Thạc Sĩ Đánh giá tính kháng thuốc của rầy lưng trắng[I] (Sogatella furcifera [/I]Horvath) trong vụ xuân năm

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 16/11/13
    Last edited by a moderator: 14/8/14
    1. MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiCõy lúa vốn được coi là cây lương thực chủ yếu trong hoạt động sản suất nông nghiệp và nú luụn giữ vai trò quan trọng trong nhu cầu đời sống của con người. Để phục vụ cho những nhu cầu đú thỡ hàng năm sản lượng lúa gạo trên thế giới đã không ngừng tăng lên. Năm 2011, mặc dự đó cú những báo cáo về tình hình lũ lụt tại châu Á nhưng Tổ chức Nụng-Lương Liên hợp quốc (FAO) vẫn nâng mức dự báo sản lượng gạo năm 2011 lên 721 triệu tấn, tăng 2,4 triệu tấn so với dự báo trước. Với mức dự báo 721 triệu tấn hiện tại, thì sản lượng lúa gạo toàn cầu đã tăng 3% so với sản lượng năm 2010. Sự gia tăng này cũng đồng thời cho thấy diện tích thu hoạch tăng 2,2% lên 164,6 triệu ha với năng suất tăng 0,8%, tương đương 4,38 tấn/ha. Sản lượng lúa gạo châu Á vẫn chiếm tới 90,3%, tức 651 triệu tấn (hay 435 triệu tấn gạo) trong tổng sản lượng lúa gạo toàn cầu năm 2011. Kết quả này có được chủ yếu nhờ sản lượng tăng mạnh tại Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Việt Nam, trong đó Việt Nam đạt 25,53 triệu tấn [4].
    Việt Nam từ một nước thiếu hụt lương thực nay đã trở thành một trong những nước đảm bảo được an ninh lương thực và có sản lượng lúa gạo xuất khẩu lớn nhất, nhỡ trờn thế giới. Năm 2004 xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 4,06 triệu tấn, đạt kim ngạch 941 triệu USD, tăng 6,3% về lượng, 31% về chất. Đến năm 2011, xuất khẩu gạo Việt Nam đã tăng thêm 200 nghìn tấn và thị phần của Việt Nam tại các nước nhập khẩu gạo đã tăng lên, như tại Singapore trước đây, thị phần của Thái Lan là gần 100% với số lượng 200.000 tấn nhưng hiện nay gạo Việt Nam đã chiếm 20% thị phần, đứng hàng thứ hai thế giới [4]. Tuy nhiên do việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, cơ cấu mùa vụ cũng như việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học chưa hợp lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho dịch hại phát triển. Đõy chớnh là nguyên nhân làm giảm phẩm chất lúa gạo. Một trong những loài dịch hại hiện nay được các nhà trồng trọt đặc biệt chú ý là nhóm rầy hại thõn lỳa. Trong đó, rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) là đối tượng gây hại phổ biến và nguy hiểm. Nếu rầy lưng trắng gây hại vào giai đoạn lúa trổ bông thỡ chỳng sẽ làm cho số lượng bông và chiều dài bông giảm, hạt lúa bị lép, lửng và làm chậm quá trình chín của hạt. Rầy lưng trắng cũng là môi giới chớnh truyền và lây lan bệnh virus lùn sọc đen phương Nam cho lỳa (Ngụ Vĩnh Viễn, 2009)[20].
    Theo báo cáo của viện Bảo Vệ Thực Vật năm 2000 tổng diện tích nhiễm rầy lưng trắng là 591.424 hecta chiếm khoảng 7,7% diện tích gieo cấy (tăng 3,8 lần so với năm 1999) trong đó diện tích nhiễm nặng là 91,747 hecta (tăng 2,7 lần so với năm 1999), diện tích cháy rầy là 106,6 hecta [9].
    Cũng theo báo cáo của cục BVTV, năm 2008 - 2010 diện tích nhiễm rầy lưng trắng tăng gấp 2 lần so với trung bình 10 năm trở lại đây và tăng 4,7 đến 5,2 lần so với năm có diện tích thấp nhất; đặc biệt các tỉnh phía Bắc diện tích nhiễm rầy tăng gấp 1,9 và 2,3 lần so trung bình 10 năm trở lại đây và tăng 7,2 đến 9,3 lần so với năm có diện tích thấp nhất [14].
    Như vậy mỗi năm, mỗi vụ cả nước có hàng nghìn, hàng triệu hecta lúa phải tiến hành phun trừ rầy. Năm 2009-2010 cả nước đã phải tiến hành phun phòng trừ tới 2.174.626 hecta lúa. Điều này đã làm tốn kém tiền của và ảnh hưởng đến môi trường sống. Tuy nhiên, điều mà các nhà khoa học hiện nay quan tâm hơn cả là sự lạm dụng thuốc hóa học của người nông dân trong việc phòng trừ nhóm rầy hại thân nói chung và rầy lưng trắng nói riêng. Người nông dân đã lạm dụng thuốc hóa học cả về liều lượng, chủng loại lẫn tần suất sử dụng thuốc. Việc lạm dụng thuốc hóa học trong thời gian dài đã làm cho tính mẫn cảm của rầy lưng trắng bị suy giảm, dẫn đến việc quản lý rầy lưng trắng trở nên khó khăn hơn. Cụ thể: những năm trước đây rầy lưng trắng không phải là đối tượng dịch hại chính nhưng hiện nay nú đó bựng phỏt về số lượng và là đối tượng phòng trừ nguy hiểm trên cây lúa. Theo báo cáo của cục Bảo Vệ Thực Vật và các chi cục Bảo Vệ Thực Vật một số tỉnh phía Bắc, một số loại thuốc hóa học đang được sử dụng phổ biến để trừ nhóm rầy nói chung và rầy lưng trắng nói riêng đang dần kém hiệu lực do các quần thể rầy lưng trắng bắt đầu có dấu hiệu suy giảm tính mẫn cảm đối với thuốc hóa học. Một vấn đề mà các nhà khoa học hiện nay đang đặc biệt chú ý là sử dụng loại, nhóm thuốc nào, với liều lượng bao nhiêu, tránh sử dụng liên tục một loại thuốc để tránh hiện tượng kháng thuốc của rầy lưng trắng. Để cú thờm thông tin về mức độ kháng thuốc của rầy lưng trắng đối với một số loại thuốc hóa học đang dùng phổ biến hiện nay, nhằm giúp cho việc quản lý phòng trừ rầy lưng trắng có hiệu quả hơn chúng tôi đã thực hiện đề tài:“ Đánh giá tính kháng thuốc của rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) trong vụ xuân năm 2011 tại Hà Nội ”.
    2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài2.1. Mục tiêuĐánh giá được tính kháng thuốc của rầy lưng trắng đối với một số hoạt chất thuốc trừ sâu, đồng thời nghiên cứu một số biện pháp nhằm làm giảm mức độ kháng thuốc của rầy lưng trắng tại Hà Nội.
    2.2. Yêu cầu- Điều tra tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên cây lúa ở một số điểm nghiên cứu tại Hà Nội
    - Đánh giá mức độ kháng thuốc của rầy lưng trắng tại Hà Nội đối với cỏc nhúm thuốc trừ rầy đang được dùng phổ biến trong sản xuất thông qua LD50.
    - Đánh giá hiệu lực trừ rầy lưng trắng của một số loại thuốc trừ sâu đang dùng phổ biến tại Hà Nội.

