Thạc Sĩ Đánh giá và tuyển chọn một số dòng lúa mới kháng bệnh bạc lá, chất lượng cao tại Hải Dương

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Đánh giá và tuyển chọn một số dòng lúa mới kháng bệnh bạc lá, chất lượng cao tại Hải Dương
    Mô tả bị lỗi font vài chữ, tài liệu thì bình thường

    MụC LụC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt v
    Danh mục bảng vi
    1. Mở đầu i
    1.1 Đặt vấn đề 1
    1.2 Mục đích và yêu cầu 2
    2. Tổng quan tài liệu 3
    2.1 Phân loại chất lượng lúa gạo 3
    2.2 Chất lượng, thị trường lúa gạo trong nước và trên thế giới 3
    2.3. Cở sở di truyền của việc chọn tạo giống lúa chất lượng cao và một
    số yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo 5
    2.4. Hướng chọn tạo và tình hình chọn tạo giống lúa chấtlượng cao ở
    nước ta 24
    2.5 Bệnh bạc lá và đặc điểm di truyền 30
    2.6. Các đường hướng chọn tạo giống kháng bệnh bạc lá 36
    3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 38
    3.1 Vật liệu nghiên cứu 38
    3.2 Nội dung nghiên cứu 39
    3.3 Phương pháp nghiên cứu 39
    4. Kết quả và thảo luận 49
    4.1. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển trong giai đoạn mạ (Vụ
    mùa 2009 và vụ xuân 2010) 49
    4.2 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng (vụ mùa 2009 và vụ xuân
    2010) 53
    4.3 Nghiên cứu đặc điểm lá đòng (vụ mùa 2009 và vụxuân 2010) 58
    4.4 Một số đặc điểm của thân và bông (vụ mùa 2009 và vụ xuân
    2010) 61
    4.5 Một số đặc điểm hình thái của các dòng 65
    4.6 Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại và khả năng chốngđổ của
    các dòng tham gia thí nghiệm (vụ mùa 2009 và vụ xuân 2010) 67
    4.6.1 Khả năng chống đổ 67
    4.6.2 Mức độ nhiễm một số sâu hại 68
    4.6.3 Mức độ nhiễm một số bệnh hại 70
    4.7 Kết quả lây nhiễm bệnh bạc lá nhân tạo (vụ mùa2009 và vụ xuân
    2010) 74
    4.8 Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học (vụ mùa 2009 và vụ xuân
    2010) 82
    4.9 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các dòng (vụ mùa
    2009 và vụ xuân 2010) 85
    4.10 Chất lượng thương trường của các dòng tham gia thí nghiệm (vụ
    mùa 2009 và vụ xuân 2010) 92
    4.11 Chất lượng nấu nướng và dinh dưỡng của các dòng giống tham
    gia thí nghiệm 99
    4.11.1 Chất lượng nấu nướng 99
    4.11.2 Chất lượng dinh dưỡng 101
    4.12 Kết quả xác định chỉ số chọn lọc (Selection index) (vụ mùa 2009
    và vụ xuân 2010). 102
    5. Kết luận và đề nghị 106
    5.1 Kết luận 106
    5.2 Đề nghị 107
    Tài liệu tham khảo 108

    1. Mở đầu
    1.1 Đặt vấn đề
    Việt Nam là một nước nông nghiệp lâu đời trong đó chủ yếu là nghề
    sản xuất lúa đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa tolớn trong phát triển kinh tế
    và xf hội. Trong những năm gần đây, do đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây
    trồng, cải tiến chính sách quản lý trong nông nghiệp và áp dụng tiến bộ khoa
    học kỹ thuật về giống, hệ thống canh tác và quy trình gieo cấy tiên tiến nên
    năng suất lúa không ngừng được tăng cao, sản lượng đf và đang đạt tới mức
    tối ưu, đời sống của người dân nhìn chung được cải thiện một bước đáng kể, vì
    vậy nhu cầu tiêu dùng gạo có chất lượng cao cũng tăng lên nhanh chóng.
