Thạc Sĩ Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững nông, lâm n

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/1/17.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    hành tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ, dưới sự
    hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Khanh Vân và TS. Lê Thị Thu Hiền. Tác giả xin bày
    tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ hướng dẫn, những người đã đóng góp quan
    trọng cho sự thành công của luận án.
    Trong quá trình hoàn thành luận án, tác giả luôn nhận được sự giúp đỡ của Phòng
    Địa lí Khí hậu, Ban chủ nhiệm Khoa Địa lí, Học viện Khoa học công nghệ, Ban lãnh
    đạo Viện Địa lí, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên, Sở Tài
    nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên đã tận tình giúp đỡ cho tác giả có các nguồn
    tài liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan. Xin chân thành cảm ơn Ban giám
    hiệu trường Đại học Tây Bắc đã tạo mọi điều kiện để tác giả có thời gian và tâm sức
    hoàn thiện luận án.
    Tác giả cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của GS.TSKH. Phạm
    Hoàng Hải, PGS.TS. Lại Vĩnh Cẩm. Ngoài ra tác giả còn nhận được nhiều ý kiến của
    các nhà khoa học khác thuộc Viện Địa lí, Khoa Địa lí - Đại học Khoa học Tự nhiên Hà
    Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội.
    Một lần nữa, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới các cơ
    quan, các nhà khoa học cùng bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện để tác
    giả hoàn thành bản luận án này.

    Hà Nội, ngày tháng năm 2016
    TÁC GIẢ LUẬN ÁN iii
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu . 2
    3. Phạm vi nghiên cứu . 2
    4. Các luận điểm bảo vệ 3
    5. Những điểm mới của đề tài . 3
    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn . 3
    7. Cơ sở tài liệu của luận án 4
    8. Cấu trúc luận án . 4
    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ
    NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN
    NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN . 6
    1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam theo hướng của đề tài luận án 6
    1.1.1. Hướng nghiên cứu cảnh quan trên thế giới . 6
    1.1.2. Hướng nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam 10
    1.1.3. Các nghiên cứu theo hướng của đề tài trên lãnh thổ tỉnh Điện Biên. 14
    1.1.4. Khái quát về nghiên cứu các mô hình nông lâm kết hợp 15
    1.2. Lí luận về đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho mục
    đích phát triển bền vững các ngành sản xuất . 18
    1.2.1. Một số khái niệm . 18
    1.2.2. Mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hoạt động sản xuất
    với cấu trúc cảnh quan . 20
    1.2.3. Đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá cảnh quan 21
    1.3. Cơ sở lí luận nghiên cứu cảnh quan . 22
    1.3.1. Hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan . 22
    1.3.2. Cấu trúc, chức năng và động lực CQ . 26
    1.3.3. Lí luận về nghiên cứu cảnh quan miền núi 28
    1.4. Cơ sở lí luận đánh giá cảnh quan 30
    1.4.1. Đối tượng, nhiệm vụ đánh giá . 30
    1.4.2. Nội dung và quy trình đánh giá cảnh quan áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu 31
    1.5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu . 33 iv
    1.5.1. Quan điểm nghiên cứu . 33
    1.5.2. Phương pháp nghiên cứu . 34
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 37
    Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ ĐẶC
    ĐIỂM CẢNH QUAN TỈNH ĐIỆN BIÊN .39
    2.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các nhân tố thành tạo cảnh quan tỉnh
    Điện Biên . 39
    2.1.1. Địa chất 39
    2.1.2. Địa hình, địa mạo 42
    2.1.3. Khí hậu, sinh khí hậu . 46