    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    năm 2012

    MỤC LỤC

    Trang
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC BẢNG vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH viii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
    1. MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 3
    2.1. Mục tiêu 3
    2.2. Yêu cầu 3
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
    3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 4
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4
    4. Đối tượng, phạm vi, thời gian, địa điểm nghiên cứu của đề tài 4
    4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 4
    4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
    4.3 Thời gian nghiên cứu 4
    4.4 Địa điểm nghiên cứu 5

    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 6
    1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu. 6
    1.2. Một số khái niệm 9
    1.2.1 Khái niệm tính kháng thuốc của dịch hại (Resistance) 9
    1.2.2 Cơ chế kháng thuốc của dịch hại 11
    1.3 Một số nghiên cứu về tính kháng thuốc của rầy lưng trắng 11
    1.3.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 11
    1.3.2 Các nghiên cứu trong nước 27

    Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
    2.1. Vật liệu nghiên cứu 29
    2.1.1 Cây trồng 29
    2.1.2 Sâu hại 29
    2.1.3 Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm 30
    2.1.4 Hóa chất nghiên cứu 31
    2.2 Nội dung nghiên cứu 33
    2.3 Phương pháp nghiên cứu 33
    2.3.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng 33
    2.3.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng 35

    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
    3.1. Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên lúa tại các địa điểm nghiên cứu trong vụ xuân năm 2011 40
    3.1.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại Đại Đồng - Thạch Thất – Hà Nội 40
    3.1.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội 42
    3.1.3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội 44
    3.1.4. Phương thức sử dụng thuốc trừ sâu trên cây lúa tại các địa điểm nghiên cứu 47
    3.1.5. Liều lượng, tần suất và số lần phun thuốc trong một vụ tại các địa điểm nghiên cứu 48
    3.2. Đánh giá mức độ kháng thuốc của rầy lưng trắng trong vụ xuân năm 2011 tại Hà Nội 50
    3.2.1 Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy lưng trắng với hoạt chất Thiamethoxam (thuộc nhóm thuốc Neonicotinoid) 50
    3.2.2 Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy lưng trắng với hoạt chất Fipronil (thuộc nhóm thuốc Phenylpyrazole) 52
    3.2.3 Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy lưng trắng với hoạt chất Fenobucarb (thuộc nhóm thuốc Carbamat) 54
    3.3 Hiệu lực trừ rầy lưng trắng của một số loại thuốc tại các điểm nghiên cứu trong vụ xuân năm 2011 56
    3.3.1 Hiệu lực trừ rầy lưng trắng của một số loại thuốc tại Đại Đồng, Thạch Thất, Hà Nội 56
    3.3.2 Hiệu lực trừ rầy lưng trắng của một số loại thuốc tại Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội. 58
    3.3.3 Hiệu lực trừ rầy lưng trắng của một số loại thuốc tại Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội 59
    3.4. Nghiên cứu một số biện pháp nhằm hạn chế tính kháng thuốc của rầy lưng trắng 60
    3.4.1. Hiệu lực của thuốc Cruiser Plus 312.5FS đối với rầy lưng trắng trưởng thành gây hại trên cây mạ 5 ngày tuổi. 61
    3.4.2. Hiệu lực của thuốc Cruiser Plus 312.5FS đối với rầy lưng trắng trưởng thành gây hại trên cây mạ 10 ngày tuổi 62
    3.4.3. Hiệu lực của thuốc Cruiser Plus 312.5FS đối với rầy lưng trắng trưởng thành gây hại trên cây mạ 15 ngày tuổi 63
    4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 66
    4.1. Kết luận 66
    4.2. Đề nghị 67
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
    PHỤ LỤC 75
     
Đang tải...