Chuyên Đề đánh giá về thực trạng trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ngoại thành hà nội 1991-2000?

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 1991-2000
    1. Thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội
    - Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngoại thành phát triển toàn diện và đạt ở mức cao, tốc độ tăng trưởng bình quân 10.65%/ năm. Cơ cấu kinh tế ngoại thành đã có bước bức phá, đưa công nghiệp TTCN lên vị trí hàng đầu, nông nghiệp tụt xuống hàng thứ 2 và kế đến là thương mại dịch vụ.
    - Nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng không cao nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển của giai đoạn trước, vẫn là ngành có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thủ đô, nhất là kinh tế ngoại thành, tốc độ tăng trưởng bình quân năm 5.05%/ năm. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, tỷ trọng của chăn nuôi thuỷ sản có xu hướng tăng, tỷ trọng của ngành trồng trọt có xu hướng giảm. Trong nông nghiệp bước đầu hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, những nông sản có giá trị kinh tế cao và nông sản là hoa cây cảnh có xu hướng phát triển mạnh. Những kỹ thuật tiến bộ và công nghệ cao đang được đưa vào sản xuất ra những nông sản có chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm. Nông nghiệp đô thị sinh thái đã xuất hiện những điểm sáng trong nông nghiệp thủ đô và là xu hướng phát triển tất yếu của nông nghiệp ven đô.
    - Sản xuất Công nghiệp TTCN có tốc độ tăng trưởng cao 11,81%/ năm và đã chiếm vị trí thứ nhất trong kinh tế ngoại thành. Hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung ở ngoại thành, các làng nghề và ngành nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển mở rộng các ngành nghề mới.
    - Thương mại dịch vụ du lịch có tốc độ tăng trưởng cao 16,34%/năm. Thương mại dịch vụ tư nhân phát triển ở khu vực nông thôn ngoại thành, đã phục vụ tốt cho kinh tế ngoại thành và phục vụ cho dân sinh, bổ sung cho thương mại dịch vụ quốc doanh.
    - Hạ tầng cơ sở (giao thông, thuỷ lợi, điện nước, hệ thống trạm trại hệ thống hạ tầng giáo dục, thông tin, y tế, văn hoá ) Đã được đầu tư nâng cấp tạo bộ mặt mới cho nông thôn ngoại thành, phục vụ dân sinh.
    - Phát triển văn hoá, xã hội, thể dục thể thao, vệ sinh môi trường đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần, nâng cao trí lực và thể lực của dân ngoại thành
    2 Những tồn tại hạn chế
    - Nhịp độ tăng trưởng kinh tế nói chung, kinh tế ngoại thành nhất là nông nghiệp chưa ổn định, sản xuất nông sản hàng hoá phát triển chậm với qui mô nhỏ và phân tán, chất lượng nông sản hàng hoá chưa cao, chưa đáp ứng được đòi hỏi cao của nhu cầu tiêu dùng ở đô thị nhất là thực phẩm.
    - Cơ cấu kinh tế nông thôn và nông nghiệp có chuyển dịch nhưng chậm chưa tạo ra được sự bứt phá mạnh mẽ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi tuy đã có chuyển dịch, nhưng chậm và chưa rõ ràng, diện tích trồng cây lương thực có hạt còn chiếm tỷ trọng lớn, sản xuất thực phẩm chất lượng cao an toàn chiếm tỷ trọng còn thấp, chưa có cơ chế hỗ trợ trong tiêu thụ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...