    2.1.4. Thủy văn 51
    2.1.5. Thổ nhưỡng . 53
    2.1.6. Thảm thực vật 55
    2.1.7. Nhân tố con người trong quá trình thành tạo CQ Điện Biên . 58
    2.2. Hiện trạng phát triển nông, lâm nghiệp, du lịch và thực trạng môi trường tỉnh Điện
    Biên 59
    2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Điện Biên 59
    2.2.2. Ngành nông, lâm nghiệp và du lịch 60
    2.2.3. Hiện trạng môi trường và một số tai biến thiên nhiên tỉnh Điện Biên 62
    2.3. Phân loại cảnh quan tỉnh Điện Biên . 65
    2.3.1. Hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan . 65
    2.3.2. Động lực và chức năng cảnh quan tỉnh Điện Biên 67
    2.3.3. Sự phân hóa cảnh quan 80
    2.3.4. Trạng thái biến đổi cảnh quan tỉnh Điện Biên . 82
    2.4. Phân vùng cảnh quan tỉnh Điện Biên . 83
    2.4.1. Nguyên tắc, tiêu chí phân vùng . 83
    2.4.2. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan 84
    2.4.3. Tính đặc thù trong phân hóa CQ ở các tiểu vùng 88
    2.4.4. Phân tích định lượng cấu trúc CQ trong các tiểu vùng 89
    2.5. Đặc điểm cảnh quan huyện Điện Biên .91
    2.5.1. Đặc điểm cấu trúc đứng 91
    2.5.2. Đặc điểm cấu trúc ngang . 93 v
    Chương 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
    NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN . 97
    3.1. Lựa chọn đơn vị đánh giá, nguyên tắc và trọng số đánh giá 97
    3.2. Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cảnh quan cho phát triển nông nghiệp . 98
    3.2.1. Phát triển cây hàng năm 98
    3.2.2. Phát triển cây lâu năm . 100
    3.2.3. Phát triển giống lúa “Tám đặc sản Điện Biên” ở huyện Điện Biên 106
    3.3. Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cảnh quan cho phát triển lâm nghiệp . 109
    3.3.1. Phát triển rừng đầu nguồn . 109
    3.3.2. Phát triển rừng sản xuất . 111
    3.4. Đánh giá mức độ xói mòn đất trong cấu trúc cảnh quan tỉnh Điện Biên . 113
    3.4.1. Đánh giá xói mòn đất tiềm năng ở các đơn vị CQ 114
    3.4.2. Đánh giá mức độ xói mòn đất thực tế trong cấu trúc CQ tỉnh Điện Biên . 115
    3.5. Đánh giá cảnh quan cho phát triển du lịch tỉnh Điện Biên . 117
    3.5.1. Đánh giá tài nguyên du lịch trong các tiểu vùng cảnh quan 117
    3.5.2. Đánh giá tổng hợp theo các điểm du lịch 120
    3.6. Định hướng tổ chức không gian phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch
    theo hướng bền vững cho tỉnh Điện Biên 126
    3.6.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất . 126
    3.6.2. Đề xuất định hướng không gian sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
    môi trường trong phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên . 135
    3.7. Đề xuất một số mô hình nông lâm kết hợp cho phụ lớp cảnh quan núi thấp và đồi
    cao tỉnh Điện Biên . 142
    3.7.1. Hiện trạng phát triển các mô hình nông lâm kết hợp tỉnh Điện Biên 142
    3.7.2. Lựa chọn và đề xuất một số mô hình NLKH cho phụ lớp CQ núi thấp và đồi cao
    tỉnh Điện Biên 144
    KẾT LUẬN . 151






    vi

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    STT Từ viết tắt Nghĩa của từ
    1 BĐKH Biến đổi khí hậu
    2 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    3 BVMT Bảo vệ môi trường
    4 CQ Cảnh quan
    5 CQH Cảnh quan học
    6 CSHT, CSVC - KT Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật
    7 DT Diện tích
    8 DTTN Diện tích tự nhiên
    9 ĐKTN Điều kiện tự nhiên
    10 KT - XH Kinh tế - xã hội
    11 KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
    12 H Huyện
    13 ICRAF Trung tâm nghiên cứu về nông lâm kết hợp
    14 NCCQ Nghiên cứu cảnh quan
    15 NLKH Nông lâm kết hợp
    16 PTBV Phát triển bền vững
    17 SDHL Sử dụng hợp lí
    18 SDHLTN Sử dụng hợp lí tài nguyên
    19 SKH Sinh khí hậu
    20 STCQ Sinh thái cảnh quan
    21 TKC Thời kì chuẩn
