thông tin về trường Đại học KHXH & NV 43
    2.1.1.2. Mẫu nghiên cứu 45
    2.1.2. Quy trình nghiên cứu 46
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 47
    2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 47
    2.2.2. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc 47
    2.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát 48
    Kết luận chương 2 53

    Chương 3
    THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG ĐCMH CỦA GIẢNG VIÊN

    3.1. Nhận thức của giảng viên về vai trò của đề cương môn học 54
    3.2. Mức độ sử dụng đề cương môn học của giảng viên 59
    3.3. Mức độcần thiết của các nội dung trong cấu trúc đề cương môn học 62
    Kết luận chương 3 66

    Chương 4
    CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC ÁP DỤNG ĐCMHCỦA GIẢNG VIÊN

    4.1. Ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến cá nhân 68
    4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến môi trường 72
    4.3. Ảnh hưởng của cả 2 nhóm yếu tố liên quan đến cá nhân và môi trường 76
    4.4. Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính 80
    Kết luận chương 4 83
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85




    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọnđề tài

    Nước Mỹ có một hệ thống giáo dục đại học tốt nhất trên thế giới. Theo
    những bảng xếp hạng đáng tin cậy nhất, 17/20 trường đại học tốt nhất thế giới là đại
    học Mỹ, các trường đạihọc này đang sử dụng 70% những người đoạt giải Nobel,
    những người này là tác giả của30% số lượng các bài nghiên cứu khoa họcvà 44%
    những trích dẫn phổ biến nhất trong các tạp chíkhoa học và kĩ thuật trên toàn thế
    giới.
    Đặc điểm ấn tượng đối với Việt Nam và các nước đang phát triển khác là
    làm thế nào đểgiáo dục đại học Mỹ có thể duy trì được chất lượng xuất sắc như vậy
    với một số lượng sinh viên lớn hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới? Nhìn chung,
    những nước này đang tập trung chú ý đến một nhân tố quản lý vốn là sáng kiến của
    hệ thống giáo dục Mỹ, đó là hệ thống phân chia/tích lũy học phần, hay còn được
    biết đến dưới tên gọi hệ thống đào tạo theo tín chỉ.
    Có thể xem điểm mốc khai sinh học chế tín chỉ là năm 1872, khi Viện Đại
    học Harvard(Mỹ) đã quyết định thay thế hệ thống chương trình đào tạo theo niên
    chế cứng nhắc bằng hệ thống chương trình mềm dẻo cấu thành bởi các môđun mà
    mỗi sinh viên có thể lựa chọn một cách rộng rãi. Đến đầu thế kỉ XX, hệ thống tín
    chỉ được áp dụng rộng rãi hầu như trong mọi trường đại học ở Mỹ. Tiếp sau đó,
    nhiều nước lần lượt áp dụng hệ thống tín chỉ trong toàn bộ hoặc một bộ phận của
    trường đại học của mình như: Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaisia, Inđônêxia,
    Ấn độ
    Nhằm tạo ra một học chế mềm dẻo, hướng về sinh viên,tăng cường tính chủ
    động và khả năng cơ động của sinh viên,đảm bảo sự liên thông dễ dàng trong quá
    trình học tập và tạo ra những sản phẩm có tính thích ứng cao với thị trường sức lao
    động trong nước; đồng thời, làm cho hệ thốnggiáo dục đại học nướcta phát triển,
    hội nhập với nền giáo dục trong khu vực và trên thế giới;trong những năm gần đây,
    Đảng và nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ chương nhằm mở rộng việc áp dụng học
    chế tín chỉ trong hệ thống giáo dục đại học của nước ta. Bằng chứng tiêu biểu là: (1)
    Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ nước Cộng hòa xã
    hội chủ nghĩa Việt Nam về việc “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt
    Nam giai đoạn 2006- 2020”[3] đã chỉ rõ nhiệm vụ của giáo dục đại học là: “Xây
    dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo
    điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên
    thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài”. (2)
    Quyết định số 31/2001/QD-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
    và Đào tạo về việc “Thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp
    đại học, cao đẳng hệchính quy theo học chế tín chỉ”[2]. (3) Quyết định số
    43/2007/QD-BGDĐT ngày 15/8/2007 cuả Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
    việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín
    chỉ”[1].
    Thực hiện chủ trương này, từ đầu năm 2006, Đại học Quốc gia Hà Nội đã
    thông qua lộ trình chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo tín chỉ đối với đào tạo
    đại học và sau đại học, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện lộ trình kèm theo
    các chính sách nhằm thúc đẩy tiến trình áp dụng các yếu tố tích cực của đào tạo
    theo tín chỉ. Theo lộ trình này, Đại học Quốc gia Hà Nội đã quyết định chọn4 yếu
    tố cơ bản nhất để triển khai áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ, đó là: (1) Chuyển
    đổi chương trình đào tạo hiện hành; (2) Xây dựng đề cương môn học; (3) Đổi mới
    phương pháp dạy học; (4) Đánh giá kết quả học tập môn học và cách tính điểm phù
    hợp với phương thức tín chỉ [6].
    Về đề cương môn học, trường Đại học Quốc giaHà Nội đã ban hành “Hướng
    dẫn xây dựng đề cương môn học phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ”
    kèm theo Công văn số 775/ĐT ngày 11 tháng 8 năm 2006 của Giám đốc Đại học
    Quốc gia Hà Nội. MụcIII: Thực hiện đề cương môn học của Hướng dẫn đã yêu
    cầu: “Thủ trưởng các đơn vị đào tạo chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể
    sau cuối học kỳ I hàng năm, báo cáo ĐHQGHN về việc xây dựng, áp dụng và cập
    nhật đề cương môn học”.Mục V: Tổ chứcthực hiện của Hướng dẫn đã vạch rõ kế
    hoạch thực hiện và phân công trách nhiệm. Theo đó, Ban Đào tạo và Ban Thanh tra
    phải kiểm tra việc xây dựng và áp dụng đề cương môn học theo kế hoạch; các đơn
    vị đào tạo phải tổ chức hội thảo để đánh giá, rút kinh nghiệm vềxây dựng và áp
    dụng đề cương môn học mỗi học kỳ 1 lần.
    Vậy trong quá trình triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ, việcáp dụng đề
    cương môn học của giảng viênở các trường Đại học thành viên, Đại học Quốc gia
    Hà Nội như thế nào? Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới việc áp dụng đề cương
    môn học của giảng viên?
    Để đi tìm đáp án cho câu trả lời trên, tác giả luận văn quyết định lựa chọn đề
    tài nghiên cứu: “Đánh giáviệc áp dụng đề cương môn học của giảng viên trong
    đào tạo theo học chế tín chỉ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
    ”.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    * Mục đích của đề tài là: Tiến hành đánh giá thực trạng và phân tích một số
    yếu tố ảnh hưởng tới việc ápdụng ĐCMHcủa GV. Đồng thời đưa ra 1 số đề xuất
    nhằm nângcao hiệu quả thực sự của việc ápdụng ĐCMHtrong quá trình dạy học
    theo học chế tín chỉ.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
    - Làm rõ một số vấn đề lí luận về vai trò và các nội dung quy định trong cấu
    trúc ĐCMH.
    - Xây dựng công cụ để đo lường mức độ áp dụng ĐCMHcủa giảng viên.
    -Đánh giá thực trạng việc áp dụng ĐCMHcủa giảng viên.
    - Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới việc áp dụng ĐCMHcủa giảng viên.
    3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

