Tiến Sĩ Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2015
    MỤC LỤC


    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1 Bệnh thận mạn . 3
    1.2 Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn 6
    1.3 Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng 9
    1. 4 Tình hình nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn trên
    thế giới và tại Việt Nam 32
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
    2.1. Thiết kế nghiên cứu 34
    2.2. Đối tượng nghiên cứu . 34
    2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 35
    2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 36
    2.5 Các định nghĩa khác 44
    2.6 Các biến số trong nghiên cứu 45
    2.7 Kiểm soát sai lệch trong nghiên cứu . 46
    2.8 Y đức trong nghiên cứu . 47
    2.9 Phân tích số liệu 47
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 49
    3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 49
    3.2 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng hội chứng suy mòn 51
    3.3 Phương pháp đánh giá dự trữ protein nội tạng 53
    3.4 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp theo dõi trọng lượng cơ thể65
    3.5 Đánh giá tình trạng dự trữ chất béo của cơ thể . 66
    3.6 Đánh giá tình trạng dự trữ năng lượng protein trong khối cơ vân 68
    3.7 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp đánh giá tổng thể tình trạng
    dinh dưỡng theo chủ quang . 71
    3.8 So sánh các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng thực hiện trong nghiên
    cứu . 80
    Chương 4: BÀN LUẬN 84
    4.1. Về đặc điểm nhóm nghiên cứu . 84
    4.2 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng hội chứng suy mòn 90
    4.3 Phương pháp đánh giá dự trữ protein nội tạng 92
    4.4 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp theo dõi trọng lượng cơ
    thể 108
    4.5 Đánh giá tình trạng dự trữ chất béo của cơ thể . 112
    4.6 Đánh giá tình trạng dự trữ năng lượng protein trong khối cơ vân 113
    4.7 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp đánh giá tổng thể tình trạng
    dinh dưỡng theo chủ quang . 116
    4.8 So sánh các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng thực hiện trong nghiên
    cứu . 123
    4.9 Hạn chế của nghiên cứu 126
    KẾT LUẬN . 127
    KIẾN NGHỊ 129
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 130
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Suy dinh dưỡng (SDD) được xác định là một trong những vấn đề quan trọng ở
    bệnh nhân bệnh thận mạn (BTM) vì một mặt nó làm gia tăng sự tiến triển của bệnh
    lý thận (làm giảm độ lọc cầu thận và lưu lượng máu đến thận) đồng thời phối hợp
    với tình trạng viêm và các bệnh lý tim mạch làm gia tăng tỷ lệ tử vong. Ngoài ra,
    SDD còn làm tổn thương chức năng của ống thận gần, được chứng minh bởi việc
    gia tăng bài tiết amino acid và phosphat [228]. SDD là yếu tố nguy cơ đe dọa tử
    vong cho đối tượng suy thận mạn giai đoạn cuối do giảm albumin huyết thanh, là
    yếu tố thúc đẩy suy thận tiến triển [32], [95], [229]. Tình trạng SDD trước khi lọc
    máu ở những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối gây ảnh hưởng bất lợi lên kết
    quả của bệnh nhân đó khi khởi đầu liệu pháp điều trị thay thế thận [128]. Kết quả từ
    nghiên cứu của Kamyar Kalantar Zedeh (năm 2011) cho thấy việc điều trị SDD
    bằng các phương pháp hỗ trợ dinh dưỡng có thể cải thiện sống còn và chất lượng
    cuộc sống ở bệnh nhân BTM [121].
    Suy dinh dưỡng là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân BTM với nhiều nghiên
    cứu khảo sát trên các đối tượng bệnh nhân BTM đang điều trị lọc máu hay thẩm
    phân phúc mạc định kỳ. Nghiên cứu của Jager KJ và cộng sự (năm 2001) cho thấy
    tỷ lệ SDD cũng chiếm trong khoảng 23% – 76% ở những bệnh nhân lọc máu và từ
    18% - 50% ở những bệnh nhân thẩm phân phúc mạc định kỳ [102]. Ngoài ra, có
    khoảng 10% bệnh nhân bị SDD nặng khi đang điều trị thay thế thận bằng phương
    pháp lọc máu hay thẩm phân phúc mạc định kỳ [134]. Ở bệnh nhân BTM chưa điều
    trị thay thế thận: nghiên cứu của Lawson (năm 2001) ghi nhận 28% bệnh nhân
    SDD, có sự gia tăng nguy cơ nhập viện và tử vong ở những bệnh nhân này [103].
    Những bệnh nhân có độ lọc cầu thận càng thấp thì tỷ lệ SDD càng cao: t ỷ lệ SDD
    vào khoảng 20 – 28% tương ứng với GFR 30 – 20 ml/phút/1,73m
    da, và khoảng
    40% ở những bệnh nhân có GFR nhỏ hơn 15 ml/phút/1,73m2



