Luận Văn Đánh giá trữ lượng nước dưới đất vùng côn đảo bằng phương pháp mô hình

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Đánh giá trữ lượng nước dưới đất (NDĐ) đối với các vùng mỏ quy mô nhỏ
    và cô lập như ở Côn Đảo là vấn đề phức tạp, vì nguồn hình thành trữ lượng ở đây chủ yếu là
    trữ lượng động. Việc tính toán trữ lượng theo giải tích thường không chính xác vì không tính
    toán đầy đủ các thành phần trữ lượng động do đó đưa ra những kết luận không gần với thực tế
    về tài nguyên NDĐ. Mô hình dòng c hảy NDĐ là công cụ có khả năng tính đầy đủ các nguồn
    hình thành trữ lượng từ đó sẽ cung cấp được những thông tin tin cậy trong đánh giá tài
    nguyên NDĐ. Bài báo sẽ sử dụng mô hình đã có để thực hiện xác định từng thành phần tham
    gia hình thành trữ lượng 3.960m3/ngày ở đảo Côn Sơn.
    1. MỞ ĐẦU
    Đánh giá trữ lượng NDĐ được thực hiện bằng nhiều phương pháp. Phương pháp cân bằng
    thường chứng tỏ hiệu quả trong những vùng có điều kiện địa chất thủy văn (ĐCTV) như ở Côn
    Đảo. Độ chính xác của kết quả tính càng được nâng cao hơn nếu được thực hiện thông qua mô
    hình dòng chảy NDĐ. Mô hình dòng chảy NDĐ sử dụng trong báo cáo này được thực hiện từ
    kết quả nghiên cứu và nguồn dữ liệu của Dự án: “Điều tra bổ sung, xây dựng mạng quan trắc,
    quy hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước vùng Côn Đảo” (do Nguyễn Hữu
    Điền và nnk thực hiện năm 2006). Mô hình được xây dựa theo nguồn dữ liệu khá đầy đủ có độ
    tin cậy cao nên có khả năng thực hiện được các bài toán ĐCTV trong vùng mà cụ thể là xác
    định được các nguồn hình thành trữ lượng khai thác NDĐ. Nói cách khác kết quả tính toán của
    mô hình có thể chỉ ra được lượng nước được khai thác sẽ được hình thành từ những nguồn cụ
    thể. Đây là những thông tin cần thiết cho các nhà quản lý khai thác NDĐ ở Côn Đảo.
    2. MÔ HÌNH DÒNG CHẢY NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG CÔN ĐẢO
    2.1 Sơ đồ hóa vùng nghiên cứu
    Căn cứ đặc điểm cấu trúc ĐCTV của đảo Côn Sơn, hệ thống NDĐ của vùng được sơ đồ
    hoá như sau:
    - Vùng lập mô hình dòng chảy nước dưới đất (MHDCNDĐ) được chọn như trong hình 1,
    giới hạn bởi bờ biển phía nam và đường phân thủy của các núi đá ở các phía còn lại.
    - Các lớp tính toán: MHDCNDĐ gồm 2 lớp: Lớp trên mô phỏng các trầm tích bở rời
    Kainozoi và lớp dưới mô phỏng đá Mezozoi.
    - Đặc điểm thủy lực và điều kiện biên: Lớp 1: Chiếm diện tích khoảng 6km2 ở trung tâm
    vùng tính toán, được xem là lớp không áp (Unconfined) hoặc có áp yếu cục bộ không đồng
    nhất về tính thấm. Phần rìa tiếp xúc với các đá Mezozoi được xem là biên không dòng chảy
    (biên loại II - Q = 0) và bờ biển phía nam là biên tổng hợp. Lớp 2: Chiếm toàn bộ diện tích
    vùng tính toán, được xem là lớp không hoặc bán áp không đồng nhất về tính thấm. Phần rìa
    dọc theo đường phân thủy được xem là biên không dòng chảy và phần phía nam tiếp xúc với
    biển là biên tổng hợp (biên loại III).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...