Tài liệu Đánh giá về sự tham gia của cộng đồng trong chương trình 135 thông qua tiêu chí công bằng

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Đánh giá về sự tham gia của cộng đồng trong chương trình 135 thông qua tiêu chí công bằng

    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong những năm qua, nền kinh tế xă hội ở nước ta có nhiều bước phát triển, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số từng bước được nâng lên, diện mạo nông thôn mới, nhất là các xă vùng sâu, vùng xa có nhiều đổi thay. Góp phần vào sự đổi thay đó chính là việc đầu tư có hiệu quả đầu tư từ chương tŕnh 135 là chương tŕnh phát triển kinh tế xă hội các xă đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Chương tŕnh với mục đích nâng cao mức sống của tầng lớp dân cư nghèo lên để làm giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, làm giảm bất công bằng. Để đánh giá về chương tŕnh, một vấn đề không thể bỏ qua đó là sự tham gia của cộng đồng. Rơ ràng một chương tŕnh muốn thành công, muốn đạt được mục tiêu về kinh tế xă hội như 135 th́ sự tham gia của cộng đồng là rất quan trọng. Đánh giá vấn đề này cũng có rất nhiều tiêu chí phải xét. Một trong số đó là tiêu chí công bằng – cũng là tiêu chí mà nhóm em muốn t́m hiểu và đánh giá về chương tŕnh này. Với mong muốn t́m hiểu xem một chương tŕnh với mục tiêu xă hội là giảm bớt sự bất công bằng trong mức sống của người dân th́ tiêu chí công bằng về sự tham gia của cộng đồng đă được đảm bảo chưa, nhóm em đă cùng nhau nghiên cứu về đề tài “ Đánh giá về sự tham gia của cộng đồng trong chương tŕnh 135 thông qua tiêu chí công bằng “. Tŕnh bày về đề tài này chúng em chia thành 3 phần chính:
    Phần 1: Giới thiệu về chương tŕnh 135
    Phần 2: Đánh giá chương tŕnh 135 theo tiêu chí công bằng
    Phần 3: Giải pháp, kiến nghị để đảm bảo tính công bằng
    Mặc dù rất cố gắng nhưng bài làm của chúng em không tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô và các bạn góp ư để bài làm của chúng em ngày càng hoàn thiện hơn


    NỘI DUNG
    I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TR̀NH 135
    1. Sự ra đời của chương tŕnh 135
    Đây là chương tŕnh phát triển kinh tế xă hội các xă đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi là một trong các chương tŕnh xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện, chương tŕnh này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg. Theo kế hoạch ban đầu, chương tŕnh sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm ngân sách1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nước Việt Nam quyết định kéo dài chương tŕnh này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010).
    2. Phạm vi và đối tượng chương tŕnh
    2.1 Phạm vi Chương tŕnh:
    Chương tŕnh 135 được thực hiện ở tất cả các tỉnh miền núi, vùng cao; vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Nam Bộ.