    22 TNDL Tài nguyên du lịch
    23 TNTN Tài nguyên thiên nhiên
    24 TNNV Tài nguyên nhân văn
    25 TP Thành phố
    26 TTV Thảm thực vật
    27 TVCQ Tiểu vùng cảnh quan
    29 XMTN Xói mòn tiềm năng
    30 XMTT Xói mòn thực tế vii
    DANH MỤC HÌNH
    Hình 1.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu . 38
    Hình 2.1: Biến trình nhiều năm và các đường xu thế của nhiệt độ trung bình năm tại
    các trạm khí tượng tỉnh Điện Biên, giai đoạn 1965 - 2014 . 49
    Hình 2.2: Biến trình nhiều năm và các đường xu thế biến đổi của tổng lượng mưa năm
    tại các trạm khí tượng tỉnh Điện Biên, giai đoạn 1965 - 2014 50
    Hình 2.3: Sơ đồ hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Điện Biên . 66
    Hình 2.4: Diện tích trung bình của các khoanh vi cảnh quan cùng loại 72
    Hình 2.5: Chu vi trung bình của các khoanh vi cảnh quan cùng loại . 73
    Hình 2.6: Lát cắt cảnh quan tỉnh Điện Biên 73b
    Hình 2.7: Chỉ số diện tích trung bình của các khoanh vi dạng CQ . 95
    Hình 3.1: Sơ đồ thành lập bản đồ xói mòn đất tiềm năng tỉnh Điện Biên 114
    Hình 3.2: Sơ đồ thành lập bản đồ xói mòn đất thực tế tỉnh Điện Biên . 115
    Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện quy mô và mức độ chia cắt của các loại hình đề xuất sử
    dụng cảnh quan 132









    viii
    DANH MỤC BẢN ĐỒ
    Số Tên bản đồ
    Sau
    trang
    1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Điện Biên 2
    2.1 Bản đồ địa chất tỉnh Điện Biên 40
    2.2 Bản đồ địa mạo tỉnh Điện Biên 43
    2.3 Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Điện Biên 48
    2.4 Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Điện Biên 54
    2.5 Bản đồ thảm thực vật tỉnh Điện Biên 56
    2.6 Bản đồ cảnh quan tỉnh Điện Biên 69
    2.7 Bản đồ phân vùng cảnh quan tỉnh Điện Biên 85
    2.8 Bản đồ cảnh quan huyện Điện Biên 93
    3.1 Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây hàng năm tỉnh Điện Biên 100
    3.2 Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây chè tỉnh Điện Biên 102
    3.3 Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây ăn quả ôn đới tỉnh Điện Biên 105
    3.4 Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây lúa huyện Điện Biên 108
    3.5 Bản đồ các mức ưu tiên phát triển rừng phòng hộ tỉnh Điện Biên 110
    3.6 Bản đồ đánh giá cảnh quan cho phát triển rừng sản xuất tỉnh Điện Biên 112
    3.7 Bản đồ xói mòn đất tiềm năng trong các tiểu vùng cảnh quan tỉnh Điện Biên 114
    3.8 Bản đồ xói mòn đất thực tế trong các tiểu vùng cảnh quan tỉnh Điện Biên 115
    3.9
    Bản đồ đánh giá tài nguyên du lịch theo các tiểu vùng cảnh quan tỉnh
    Điện Biên
    119
    3.10 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Điện Biên 128
    3.11 Bản đồ định hướng không gian phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Điện Biên 136
    3.12 Bản đồ định hướng không gian phát triển du lịch tỉnh Điện Biên 137
    3.13 Bản đồ định hướng không gian phát triển cây lúa huyện Điện Biên 141 ix
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 1.1: Hệ thống phân loại CQ áp dụng cho tỉnh Điện Biên 24
    Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm ở Điện Biên ( C) . 46
    Bảng 2.2: Tổng lượng mưa trung bình tháng và năm ở Điện Biên (mm) . 47
    Bảng 2.3: Hệ thống chỉ tiêu phân loại SKH TTV tỉnh Điện Biên . 48
    Bảng 2.4: Nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng I, nhiệt độ trung bình
    tháng VII, trong 5 thập k gần đây ở Điện Biên ( C) 49
    Bảng 2.5: Diện tích các loại đất tỉnh Điện Biên 54
    Bảng 2.6: Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất năm 2010, 2015 . 59
    Bảng 2.7: Phụ lớp CQ tỉnh Điện Biên . 66
    Bảng 2.8: Chức năng của phụ lớp cảnh quan tỉnh Điện Biên . 79
    Bảng 2.9: Mức độ biến đổi cảnh quan tỉnh Điện Biên 82
