Báo Cáo Đánh giá và phát huy tiềm năng đa dạng sinh học động vật nuôi và hoang dã của Việt Nam

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀIHỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KH&CN



    MỤC LỤC
    Chương I: Lời mở đầu . 6
    Chương II: Mục tiêu của nhiệm vụ 8
    Chương III: Tình hình nghiên cứu trong, ngoài nước 8
    Chương IV: Nội dung nghiên cứu .12
    Chương V: kết quả thực hiện nhiệm vụ .19
    Chương VI: Đánh giá kết qủa, kết luận và kiến nghị 88
    Chương VII: Tài liệu tham khảo .98


    Chương I: Lời mở đầu
    Việt Nam là một đất nước có đa dạng sinh học cao với hơn 63 giống và dòng vật nuôi, nhưng sự đa dạng này phần nhiều đã bị thu hẹp dã trong những năm vừa qua và đặc biệt những năm gần đây, nhà nước có chủ trương nhập nội các giống vật nuôi ngoại để tăng năng suất và đa dạng hoá các sản phẩm chăn nuôi. Nhờ việc nhập nội các giống vật nuôi ngoại trong 20 năm qua, chăn nuôi Việt nam đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp rất nhiều vào sự phát triển kinh tế và an ninh lương thực. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích trên, vấn đề đặt ra đòi hỏi các nh khoa
    học phải tìm hướng giải quyết là sự tuyệt chủng của một số giống vật nuôi có nguồn gốc nội địa dã năng suất thấp, sức cạnh tranh không cao, một số giống đã bị thu hẹp số lượng đến mức báo động. Hiện nay, việc xác định sự đa dạng di truyền của các giống nội nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn là một trong những vấn đề được chính phủ Việt nam quan tâm và ưu tiên.
    Chính sách mở cửa kinh tế và thừa nhận các hiệp ước lớn về môi trường của Việt nam đã làm tăng nhận thức trong nước và quốc tế về sự phong phú đặc biệt của đa dạng sinh học động vật của Việt nam cũng như nhận thức về những mối đe dã ạ đang đè nặng lên công tác bảo tồn những tài nguyên này. Sự thừa nhận này được khởi đầu vào năm 1995 khi Chính phủ Việt nam phê chuẩn Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học (BAP).
    Chính phủ Việt nam đã tập trung cố gắng để xác định, xây dựng và quản lí cấp quốc gia, sử dụng các dụng cụ, phương pháp, kỹ thuật hiện đại trong phân tích gen, đặc điểm hoá các tài nguyên di truyền và đặc biệt nhấn mạnh đến đa dạng sinh thái động vật có lợi về kinh tế hoặc di sản, kể cả động vật nuôi và động vật hoang dã .
    Gần đây sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực Sinh học trên thế giới, đặc biệt là các kỹ thuật Di truyền Phân tử đã mở ra triển vọng xác định sự đa dạng di truyền, phát huy tiềm năng và tính đặc thù đa dạng sinh học động vật của Việt Nam cũng như xác định những gen đơn điều khiển các tính trạng năng suất, chất lượng và bệnh tật của các giống vật nuôi.
    Tại Việt nam, năm 2002 Chính phủ đã đồng ý cho xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm tế bào động vật với nội dung chủ yếu: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào động vật hiện đại trong lĩnh vực công nghệ sinh sản – thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi và công nghệ di truyền phân tử, nuôi cấy tế bào động vật.
    Phòng thí nghiệm trọng điểm tế bào động vật (The key laboratory for Animal Cells) của Viện Chăn Nuôi tuy đã được ưu tiên song kinh phí Chính phủ cấp cho phòng thí nghiệm trọng điểm vẫn có giới hạn và dã tính chất công việc đa dạng nên các trang thiết bị máy móc chuyên dụng phục vụ nghiên cứu tại phòng thí nghiệm chưa đáp ứng thật tốt cho việc nghiên cứu. Vì vậy, việc đầu tư, bổ sung cho phòng thí nghiệm từ dự án BIODIVA là hết sức cần thíêt cho sự phát huy nguồn nhân lực, trang thiết bị hiện có để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
    Các nhà khoa học của Viện KH&CN Việt Nam đã nghiên cứu và triển khai lĩnh vực bảo tồn, phát huy tiềm năng liên quan đa dạng sinh học động vật. Công nghệ phôi đã được phát triển với sự hỗ trợ của ba dự án cấp Nhà nước (Dự án 47010107, 52D-0113, KC-08-16, chương trình quốc gia về Công nghệ Sinh học) và năm đề tài cấp Viện KH&CN Việt Nam. Những kỹ thuật sinh sản quan trọng đã được nghiên cứu phát triển, sản xuất và cấy phôi đã được nghiên cứu từ năm 1980. Thông qua khóa họp lần thứ 11của Uỷ ban hỗn hợp Pháp -Việt về hợp tác văn hóa, khoa học kỹ thuật, tháng 5 năm 2000 và quyết định chính thức số 2001- 2111, ngày 11 tháng 12 năm 2005 tại Hà Nội một dự án về "Bảo tồn và phát huy đa
    dạng sinh học động vật nuôi và hoang dã ở khu vực miền núi" đã được hai bên ghi nhận là nội dung ưu tiên cho dự án song phương về hợp tác khoa học kỹ thuật. Với các ý kiến đề xuất của Viện Chăn nuôi-NIAH, Cục Môi trường-NEA, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng-FIPI và Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, các bộ ngành liên quan phía Việt Nam (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường), đã đề nghị 3 hướng hoạt động sau:
    Điều tra, đánh giá sự đa dạng di truyền động vật nuôi trong các vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam.
    Bảo vệ và khai thác tiềm năng các giống trâu bò đang bị đe dã ạ (Gaur, Banteng) hoặc các giống đặc hữu (Saola, Kouprey) ở cao nguyên miền Trung Việt Nam và ở vùng núi Trường Sơn bằng các biện pháp In-situ và Ex-situ.
    Dựa vào việc hỗ trợ về chính sách, khoa học và kỹ thuật cho các cơ quan nhà nước Việt Nam được uỷ quyền quản lí các nguồn tài nguyên di truyền (Viện Chăn nuôi quốc gia, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học, Công nghệ vàMôi trường), một cách logic, dự án này sẽ là sự tiếp nối của những hoạt động hợp tác được thực hiện trong thời gian qua với những đối tác có liên quan của dự án, từ đó xây dựng một mối liên kết chặt chẽ hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...