Thạc Sĩ Đánh giá và tuyển chọn một số giống khoai lang có triển vọng tại huyện Mai Sơn – Sơn La

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đánh giá và tuyển chọn một số giống khoai lang có triển vọng tại huyện Mai Sơn – Sơn La
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục bảng vi
    Phần 1 MỞ ĐẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục tiêu của đề tài 3
    1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
    1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
    Phần 2 CƠ SỞ KHOA HOC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4
    2.2 Thành phần dinh dưỡng của cây khoai lang 10
    2.3 Những nghiên cứu khoai lang trên thế giới và trong nước 18
    2.4 Tình hình sử dụng và chế biến khoai lang trong và ngoài nước 23
    2.5 Tình hình sản xuất khoai lang trong và ngoài nước 25
    Phần 3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
    3.1 Vật liệu nghiên cứu 31
    3.2 Nội dung nghiên cứu 31
    3.3 Phương pháp nghiên cứu 32
    3.4 Các chỉ tiêu theo dõi 33
    3.5 Phương pháp sử lý số liệu 36
    Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
    4.1 Đánh giá sơ bộ các dòng, giống khoai lang trong điều kiện vụ Đông 2008 tại Mai Sơn - Sơn La 37
    4.1.1 Khả năng tăng trưởng chiều dài thân chính trong vụ Đông 2008 37
    4.1.2 Khả năng tích lũy chất khô trong lá 38
    4.1.3 Khả năng tích lũy chất khô ở thân 39
    4.1.4 Khả năng sinh trưởng và tích lũy chất khô trong củ 40
    4.1.5 Năng suất củ tươi, năng suất thân lá, năng suất sinh khối củ của các dòng, giống khoai lang trong vụ Đông 2008 tại Sơn La 41
    4.2 Đánh giá các dòng, giống khoai lang trong điều kiện vụ Xuân 2009 tại Sơn La 42
    4.2.1 Đặc điểm hình thái của một số dòng, giống khoai lang thí nghiệm Đặc điểm hình thái của khoai lang là một chỉ tiêu 42
    4.3 Khả năng tăng trưởng chiều dài thân chính 44
    4.4 Khả năng tích lũy chất khô ở thân, lá và củ 47
    4.4.1 Khả năng tích lũy chất khô trong lá 47
    4.4.2 Khả năng tích lũy chất khô ở thân 49
    4.4.3 Khả năng sinh trưởng và tích lũy chất khô trong củ 51
    4.5 Khả năng hình thành củ 53
    4.6 Chỉ số T/R qua các thời kỳ theo dõi 55
    4.7 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 57
    4.7.1 Các yếu tố cấu thành năng suất 57
    4.7.2 Năng suất củ tươi, năng suất thân lá, năng suất sinh khối 59
    4.7.3 Năng suất chất khô thân lá, năng suất protein thân lá, năng suất củ thương phẩm và không thương phẩm 61
    4.7.4 Hàm lượng chất khô thân, lá và củ của các dòng, giống thí nghiệm 63
    4.7.5 Hàm lượng tinh bột, hàm lượng protein và năng suất chất khô củ, năng suất tinh bột củ 64
    4.8 Chất lượng ăn nếm 66
    4.9 Khả năng chống chịu của các dòng khoai lang tham gia thí nghiệm 67
    4.10 Hệ số tương quan giữa các tính trạng của một số dòng tham gia thí nghiệm 69
    Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 72
    5.1 Kết luận 72
    5.2 Đề nghị 73
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam 11
    Bảng 2.2. Thành phần hóa học trong 100g củ khoai lang tươi và khô 12
    Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng của thân lá khoai lang 13
    Bảng 2.4. Diện tích khoai lang trên thế giới từ năm 2003-2007 26
    Bảng 2.5. Năng suất khoai lang trên thế giới năm 2008 26
    Bảng 2.6. Sản lượng khoai lang trên thế giới năm 2008 27
    Bảng 2.7. Sản xuất khoai lang ở các Châu lục năm 2007 28
    Bảng 2.8. Diện tích khoai lang phân theo địa phương (1000ha) 28
    Bảng 2.9. Năng suất khoai lang phân theo địa phương (tấn/ha) 29
    Bảng 2.10. Sản lượng khoai lang phân theo địa phương (1000tấn) 30
    Bảng 4.1. Động thái tăng chiều dài thân chính của các dòng, giống khoai lang trong vụ Đông 2008 37
    Bảng 4.2. Động thái tăng khối lượng tươi khô trong lá của các dòng, giống khoai lang trong vụ Đông 2008 38
    Bảng 4.3. Động thái tăng khối lượng tươi, khô trong thân chính của các dòng, giống khoai lang trong vụ Đông 2008 39
