Luận Văn Đánh giá và giải pháp cho các tác động đến môi trường khi tuyến đường Hồ Chí Minh qua VQG Cúc Phương

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá và giải pháp cho các tác động đến môi trường khi tuyến đường Hồ Chí Minh qua VQG Cúc Phương​
    Information
    MỞ ĐẦU MỤC LỤC


    Trang
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG I - TỔNG QUAN. 3
    1.1. Tổng quan tài liệu về đánh giá môi trường. 3
    1.2. Tổng quan các tác động đến môi trường do đường giao thông đi qua khu bảo tồn và vườn quốc gia 4
    1.2.1. Các tác động đến môi trường do đường giao thông đi qua khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia trên thế giới. 4
    1.2.2. Hiện trạng ở Việt Nam 21
    1.3. Khái quát về khu vực nghiên cứu . 22
    1.3.1. Quy mô xây dựng đoạn tuyến qua VQG Cúc Phương. 22
    1.3.2. Đặc điểm địa hình 25
    1.3.3. Khí hậu thủy văn 25
    1.3.4. Hệ sinh thái dọc đoạn tuyến . 27
    1.3.5. Phân bố dân cư dọc đoạn tuyến 28
    1.4. Các tác động chính đến môi trường đường Hồ Chí Minh đoạn qua VQG Cúc Phương 29
    1.4.1. Tác động đến môi trường không khí, ồn, rung 29
    1.4.2. Tác động tới thủy văn, chất lượng nước sông Bưởi 30
    1.4.3. Tác động tới hệ sinh thái. 30
    1.4.4. Tác động tới kinh tế, xã hội. 31
    CHƯƠNG II - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 32
    2.2. Phương pháp nghiên cứu. 32
    2.2.1. Phương pháp đánh giá môi trường 32
    2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu 33
    2.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa 34
    2.2.4. Phương pháp phân tích, so sánh 35
    2.2.5. Phương pháp đánh giá nhanh môi trường có sự tham gia của cộng đồng 36
    CHƯƠNG III - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. 38
    3.1. Đánh giá các tác động đến môi trường khi tuyến đường Hồ Chí Minh qua VQG Cúc Phương (giai đoạn khai thác) . 38
    3.1.1. Tác động đến chất lượng không khí, ồn, rung động . 38
    3.1.2. Tác động tới chất lượng nước sông Bưởi . 50
    3.1.3. Tác động tới hệ sinh thái 55
    3.1.4. Tác động tới kinh tế, xã hội 59
    3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường đoạn tuyến qua VQG 65
    3.2.1. Thực trạng, tình trạng phục hồi và kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong Vườn . 65
    3.2.2. Tổ chức quản lý Vườn Quốc gia, công tác quản lý tác động môi trường của Đường Hồ Chí Minh đoạn đường đi qua Vườn 69
    3.2.3. Những khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ nguồn đa dạng sinh học của Vườn Quốc Gia Cúc Phương đoạn qua đường Hồ Chí Minh 70
    3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ rừng 71
    3.4. Đánh giá mức độ chính xác về ĐTM dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua VQG Cúc Phương . 71
    3.4.1. Tác động đến chất lượng không khí, tiếng ồn. 71
    3.4.2. Tác động đến ngập lụt, xói lở bờ sông Bưởi . 72
    3.4.3. Tác động đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học của VQG . 73
    3.4.4. Tác động đến kinh tế, xã hội . 74
    3.5. Bài học kinh nghiệm trong công tác lập báo cáo ĐTM các dự án đường giao thông qua khu vực VQG, các khu BTTN để nâng cao hiệu quả của báo cáo ĐTM. 74
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 77
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 80
    PHỤ LỤC. 83

    Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh là trục xuyên Việt thứ 2, sau quốc lộ 1A, được xây dựng trên cơ sở đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ chiến tranh. Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải trình Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 7: “Tuyến đường này sẽ góp phần đẩy mạnh quá trình phân bổ lại cho lao động và bố trí lại cơ cấu kinh tế, khai thác và phát triển có hiệu quả trên một vùng đất rộng lớn ở phía Tây đất nước, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên”. Lợi ích về phát triển kinh tế của tuyến đường Hồ Chí Minh là rõ ràng, tuyến đường sẽ là trục dọc Bắc - Nam chính yếu trong tương lai, góp phần thực hiện chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và là hành lang quan trọng ở phía Tây để góp phần đảm bảo sự ổn định chính trị, an ninh và quốc phòng.
    Việc đánh giá môi trường trong giai đoạn hoạt động các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là rất cần thiết, nhằm đánh giá môi trường sau giai đoạn thẩm định các báo cáo ĐTM và từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QLMT. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hiện nay công việc này vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ.
    Đoạn tuyến đi qua Vườn Quốc gia Cúc Phương thuộc dự án đường Hồ Chí Minh qua khu vực có tính nhạy cảm đa dạng sinh học cao, là khu vực được quy định để bảo tồn.
    Cúc Phương là biểu tượng của Việt Nam về bảo tồn thiên nhiên, là niềm tự hào của dân tộc ta đối với thế giới, bởi lẽ nó ra đời từ năm 1962 và đã trải qua những chặng đường lịch sử vô cùng khó khăn gian khổ nhưng đến nay vẫn được bảo vệ, gìn giữ nguyên vẹn và trở thành mô hình mẫu trong hệ thống các Vườn Quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam. Vườn đã được Nhà nước trao tặng nhiều Huân chương Lao động, Huân chương độc lập và được Chủ tịch nước phong tặng đơn vị Anh hùng lao động.
    Cúc Phương là trọng điểm của thế giới về đa dạng sinh học bởi vì Cúc Phương có hệ sinh thái rất đa dạng. ¾ là núi đá vôi, ¼ là núi đất và thung lũng, có rừng nguyên sinh rộng lớn, rừng thứ sinh, có trảng cỏ xen kẽ và có dòng sông Bưởi chạy qua là nguồn nước duy nhất cung cấp cho động vật, thực vật của Vườn.
    Vườn có hành lang nối liền với khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và tiếp nối với Bắc Trường Sơn tạo thành vành đai giao lưu thuận lợi cho động thực vật trên toàn vùng. Liên vùng Cúc Phương - Pù Lương là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi duy nhất còn sót lại của miền Bắc nước ta, có tính đa dạng sinh học rất cao. Nơi cư trú của nhiều loài động thực vật quý hiếm, loài đặc hữu được xếp loại và loài nguy cấp và rất nguy cấp của Việt Nam và thế giới.
    Do vậy, đề tài luận văn chọn đoạn tuyến qua VQG Cúc Phương trong giai đoạn khai thác để đánh giá môi trường và đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, nhằm bảo vệ đa dạng sinh học VQG Cúc Phương trong khu vực đoạn tuyến đi qua, đảm bảo sự phát triển bền vững giữa phát triển giao thông và môi trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...