Luận Văn Đánh giá vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế.

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu bt hkỳ CPQT: Đánh giá vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế.
    Giới thiệu chung

    Trên thế giới hiện nay, các quốc gia đang ngày càng chú trọng hơn đến vấn đề hợp tác cùng phát triển và mối quan hệ giữa cộng đồng các quốc gia ấy. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cũng như vị trí của quốc gia trên trường quốc tế. Và mối quan hệ của cộng đồng các quốc gia trên thế giới lại được điều chỉnh bằng hệ thống pháp luật quốc tế. Có thể định nghĩa luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác nhau của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thế đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Đó là những nguyên tắc và quy phạp áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiệt lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau.
    Pháp luật quốc tế đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển: Luật quốc tế cổ đại, luật quốc tế trung đại, luật quốc tế cận đại, luật quốc tế hiện đại. Trong đó không thể không nhắc đến vai trò to lớn của Liên hợp quốc đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế.
    Liên Hợp Quốc (hay Liên Hiệp Quốc) là một tổ chức quốc tế được thành lập từ sau thế chiến thứ II. Từ con số 51 quốc gia thành viên vào năm 1951, hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 192 thành viên, bao gồm phần lớn các quốc gia có chủ quyền trên Trái Đất. Với mục đích thành lập của mình, Liên hợp quốc đã góp một phần rất lớn trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế và đặc biệt là trong lĩnh vực hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước. Theo hiến chương Liên hợp quốc thì tổ chức này gồm 6 cơ quan chính gồm: Đại hội đồng (ĐHĐ), Hội đồng Bảo an (HĐBA), Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC), Hội đồng Quản thác (chính thức chấm dứt hoạt động theo quyết định của Hội nghị thượng đỉnh năm 2005), Tòa án quốc tế và Ban Thư ký. Ngoài ra, một số tổ chức tiến hành quản lý các cơ quan của Hệ thống Liên Hiệp Quốc, ví dụ như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF)

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...