    Bảng 4.4. Động thái tăng khối lượng tươi, khô của củ của các dòng, giống khoai lang trong vụ Đông 2008 40
    Bảng 4.5. Năng suất củ, năng suất thân lá và năng suất sinh khối của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 41
    Bảng 4.6. Đặc điểm hình thái thân, lá và củ của các dòng khoai lang tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2009 43
    Bảng 4.7. Động thái tăng chiều dài thân chính của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 45
    Bảng 4.8. Động thái tăng khối lượng tươi, khô trong lá của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 48
    Bảng 4.9. Động thái tăng khối lượng tươi, khô trong thân chính của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 50
    Bảng 4.10. Động thái tăng khối lượng tươi khô trong củ của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 52
    Bảng 4.11. Sự tăng trưởng số củ qua các thời kỳ của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 53
    Bảng 4.12. Chỉ số T/R qua các thời kỳ theo dõi của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 56
    Bảng 4.13. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 58
    Bảng 4.14. Năng suất củ, năng suất thân lá và năng suất sinh khối của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 59
    Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu năng suất của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 61
    Bảng 4.16. Hàm lượng chất khô thân lá của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 63
    Bảng 4.17. Hàm lượng tinh bột, hàm lượng protein và năng suất chất khô củ, năng suất tinh bột củ của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 65
    Bảng 4.18. Chất lượng ăn nếm của các dòng khoai lang tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2009 66
    Bảng 4.19. Mức độ nhiễm sâu hại của các dòng, giống khoai lang tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2009 68
    Bảng 4.20. Hệ số tương quan giữa các tính trạng của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 69
    Bảng 4.21. Đặc điểm của một số dòng, giống khoai lang ưu tú trong vụ Xuân 2009 71
    Phần 1. MỞ ĐẦU
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Khoai lang (Ipomoea batatas (L) Lam), là cây trồng quan trọng được trồng rộng rãi ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới như Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh.
    Ở Việt Nam khoai lang là một cây lương thực truyền thống đứng thứ ba sau lúa, ngô và đứng thứ hai về giá trị kinh tế sau khoai tây. Khoai lang với thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng thích ứng rộng, được trồng ở khắp mọi nơi trên cả nước từ Đồng bằng đến miền núi và Duyên Hải Miền Trung Khoai lang còn có thể trồng được ở nhiều vùng sinh thái và chân đất khác nhau.
    Trong số các cây lương thực, cây có củ giữ một vai trò quan trọng trong sản xuất lương thực ở những nước nông nghiệp nghèo, chậm và đang phát triển (Trịnh Xuân Ngọ, Đinh Thế Lộc, 2004) [31]. Đặc biệt trong những năm mất mùa hạn hán hay ở những vùng sản xuất khó khăn, khoai lang là cây chủ lực giải quyết lương thực và thức ăn gia súc. Tại một số vùng sinh thái có điều kiện đặc biệt cây khoai lang được xếp ngang hàng thậm chí còn cao hơn cả lúa và có thể nói cây khoai lang là cây chủ lực, củ khoai lang được sử dụng khá đa dạng. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp của Liên Hợp Quốc, trên thế giới 77% khoai lang sử dụng làm lương thực, 13% làm thức ăn gia súc, 3% làm nguyên liệu chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau như: luộc để ăn sáng, làm mứt, làm bánh kẹo, nước giải khát, rượu, làm thuốc, dùng thay thế cho bột mì để làm bánh bích qui (Cúc Phương, 2005) [7]. Phần loại bỏ đi rất ít chiếm 6% (FAO, Horton, 1988) [11] phần thân lá ngọn vừa được sử dụng làm rau xanh cho con người đồng thời là nguồn thức ăn tốt cho chăn nuôi gia súc.
