Tiểu Luận Đánh giá về nguyên tắc chiếu cố trong bộ hoàng việt luật lệ (9đ)

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Sự chiếu cố theo địa vị xã hội Tám hạng người được nghị xét giảm tội (bát nghị) bao gồm: (1) Nghị thân, là họ tôn thất từ hàng đản miếu (họ hàng nhà vua trong 5 thế hệ) trở lên, họ hoàng thái hậu từ hàng phải để tang ty ma (hạng để tang 3 tháng), họ hoàng thái hậu từ tiểu công (hạng để tang 5 tháng trở lên). (2) Nghị cố, là những người cố cựu (chỉ những người cũ, đã theo giúp vua lâu ngày hoặc những người giúp vua từ triều trước). (3) Nghị hiền, là những người có đức hạnh lớn. (4) Nghị năng, là những người có tài năng lớn. (5) Nghị công, là những người có công huân lớn. (6) Nghị quý, là những quan viên có chức sự từ tam phẩm trở lên, những quan viên tản chức (chức quan nhàn tản, chức học quan, hàn lâm) có tước từ nhị phẩm trở lên. (7) Nghị cần, là những người cần cù chăm chỉ. (8) Nghị tân, là con cháu các triều vua trước. Ngoài tám hạng người trên, Hoàng Việt Luật lệ còn mở rộng sự chiếu cố đối với ông, bà, cha, mẹ, vợ, con, cháu của diện Bát nghị. Theo đó, những người thuộc diện Bát nghi, trừ khi phạm tội thập ác, còn nếu phạm vào tội tử thì các quan nghị án phải khai rõ tội trạng và hình phạt nên xử thế nào, làm thành bản tấu dâng lên để vua quyết định, nếu phạm từ tội lưu trở xuống thì được giảm một bậc, những người thuộc diện nghị thân được miễn tội đánh roi, đánh trượng, thích chữ vào mặt (riêng họ hoàng hậu phải dùng tiền để chuộc). Nếu người phạm tội được hưởng nhiều bậc nghị giảm thì chỉ được giảm theo bậc giảm nhiều nhất chứ không được giảm cả.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...