    2.2 Đối tượng của Chương tŕnh:
    - Các xă đặc biệt khó khăn.
    - Các xă biên giới, an toàn khu.
    - Thôn, buôn, làng, bản, xóm ấp (gọi tắt là thôn,bản) đặc biệt khó khăn ở các xă khu vực II.
    Từ năm 2006, xét đưa vào diện đầu tư Chương tŕnh đối với các xă chưa hoàn thành mục tiêu Chương tŕnh 135; xét bổ sung đối với các xă đặc biệt khó khăn và thôn, bản đặc biệt khó khăn Ở các xă khu vực II theo quy định tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo tŕnh độ phát triển và đưa vào diện đầu tư từ năm 2007.
    2.3 Phương pháp xác định các xă thuộc khu vực khó khăn
    2.3.1 Các tiêu chí đánh giá các xă thuộc diện đối tượng chương tŕnh
    - Dựa theo điều kiện tự nhiên, địa bàn cư trú, có thể phân thành
    + Vùng cao, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới
    + Vùng ảnh hưởng của các trung tâm phát triển: thị xă, thị trấn, thị tứ
    +Vùng kinh tế hàng hoá phát triển, ven các quốc lộ, tỉnh lộ, đường ô tô liên huyện, liên xă, hoặc ở các vùng đệm giữa các trung tâm phát triển và vùng sâu vùng xa.
    - Dựa theo cơ sở hạ tầng hiện có
    Đường giao thông, điện và các nguồn năng lượng khác, thuỷ lợi phục vụ sản xuất và cấp nước sinh hoạt dân cư. Trong đó đặc biệt quan tâm là:
    + Đường giao thông gồm có: đường bộ (quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xă); đường sắt và ga đường sắt tại khu vực; sân bay; đường thuỷ.
    + Điện lưới quốc gia, thuỷ điện nhỏ, các nguồn năng lượng khác: Năng lực tưới tiêu cho diện tích lúa, công nghiệp kết hợp thuỷ lợi với giả quyết vấn đề nước sạch: các công tŕnh nước sạch, giếng khoan, bể chứa
    + Các điều kiện hạ tầng được xem xét, đánh giá trên cơ sở quy mô, cấp hạng kỹ thuật, năng lực của các công tŕnh so với đ̣ hỏi của yêu cầu sản xuất và đời sống của đồng bào trong khu vực.
    - Các yếu tố xă hội
    Tŕnh độ dân trí, các vấn đề y tế, văn hoá, xă hội. Quy mô và chất lượng các cơ sở trường học, chữa bệnh, phát thanh, truyền h́nh, văn hoá
    - Điều kiện sản xuất
    + Diện tích đất cho sản xuất nông lâm nghiệp tính b́nh quân cho hộ gia đ́nh hoặc cho đầu người
    + Công cụ phục vụ sản xuất, tŕnh độ sản xuất, cơ cấu ngành nghề; kết quả sản xuất và hoạt động kinh doanh trao đổi hàng hoá.
    + Tŕnh độ thâm canh cây trồng vật nuôi. mức độ áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
    + Cơ cấu sản xuất: nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ
    + Tŕnh độ sản xuất hàng hoá, h́nh thành vùng hàng hoá với những sản phẩm hàng hoá chủ yếu, h́nh thành thị trường hàng hoá, trung tâm thương mại, chợ khu vực, khả năng giao lưu hàng hoá
    - Về đời sống
    Phân loại hộ đói nghèo Chuẩn mực đói nghèo và mức độ đói nghèo ở ViệtNam đă được Bộ Lao động - Thương binh và Xă hội quy định tại báo cáo 13266/LĐ-TBXH ngày 29/8/1995:
    + Đơn vị để xác định chuẩn đói nghèo là: thu nhập của hộ quy đổi ra gạo b́nh quân đầu người/tháng
    + Hộ nghèo: là hộ có b́nh quân đầu người hàng tháng quy đổi ra gạo:
    Dưới 25 kg gạo ở thành thị.
    Dưới 20 kg gạo ở nông thôn vùng đồng bằng và trung du.
    Dưới 15 kg gạo ở nông thôn miền núi.
    + Hộ đói: là hộ có thu nhập quy đổi b́nh quân đầu người/tháng dưới 13 kg gạo
    2.3.2 Phương pháp phân định
    - Đơn vị để xác định khu vực là xă, xă nào có 4/5 tiêu chí nói trên th́ xếp
    vào khu vực khó khăn, từng xă căn cứ vào các tiêu chí nêu trên để tự b́nh chọn và đề nghị lên các cấp xét duyệt. Các cấp huyện, tỉnh, trung ương thành lập hội đồng xét duyệt và thực hiện xét duyệt từ huyện lên trung ương.
    - Hội đồng xét duyệt ở trung ương gồm:
    Một đại diện lănh đạo của UBDT miền núi và trung ương làm chủ tịch
    Đại diện của các Bộ: Kế hoạch và đầu tư, Lao động – Thương binh và Xă hội, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban tổ chức trung ương, Tổng cục địa chính là thành viên Hội đồng
    - Hội đồng xét duyệt cấp tỉnh, cấp huyện do chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc
    UBND cấp huyện ra quyết định thành lập gồm:
    Một phó chủ tịch làm chủ tịch hội đồng cùng cấp
    Các thành viên tương tự như các thành viên hội đồng xét duyệt của các cơ quan trung ương tham gia
    3. Mục tiêu
    3.1 Mục tiêu tổng quát
    - GĐ1
    + Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số;
    + Phát triển cơ sở hạ tầng;
    + Phát triển các dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như điện, trường học, trạm y tế, nước sạch
    + Nâng cao đời sống văn hoá.
    - GĐ2
    + Tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xă, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước.
     
Đang tải...