    Khoai lang trồng bằng dây, rất ít sâu bệnh nên chi phí đầu tư trên một đơn vị diện tích là rất thấp, mặt khác khoai lang có tiềm năng cho năng suất cao, thân lá khoai lang phát triển nhanh, mạnh nên có khả năng lấn át cỏ dại rất tốt. Ở một số địa phương như Bình Minh, Vĩnh Long hoặc Đak Nông, khoai lang mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân. Tỉnh Quảng Ngãi đang phát triển giống khoai lang tím Nhật Bản, mang lại lợi nhuận là 92 triệu đồng trên một hecta (http://vndgkhktnn.vietnamgateway.org).
    Những năm qua, công tác chọn tạo, nhân giống khoai lang ở Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Nhiều giống được công nhận là giống quốc gia và đưa vào sản xuất đại trà như: VX-37, VX93, HL3,[SUB], [/SUB]HL4, KL-5, KB1 ., nhưng việc áp dụng giống mới vào các vùng trồng khoai chưa cao, chưa được đầu tư thâm canh và nguồn giống chưa đủ để đưa về các địa phương, vì vậy chưa đủ để đáp ứng cho nhu cầu của người nông dân.
    Trong những năm gần đây diện tích khoai lang có chiều hướng giảm xuống một cách rõ rệt. Trong đó, nguyên nhân chính là do năng suất và chất lượng khoai lang tăng lên một cách chậm chạp, hơn nữa với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, người nông dân đã chọn lựa những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao để đầu tư thâm canh, nên việc phát triển mở rộng diện tích trồng khoai lang chưa được quan tâm phát triển.
    Sơn La là một tỉnh có diện tích trồng khoai lang lớn, diện tích trồng khoai của Sơn La từ năm 2000 đến 2007 dao động từ 585 - 760ha (Niên giám thống kê Sơn La 2007) [34] (cao nhất là năm 2000 đạt 760 ha và thấp nhất là năm 2005 đạt 585 ha nhưng diện tích trồng khoai lang của Sơn La hiện nay cũng có xu hướng giảm (giảm từ 760 ha năm 2000 xuống còn 651ha năm 2007). Một trong những lý do làm cho diện tích khoai lang giảm đi là do bộ giống khoai lang đang trồng còn hạn chế, năng suất không cao, khả năng chống chịu kém.
    Vì vậy, để góp phần chọn tạo các giống khoai lang năng suất cao, thích ứng tốt với điều kiện địa phương, đáp ứng được nhu cầu sản xuất chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Đánh giá và tuyển chọn một số giống khoai lang có triển vọng tại huyện Mai Sơn – Sơn La”.
    1.2 Mục tiêu của đề tài
    - Khảo sát đánh giá một số dòng giống khoai lang được thu thập tại Viện CLT-CTP.
    -Trên cơ sở đó tuyển chọn được những dòng giống có năng suất cao chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất tại huyện Mai Sơn – Sơn La.
    1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
    Đề tài nghiên cứu đánh giá và tuyển chọn giống khoai lang có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng thích ứng tốt. Trên cơ sở nghiên cứu sẽ xác định được những dòng tham gia thí nghiệm có triển vọng. Các kết quả đó là dẫn liệu khoa học làm cơ sở cho các nhà chọn giống nghiên cứu và tham khảo, qua đó góp phần bổ sung nguồn giống khoai lang cho nghiên cứu và sản xuất đại trà ở Việt Nam.
    1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đề xuất được một số giống khoai lang có triển vọng đáp ứng nhu cầu sản xuất tại Sơn La nói riêng và một số vùng trồng khoai lang trong cả nước nói chung.
    1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    1.4.1. Giống nghiên cứu
    Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành đánh giá 11 dòng, giống khoai lang (Ipomoea batatas (Lam)). Trong tập đoàn giống khoai lang của Viện CLT-CTP - Gia Lộc - Hải Dương.
    Với 2 vụ: + Vụ Đông: Trồng tháng 9/2008 thu hoạch tháng 1/2009
    + Vụ Xuân: Trồng tháng 2/2009 thu hoạch tháng 5/2009
    1.4.2. Địa bàn và thời gian nghiên cứu
    Đề tài được tiến hành thực hiện tại Trại thực hành rèn nghề Trường trung học Nông Lâm Sơn La từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...