    da [38], [206]. Kết quả nghiên cứu của Heimburger O và cộng sự (năm 2000) cho thấy ở thời điểm khởi
    phát lọc máu, tỷ lệ SDD thay đổi trong khoảng 29% - 48% (tùy thuộc vào phương
    pháp sử dụng để đánh giá) [89]. Tình trạng dinh dưỡng trước khi lọc máu của
    những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối ảnh hưởng lên kết quả lâm sàng của
    những bệnh nhân đó khi khởi đầu liệu pháp điều trị thay thế thận [128].
    Dựa theo sự hiểu biết của chúng tôi hiện nay trên thế giới chưa có tác giả nào
    đề cập cũng như nghiên cứu về vấn đề đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng
    bệnh nhân BTM ở cả 5 giai đoạn và chưa điều trị thay thế thận. Tại Việt Nam, các
    nghiên cứu về dinh dưỡng ở đối tượng người lớn chủ yếu tập trung xác định tỷ lệ
    SDD liên quan đến phẫu thuật và bệnh nhân mới nhập viện [7], [8], [181]. Tuy
    nhiên, vấn đề đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng bệnh nhân BTM ở cả 5
    giai đoạn và chưa điều trị thay thế thận cũng chưa được quan tâm.
    Xuất phát từ thực tế trên đề tài luận án: “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở
    bệnh nhân bệnh thận mạn” được chúng tôi tiến hành với các mục tiêu:
    1. Khảo sát tỷ lệ suy mòn (cachexia) ở bệnh nhân BTM chưa điều trị thay thế thận.
    2. Khảo sát tỷ lệ SDD bằng phương pháp theo dõi trọng lượng cơ thể (qua phép đo
    chỉ số khối cơ thể), phương pháp đánh giá tình trạng dự trữ chất béo của cơ thể (qua
    phép đo nếp gấp da cơ tam đầu), phương pháp đánh giá tình trạng dự trữ năng
    lượng dạng protein trong khối cơ vân (qua phép đo chu vi cánh tay, chu vi cơ giữa
    cánh tay, diện tích cơ cánh tay không bao gồm xương) và phương pháp đánh giá dự
    trữ protein nội tạng (qua định lượng albumin huyết thanh, prealbumin huyết thanh,
    transferrin huyết thanh) ở bệnh nhân BTM chưa điều trị thay thế thận.
    3. Khảo sát tỷ lệ SDD bằng phương pháp đánh giá tổng thể tình trạng dinh dưỡng
    theo chủ quan của Detsky (Subjective Global Assessment - SGA) và phiên bản
    SGA_7 thang điểm ở bệnh nhân BTM chưa điều trị thay thế thận. Từ dân số nghiên
    cứu đề nghị bảng kiểm đánh giá tổng thể tình trạng dinh dưỡng theo chủ quan rút
    gọn (Mini - SGA) và tỷ lệ SDD khi áp dụng bảng kiểm này trong dân số nghiên
    cứu.
    4. So sánh các phương pháp đánh giá dinh dưỡng trên để lựa chọn phương pháp
    thích hợp trong thực hành lâm sàng đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân
    BTM chưa điều trị thay thế thận.
     
Đang tải...