    - Trong khuôn khổ nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung vào việc đánh giá việc
    áp dụng đề cương môn học của giảng viêntrong đào tạo bậc đại họctheo học chế
    tín chỉ ở trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.
    4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

    Tôi hy vọng rằng: đề tài sẽ góp phần làm rõ mộtsố vấn đề lí luận về vai trò
    và các nội dung quy định trong cấu trúc đề cương môn học. Kết quả mong đợi từ đề
    13
    tài còn là sự phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng đề cương môn học
    của giảng viên thuộc nhóm đối tượng nghiên cứu.
    Những kết quả này sẽ góp phần giúp cán bộ quản lí, giảng viên có cái nhìn
    tổng quát về thực trạng việc áp dụng đề cương môn học, từ đó có những biện pháp
    hiệu quả hơn trong việc xây dựng, quản lí đề cương môn học, nhằm phát huy tối đa
    tác dụng của đề cương môn họctrong quá trình chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế
    sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    5.1. Câu hỏi nghiên cứu
    Tác giả đặt 3 câu hỏi nghiên cứu sau:
    -Câu hỏi 1:Nhận thức của cá nhân GV trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN
    về vai trò của ĐCMH như thế nào? Nhận thức về vai trò của ĐCMH giữa GV nam
    và GV nữ, giữa GV có học vị cao với GV có học vị thấp, giữa GV có thâm niên
    công tác nhiều với GV có thâm niên công tác ít có khác nhau không?
    -Câu hỏi 2:Việc áp dụng đề cương môn học của giảng viên trường Đại học
    KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay như thế nào?
    -Câu hỏi 3:Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc áp dụng đề cương môn
    học trong quá trình dạy học của giảng viêntrường Đại học KHXH&NV, Đại học
    Quốc gia Hà Nội?
    5.2. Giả thuyết nghiên cứu
    Từ 3 câu hỏi nghiên cứu trên, tác giả đặt ra 3 giả thuyết sau:
    -Giả thuyết 1:Đa số giảng viên có nhận thức đúng về vai trò của đề cương
    môn học trong đào tạo bậc đại học theo học chế tín chỉ. Nhận thức về vai trò của
    ĐCMH giữa GV nam và GV nữ, giữa GV có học vị cao với GV có học vị thấp, giữa
    GV có thâm niên công tác nhiều với GV có thâm niên công tác ít có sự khác nhau.
    - Giả thuyết 2: Việc áp dụng ĐCMHtrong quá trình giảng dạy của GV
    không đồng đều. Có GV áp dụng rất thường xuyên nhưng cũng có GV hoàn toàn
    không áp dụng.
    - Giả thuyết 3:Có 2 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến việc áp dụng đề
    cương môn học của giảng viên là:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...