    Bảng 2.10: Hệ thống các đơn vị và chỉ tiêu phân vùng cảnh quan tỉnh Điện Biên . 84
    Bảng 2.11: Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan . 84
    Bảng 2.12: Đặc điểm tự nhiên khác biệt giữa các tiểu vùng CQ tỉnh Điện Biên 88
    Bảng 2.13: Các chỉ số đa dạng cảnh quan theo tiểu vùng cảnh quan 90
    Bảng 3.1: Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá CQ cho phát triển cây hàng năm . 99
    Bảng 3.2: Kết quả về mức độ thích hợp các loại CQ đối với cây hàng năm 100
    Bảng 3.3: Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá CQ cho phát triển cây chè . 102
    Bảng 3.4: Kết quả về mức độ thích hợp các loại CQ đối với cây chè . 103
    Bảng 3.5: Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá CQ cho phát triển cây ăn quả ôn đới . 105
    Bảng 3.6: Kết quả về mức độ thích hợp các loại CQ đối với cây ăn quả ôn đới 106
    Bảng 3.7: Phân hạng mức độ thích hợp, trọng số các chỉ tiêu đánh giá dạng CQ đối với
    giống lúa “Tám đặc sản Điện Biên” 107
    Bảng 3.8: Kết quả về mức độ thích hợp các dạng CQ đối với giống lúa “Tám đặc sản
    Điện Biên” . 108
    Bảng 3.9: Phân cấp chỉ tiêu đối với phát triển rừng phòng hộ 110
    Bảng 3.10: Kết quả về mức độ ưu tiên của các loại CQ đối với rừng phòng hộ 111
    Bảng 3.11: Chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển rừng sản xuất 112
    Bảng 3.12: Kết quả về mức độ thích hợp của các loại CQ đối với phát triển rừng sản
    xuất tỉnh Điện Biên 112
    Bảng 3.13: Phân loại mức độ xói mòn đất do mưa [5] 114 x
    Bảng 3.14: Phân loại mức độ xói mòn đất do mưa .115
    Bảng 3.15: Một số tiêu chí đánh giá mức độ thuận lợi của các tiểu vùng với hoạt động
    du lịch tỉnh Điện Biên 118
    Bảng 3.16: Phân hạng mức độ thuận lợi các tiểu vùng cho phát triển du lịch 119
    Bảng 3.17: Kết quả đánh giá độ hấp dẫn khách du lịch tại các điểm 123
    Bảng 3.18: Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của các điểm du lịch 126
    Bảng 3.19: So sánh kết quả đánh giá cảnh quan với hiện trạng sử dụng đất năm 2015
    và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Điện Biên 129
    Bảng 3.20: Ảnh hưởng của loại hình sử dụng đất đến lượng đất bị xói mòn (đất trên đá
    phiến sét ở cùng độ dốc 15 o
    - 25
    o
    ) [48]. 134
    Bảng 3.21: Tổng hợp kết quả định hướng tổ chức không gian ưu tiên phát triển nông,
    lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên theo các tiểu vùng CQ . 138
    Bảng 3.22: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của hộ nông dân năm 2014 (1.000đ) . 142
    Bảng 3.23: Thu nhập của mô hình NLKH (RVAC) ở phụ lớp đồi cao trong một năm . 146
    Bảng 3.24: Thu nhập của mô hình KTST trang trại chuyên canh cây ăn quả kết hợp trồng
    rừng trong một năm (đơn vị tính: VNĐ) 148 xi
    DANH MỤC PHỤ LỤC
    PHỤ LỤC 1: Hệ thống bảng số liệu về điều kiện tự nhiên, các nhân tố thành tạo
    cảnh quan tỉnh Điện Biên . xii
    Bảng 1: Lượng mây tổng quan trung bình tháng và năm (Phần mười bầu trời) xii
    Bảng 2: Số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ) xii
    Bảng 3: Độ lệch tiêu chuẩn trung bình tháng, năm lượng mưa ở Điện Biên (mm) xii
    Bảng 4: Tổng lượng mưa trung bình tháng và năm ở Điện Biên (mm) . xii
    Bảng 5: Mô tả đặc điểm các kiểu SKH thảm thực vật tỉnh Điện Biên xiii
    Bảng 6: Sự biến đổi của lượng mưa trung bình năm tỉnh Điện Biên (mm) .xiv
    Bảng 7: Tần suất bắt đầu, cao điểm và kết thúc mùa mưa ở Điện Biên .xiv
    Bảng 8: Đặc trưng hình thái lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Điện Biên xv
    Bảng 9: Kết quả phân tích phẫu diện đất đỏ vàng trên đá macma axít (Xã Mường
    Luân, Huyện Điện Biên Đông) .xvi
    Bảng 10: Kết quả phân tích đất đỏ vàng trên đá sét (X. Pa Thơm, H. Điện Biên) .xvi
    Bảng 11: Kết quả phân tích đất vàng nhạt trên đá cát kết (X. Nà Hỳ, H. Nậm Pồ) xvi