    Việt Nam là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo sau Thái Lan và trong
    tương lai xuất khẩu vẫn là tiềm năng lớn của chúng ta. Tuy nhiên, chất lượng
    gạo của ta vẫn còn kém: Nguyên nhân sâu xa của tìnhtrạng này là chưa có
    được một bộ giống chất lượng cao. Trong khi đó, xu hướng yêu cầu gạo phẩm
    chất cao trên thị trường châu ávà châu Mỹ ngày càng tăng. Chính vì vậy cần
    phải tạo ra một bộ giống chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên
    thị trường trong nước và trường quốc tế,
    Hiện nay nước ta chủ yếu là cấy các giống lúa nhập nội có kiểu hình thâm
    canh cho năng suất cao như Nhị ưu 838, BTST, Bắc ưu64, Khang dân, Q5 thì
    cơm lại khô cứng, không có hoặc ít có hương vị khi nấu chín. Ngược lại, các giống
    lúa địa phương cổ truyền có chất lượng nấu nướng rấ t tuyệt vời thì lại cho năng
    suất thấp, thời gian sinh trưởng chưa phù hợp với cơ cấu mùa vụ, đồng thời bị
    nhiễm sâu bệnh hại rất nặng và đặc biệt là bệnh bạclá (do vi khuẩn Xanthomonas
    Oryzase) gây ra, trước đây bệnh chỉ gây hại ở vụ mùa nhưng đến nay đf gây hại
    nặng ở cả vụ xuân, làm cho việc gieo cấy lúa trở trở lên không ổn định.
    Thời gian gần đây các nhà khoa học đf làm sáng tỏ rằng: tính kháng
    bệnh bạc lá có 29 gen đơn quy định (ví dụ gen xa-5,Xa-7 ) và các tính trạng
    chất lượng bao gồm: Chất lượng dinh dưỡng (hàm lượng protein, sự cân đối giữa
    các axitamin trong lúa gạo ), chất lượng của hạt khi nấu chín (hàm lượng
    aminoza, độ mềm, độ dẻo, hương vị ), chất lượng thương trường (chiều dài,
    chiều rộng hạt gạo, độ bạc bụng ) và chất lượng xayxát (tỷ lệ gạo nguyên, tỷ lệ
    trắng trong ) cũng do gen quy định (ví dụ chiều dài hạt gạo được điều khiển bởi
    gen lặn kí hiệu là lk-I ). Từ những cơ sở đó các nhà khoa học đf và đang tiến
    hành lai quy tụ các gen vào một giống rồi chọn lọc thì có thể vừa tạo ra được giống
    kháng bệnh bạc lá vừa chất lượng cao (ví dụ, giống N46, N91 .). Từ đó cho thấy
    đây là một hướng đi khả quan và là biện pháp hiệu quả nhất để thúc đẩy gieo cấy
    các giống lúa chất lượng cao ở nước ta.
    Để nâng cao chất lượng hạt gạo, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước
    và quốc tế, đồng thời làm cho việc gieo cấy lúa được ổn định, thời gian vừa
    qua Viện cây Lương thực và thực phẩm Hải dương đf tiến hành lai tạo theo
    hướng trên và đf tạo ra được một số dòng lúa có triển vọng, nhưng cần phải
    tiếp tục đánh giá, chọn lọc để đem đi khảo nghiệm cho ra giống mới là rất cần
    thiết . Chính vì thế chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
    “Đánh giá và tuyển chọn một số dòng lúa mới kháng bệnh bạc lá, chất
    lượng cao tại Hải Dương”
    1.2 Mục đích và yêu cầu
    1.2.1 Mục đích
    Tuyển chọn được 1 – 2 dòng lúa thuần có năng suất khá, chất lượng cao
    và kháng bệnh bạc lá tốt
    1.2.2 Yêu cầu
    Đánh giá được một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, nông sinh học và
    năng suất các dòng.
    Đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng.
    Đánh giá được khả năng kháng một số sâu bệnh và kháng bệnh bạc lá
    trong 2 vụ.


    2. Tổng quan tài liệu
    2.1 Phân loại chất lượng lúa gạo
    Chất lượng lúa gạo là một trong bốn mục tiêu mà công tác cải tạo giống
    đặt ra. Chất lượng được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau bao gồm:
    hình dạng hạt, kích thước hạt, độ đồng đều của hạt,tỷ lệ gạo xay, tỷ lệ gạo
    xát, tỷ lệ gạo nguyên, tỷ lệ bạc bụng, chất lượng nấu nướng và đặc điểm trong
    quá trình chế biến.