    Bảng 12: Kết quả phân tích phẫu diện đất phù sa (X. Thanh Hưng, H. Điện
    Biên) xvii
    Bảng 13: Kết quả phân tích phẫu diện đất đỏ nâu phát triển trên đá vôi (X. Pú Nhung,
    H. Tuần Giáo) . xvii
    Bảng 14: Phân bố dân cư theo huyện ở Điện Biên năm 2014 xvii
    PHỤ LỤC 2: Đặc điểm cảnh quan tỉnh Điện Biên xvii
    Bảng 15: Các chỉ số cấu trúc cảnh quan . xvii
    Bảng 16: Trích lục kết quả tính chỉ số đa dạng CQ (Hs) của tiểu vùng Mường Nhé xxi
    Bảng 17: Trích lục kết quả tính chỉ số đa dạng CQ (Hs) của tiểu vùng Nậm Pồ . xxii
    Bảng 18: Trích lục kết quả tính chỉ số đa dạng CQ (Hs) của tiểu vùng Mường Chà xxiii
    Bảng 19: Trích lục kết quả tính chỉ số đa dạng CQ (Hs) của tiểu vùng Tủa Chùa . xxiv
    Bảng 20: Trích lục kết quả tính chỉ số đa dạng CQ (Hs) của tiểu vùng Điện Biên xxv
    Bảng 21: Trích lục kết quả tính chỉ số đa dạng CQ (Hs) của tiểu vùng Điện Biên Đông . xxvi
    Bảng 22: Diện tích xói mòn tiềm năng trong các tiểu vùng (ha) . xxvii
    Bảng 23: Diện tích xói mòn thực tế trong các tiểu vùng (ha) xxvii
    PHỤ LỤC 3: Kết quả đánh giá cảnh quan . xxviii
    Bảng 24: Bảng đánh giá CQ cho phát triển cây hàng năm tỉnh Điện Biên . xxviii xii
    Bảng 25: Bảng đánh giá mức độ thích hợp các loại CQ cho phát triển cây chè . xxix
    Bảng 26: Bảng đánh giá mức độ thích hợp các loại CQ cho phát triển cây ăn quả ôn
    đới tỉnh Điện Biên . ***i
    Bảng 27: Kết quả xác định mức độ tai biến thiên nhiên tại các điểm du lịch ***ii
    Bảng 28: Kết quả đánh giá độ bền vững của môi trường tại các điểm du lịch . ***iii
    Bảng 29: Chỉ số khí hậu du lịch (%) các địa điểm trong tỉnh [99] ***iii
    Bảng 30: Kết quả đánh giá chỉ số khí hậu du lịch (TCI) tại các điểm ***iii
    Bảng 31: Kết quả đánh giá CSHT và CSVCKT du lịch tại các điểm . ***iv
    Bảng 32: Kết quả đánh giá sức chứa khách du lịch tại các điểm . ***iv
    Bảng 33: Tổng hợp chỉ số cảnh quan của các loại hình đề xuất sử dụng cảnh quan ***iv
    PHỤ LỤC 4: Trích lục kết quả các mô hình thành phần trong thành lập bản đồ
    nguy cơ xói mòn và hiện trạng xói mòn đất tỉnh Điện Biên ***v
    PHỤ LỤC 5: Trích lục kết quả tính trọng số bằng phương pháp AHP với sự hỗ
    trợ của phần mềm Expert Choice xl
    PHỤ LỤC 6: Một số hình ảnh do tác giả chụp trong quá trình thực địa . xli 1

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cùng với sự phát triển, con người không ngừng khai thác các dạng tài nguyên
    và tác động đến môi trường. Trong suốt quá trình lịch sử lâu dài, nhiều hoạt động khai
    thác quá mức, không đáp ứng khả năng tự điều chỉnh và phục hồi của tự nhiên, từ đó
    dẫn đến sự suy thoái về tài nguyên và chất lượng môi trường sống. Sử dụng hợp lí tài
    nguyên thực sự là một vấn đề cấp thiết đặt ra đối với các nhà quản lí, các nhà nghiên
    cứu và các chủ thể của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thực tế cho thấy, để đưa ra các
    biện pháp khai thác lãnh thổ một cách có hiệu quả, phục vụ công tác phát triển kinh tế
    - xã hội (KT - XH) bền vững, thì việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự
    nhiên, tài nguyên thiên nhiên là một nội dung mang ý nghĩa khoa học to lớn và khả
    năng ứng dụng thiết thực. Trong nghiên cứu địa lí tổng hợp, cảnh quan học (CQH) là
    một khoa học nghiên cứu các quy luật phân hoá, các thể tổng hợp tự nhiên. Nghiên
    cứu cảnh quan (NCCQ), tìm ra quy luật của tự nhiên, đóng vai trò quan trọng trong
    việc tổ chức không gian và bảo vệ môi trường [28], [105]. Hướng nghiên cứu này giúp
    phác họa bức tranh tổng thể về tiềm năng tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (TNTN),
    đồng thời tìm ra các giải pháp tổ chức lãnh thổ sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên
    (ĐKTN), đem lại hiệu quả kinh tế cao.
    Điện Biên là một tỉnh miền núi phía tây bắc của Tổ quốc, tỉnh có vị trí chiến
    lược về an ninh, quốc phòng và kinh tế. Điện Biên có thiên nhiên phân hoá đa dạng,
    văn hóa lịch sử mang những màu sắc riêng. Các di tích về chiến thắng Điện Biên Phủ,
    thành Tam Vạn, mãi là những dấu son hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước
    của dân tộc ta. Trong những năm qua, Điện Biên cũng như các tỉnh Tây Bắc nói chung
    đang đứng trước cơ hội đẩy mạnh phát triển những ngành sản xuất có lợi thế của mình.
    Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp và du lịch tại Điện Biên hiện còn
    tồn tại các vấn đề như chưa phát triển được những vùng chuyên canh cây công nghiệp,
    cây ăn quả mang lại giá trị hàng hóa cao, thực trạng rừng bị tàn phá, diện tích đất chưa
    sử dụng còn nhiều. Trên địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra những tai biến thiên nhiên
    như lũ quét, trượt lở đất, gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. Mặt khác, Điện
    Biên lại mới tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ nên các vấn đề điều tra cơ bản về điều kiện tự
    nhiên, tài nguyên cho phát triển sản xuất còn chưa đầy đủ, đồng bộ. Đến nay, Điện
    Biên vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, phát triển KT - XH còn chưa 2

    tương xứng với tiềm năng hiện có của địa phương. Vì vậy việc đánh giá tổng hợp
    ĐKTN, TNTN tỉnh Điện Biên nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho định hướng phát
    triển sản xuất là hết sức cần thiết.
    Xuất phát từ những lí do đó, việc nghiên cứu sinh lựa chọn và thực hiện đề tài
    luận án tiến sĩ địa lí “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
    phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên” là rất
    cần thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học có ích, giúp địa phương định
    hướng sử dụng hợp lí tài nguyên, phát triển bền vững KT - XH và bảo vệ môi trường.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu
    Xác lập luận cứ khoa học cho việc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi
    trường trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm, sự phân hóa có quy luật của các thành phần tự
    nhiên, cảnh quan và đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển bền vững nông, lâm
    nghiệp, du lịch tỉnh Điện Biên.
    2.2. Nhiệm vụ
    1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về ĐKTN, TNTN trên thế giới và Việt
    Nam liên quan đến nội dung luận án, tổng quan tài liệu KT - XH về tỉnh Điện Biên.
    2. Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, xây dựng bản đồ cảnh quan tỉnh Điện Biên tỉ
    lệ 1: 100.000, bản đồ cảnh quan huyện Điện Biên tỉ lệ 1: 50.000 làm cơ sở xác định rõ
    quy luật hình thành, phát triển, cấu trúc và sự phân hóa các đơn vị CQ.
    3. Đánh giá mức độ thích hợp của các cảnh quan cho phát triển một số ngành
    kinh tế: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên. Đánh giá thích
    nghi sinh thái của giống lúa - đặc sản “tám Điện Biên” ở huyện Điện Biên.
    4. Đề xuất những định hướng và các giải pháp phát triển sản xuất nông lâm
    nghiệp, du lịch trên quan điểm sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi không gian: Luận án được giới hạn trong lãnh thổ tỉnh Điện Biên, bao
    gồm 1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện và trong hệ tọa độ địa lí: Từ 102 o 10' đến 103 o
    36'
    kinh độ Đông và từ 20 o 54' đến 22 o 33' vĩ độ Bắc.
    Phạm vi khoa học của luận án: Tập trung nghiên cứu những đặc trưng cơ bản
    của các đơn vị CQ và quy luật phân hóa CQ, trên cơ sở phân tích cấu trúc, chức năng
    CQ, thể hiện trên bản đồ phân loại CQ (tỉ lệ 1: 100.000 và 1: 50.000)
     
Đang tải...