    Theo Juliano, 1985 [75] có thể tổng hợp lại để đánhgiá chất lượng gạo
    theo các nhóm chỉ tiêu sau:
    - Chất lượng thương trường: đây là chỉ tiêu quan trọng đối với gạo xuất
    khẩu dùng để mua bán, trao đổi trong nước và quốc tế. Các chỉ tiêu chất lượng
    thương trường căn cứ vào: hình dạng hạt gạo, chiều dài, chiều rộng hạt, độ
    trong, độ bóng, độ bạc bụng, màu sắc hạt tỷ lệ gạo xay xát và tỷ lệ gạo
    nguyên .
    - Chất lượng nấu nướng, ăn uống hay nếm thử đánh giá bằng cảm quan
    nên phụ thuộc vào tập quán của từng nhóm dân cư: Căn cứ chủ yếu vào hàm
    lượng Amylose, nhiệt độ hoá hồ, độ bền gen, độ nở cơm, sức hút nước và
    hương thơm.
    - Chất lượng dinh dưỡng có các chỉ tiêu chính là: Hàm lượng protein,
    hàm lượng lysine .
    2.2 Chất lượng, thị trường lúa gạo trong nước và trên thế giới
    Lúa gạo là nguồn lương thực của hơn một nửa dân số thế giới. Tại châu
    á, gạo là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu, nó đónggóp 56,2% năng lượng,
    42,9% Protein và cung cấp tới 29,8% hàm lượng sắt trong bữa ăn hàng ngày
    (IRRI,1984) [71]. Nó đặc biệt quan trọng với những người nghèo, khi mà
    lương thực cung cấp tới 70% năng lượng và protein thông qua bữa ăn hàng
    ngày [72].
    Theo thống kê của tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO)thì lúa gạo
    được sử dụng 85% làm thức ăn cho người. Các vùng châu á, châu Phi, châu
    Mĩ la tinh, lấy lúa gạo làm nguồn lương thực chính.Việt Nam là một trong
    những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, cho nênvấn đề chất lượng gạo
    được đặt ra phải phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu.
    Thái Lan là nước xuất khảu gạo lớn nhất và chất lượng gạo cũng cao nhất hiện
    nay nên họ đf có quy định khá chặt chẽ các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng.
    Công tác chọn tạo giống lúa phục vụ xuất khẩu của Việt Nam cũng dựa trên
    tiêu chuẩn của Thái Lan và IRRI. Theo đó thì giống có phẩm chất gạo cao là
    những giống lúa có chiều dài hạt từ (6,61 – 7,5 mm)đến rất dài (>7,5 mm), tỷ
    lệ dài trên rộng hạt gạo ≥3, tỷ lệ gạo nguyên > 50%, gạo trong ít bạc bụng,
    nhiệt độ hoá hồ trung bình, độ bền thể gel mềm, hàmlượng amylose trung
    bình (Trần Văn Đạt, 2005 [15].
    Tuy nhiên tuỳ theo truyền thống ẩm thực và thu nhậpcủa mỗi quốc gia và
    các bộ phận dân cư khác nhau có yêu cầu về chất lượng gạo cũng khác nhau.
    Gạo xay có hạt trong mờ, thon dài, có hoặc không cómùi thơm, có độ
    nở nhiều khi nấu (do sự kéo dài nhân hạt), có tính mịn (không dính và mềm)
    cấu trúc hạt chắc, mùi vị hấp dẫn và thời hạn sử dụng kéo dài được ưa chuộng
    trong thị trường nội địa.
    Các nghiên cứu của Kaosa, Fuliano và trung tâm thông tin Bộ Nông
    nghiệp (2001) [40] cho thấy: tại thị trường Hồng Kông các loại gạo hạt dài, tỷ
    lệ gạo nguyên cao, cơm mềm luôn được bán với giá cao. Tại Rome các loại
    gạo Japonica được ưa chuộng. Trái lại các khách hàng Tây á và Italia lại ưa
    chuộng gạo đục và cứng cơm. Người Nhật Bản ưa gạo tròn, mềm ướt, thật
    trắng và không có mùi thơm. Còn thị trường và ngườiThái Lan thích gạo hạt
    dài, cơm khô.
    Những nơi mà gạo là lương thực thứ yếu như (châu Âu) thì họ yêu cầu
    loại gạo tốt. Gạo 5 – 10% tấm được tiêu thụ nhiều ởTây Âu và 10 – 13% ở

    Tài liệu tham khảo
    I. Tài liệu tiếng việt
    1. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Duy Bảy, Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Kiều Thị Ngọc
    và Bùi Bá Bổng (1995) “Chọn tạo giống lúa lai có phẩm chất gạo tốt
    đáp ứng yêu cầu xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long”, Hội thảo
    quốc gia cây lương thực và cây thực phẩm, tháng 9/1995, TP HCM.
    2. Bùi Chí Bửu, Nguyễn thị lang, Nguyễn Duy Bảy, Kiều Thi Ngọc,
    Nguyễn Văn Tạo, Trần Đức Thạch, Trịnh Thị Luỹ, Lê Thị Hồng Loan,
    Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thạch Cân (1996), Nghiên cứu nâng cao
    chất lượng tỉnh Cần Thơ.Sở KHCN & MT tỉnh Cần Thơ 68 tr.
    3. Bùi Chí Bửu và CTV (1999), Cải tiến giống lúa cao sản có phẩm chất
    tốt ở đồng bằng sông Cửu long, Đề tài KH01- 08.
    4. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang (2000), Một số vấn đề cần biết về gạo
    xuất khẩu, NXB Nông Nghiệp TP HCM.
    5. Bùi Chí Bửu (2002), Cơ sở di truyền tính kháng sâu bệnh hại cây trồng,
    NXB Nông nghiệp, TP HCM
    6. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang (2004) áp dụng chỉ thị phân tử để chọn
    giống lúa kháng bệnh bạc lá. Tài liệu online
    7. Bùi Chí Bửu (2005), Kết quả nghiên cứu chọn tạo giốnglúa và phương
    hướng giai đoạn 2006- 2010, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 63,
    tháng 7/2005.
    8. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang (2007), Chọn giống cây trồng phương
    pháp truyền thống và phân tử,NXB Nông nghiệp
    9. Nguyễn Đình Cấp (2002), “ Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển
    năng suất và chất lượng gạo của một số giống lúa ở trà Xuân chính vụ
    trên các nền phân bón khác nhau tại Gia Lộc- Hải Dương”, Luận văn
    thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Hà Nội 2002, Tr 28-30
    10. Lê Dofn Diên, Nguyễn Bá Trình (1984), Nâng cao chất lượng nông
    sản, (Tập I) NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr. 2001- 2010
    11. Lê Dofn Diên (9/1990), ”Vấn đề chất lượng lúa gạo’’. Tạp chí nông
    nghiệp và công nghệ thực phẩm
    12. Lê Dofn Diên (1995), “Nghiên cứu chất lượng lúa gạo ở Việt Nam”,
    Hội thảo quốc gia chương trình phát triển Cây lương thực và Cây thực
    phẩm, tháng 9, 21 tr: 156- 176, Hà Nội.
    13. Lê Dofn Diên (2003), Nâng cao chất lượng lúa gạo phục vụ tiêu dùng
    và xuất khẩu, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
    14. Phạm Tến Dũng (2003), Xử lý kết quả trên máy vi tính bằng IRRISTAT
    4.0 trong Windows, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
    15. Trần Văn Đạt (2005), Sản xuất lúa gạo thế giới: Hiện trạng và khuynh
    hướng phát triển trong thế kỷ 21. NXB Nông nghiệp TP HCM, 591
    trang.
    16. FAO (1998), Triển vọng vệ nhu cầu và các loại hạt lượng thực ởmột
    số nước châu á,Hà Nội, tr. 12-13.
    17. Nguyễn Xuân Hiển. Nghiên cứu lúa ở nước ngoài. NXB KHKT,
    1976,1979, pp. 3,4
    18. Nguyễn Văn Hiển và Trần Thị Nhàn (1982) , “Giống Lúa Miền Bắc
    Việt Nam”, NXB Nông nghiệp –Hà Nội, Tr 102-105.
    19. Nguyễn Văn Hiển (1992), Nghiên cứu chất lượng gạo một số giống lúa
    địa phương và nhập nội ở miền bắc Việt Nam, Luận án PTS khoa học
    Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
    20. Nguyễn Văn Hiển (2000), Giáo trình chọn giống cây trồng, NXB giáo
    dục, Hà Nội
    21. Vũ tuyên Hoàng và cs (5/2002), “Kết quả nghiên cứuchọn tạo giống
    lúa thâm canh có hàm lượng protein cao trong gạo” Tạp chí Nông
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...