Thạc Sĩ Đánh giá tính khác biệt và tính đồng nhất của một số giống lúa lai trong vụ xuân năm 2005 tại Trạm K

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 26/7/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, chúng tôi những sinh viên Cao đẳng đã được các thầy giáo, cô giáo giảng dậy truyền đạt và trang bị cho những kiến thức lý thuyết cơ bản về ngành học của mình. Cùng với việc học lý thuyết chúng tôi đã được Nhà trường tổ chức tham gia các buổi rèn nghề, thực tập, thực hành tại phòng thí nghiệm và ngoài thực tế đồng ruộng. Qua đó chúng tôi đã có dịp củng cố nâng cao thêm kiến thức và tay nghề của mình.
    Thực tập tốt nghiệp là kỳ học cuối cùng của mỗi khoá học. Đây là kỳ học trong đó sinh viên không ngồi học trên ghế giảng đường mà các sinh viên sẽ được tiếp xúc với thực tế và trong những môi trường làm việc thực sự với một thời gian tương đối dài, đây là dịp để ứng dụng những kiến thức lý thuyết đã được học ở trường vào thực tế. Từ đó sẽ rút ra những kinh nghiệm, những kiến thức còn thiếu và có định hướng rõ ràng hơn về ngành nghề của mình khi bước vào cuộc sống.
    Tóm lại thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi sinh viên.
    + Thực tập sẽ gắn liền lý thuyết với thực tế đồng ruộng.
    + Bổ sung, nâng cao những kiến thức về ngành học.
    + Thực tập góp phần rèn luyện nâng cao tay nghề hay kỹ năng nghề nghiệp của các sinh viên.
    + Thực tập giúp chúng ta biết cách quan sát, phân tích đánh giá xử lý số liệu để có những nhận xét, kết luận về các vấn đề liên quan đến đề tài mình nghiên cứu.
    Đặt vấn đề
    1. tính cấp thiết của đề tài
    Giống cây trồng là tư liệu sản xuất sống, tư liệu sản xuất đặc biệt nó quyết định năng suất và phẩm chất của cây trồng vì vậy giống cây trồng đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Bằng việc chọn tạo ra những giống cây trồng mới các nhà chọn giống đã góp phần làm tăng năng suất, chất lượng, làm phong phú đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của con người và làm thúc đẩy sản xuất phát triển.
    Giống mới với hạt giống mới hay cây giống chất lượng cao là một trong những nhân tố quyết định thành công của sản xuất nông nghiệp. Hàng năm nhu cầu về giống ở nước ta là rất lớn : hơn 1 triệu tấn lúa giống, 12 – 14 tấn ngô giống, 30 nghìn tấn khoai tây giống, 150 tấn rau giống và hàng triệu cây giống các loại .
    Để tạo ra một giống mới tự nhiên phải mất rất nhiều thời gian có thể hàng chục năm, hàng trăm năm nhưng ngày nay nhờ có sự phát triển của khoa học công nghệ mà chỉ trong một thời gian ngắn con người đã tạo ra nhiều gống mới có khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt, có sức chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường . Sử dụng những giống mới đã làm tăng sản lượng lương thực đáp ứng được nhu cầu lương thực của xã hội, đảm bảo an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo, đưa nước ta từ một nước phải nhập khẩu gạo thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Thái Lan.
    Trong cơ chế bao cấp giống mới sau khi được công nhận thì được coi là tài sản chung, mọi người đều có quyền khai thác, còn nhà chọn tạo giống chỉ được khen thưởng về mặt tinh thần. Ngày nay trong cơ chế thị trường, để tạo ra một giống mới nhà chọn tạo giống phải đầu tư rất lớn về công sức tiền bạc và kéo dài trong nhiều năm. Nếu Nhà nước không có cơ chế bảo hộ quyền lợi cho tác giả giống mới, thì sau khi giống mới được lưu hành sẽ bị người khác lợi dụng nhân bán thu lời, làm tác giả giống mất đi cơ hội thu hồi vốn và không khuyến khích họ tiếp tục đầu tư cho công tác chọn tạo giống. Điều đó chẳng những gây thiệt hại cho nhà chọn tạo giống mà còn cho cả xã hội .
    Chính vì vậy cũng như các lĩnh vực khác của quyền sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp vấn đề bảo hộ giống mới hay gọi là quyền của tác giả giống cây trồng mới được các nước phát triển sớm quan tâm nhằm tìm ra những cơ chế bảo hộ thích hợp với giống cây trồng mới.
    Công ước năm 1978 và sau này là công ước năm 1991 quy định các điều kiện để một giống cây trồng mới được bảo hộ về tính khác biệt và đòng nhất là:
    + Tính khác biệt ( Distinctness ) : Giống mới phải có thể phân biệt được với các giống đã được biết đến bởi ít nhất một tính trạng đặc trưng.
    + Tính đồng nhất ( Uniformity ): Các cây thuộc cùng giống đó cơ bản là đồng nhất về các tính trạng đặc trưng, ngoại trừ các biến dị có thể xảy ra.
    Khảo nghiệm DUS tiến hành trên các loài cây trồng là nhằm xác định tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của cây trồng.
    Hiện nay nước ta có nhiều cơ quan, cơ sở làm công tác nghiên cứu chọn tạo các giống lúa, nhiều giống lúa mới ra đời và được đưa vào sản xuất. Tuy nhiên hệ thống quản lý đánh giá các giống mới ở nước ta chưa được hoàn thiện đặc biệt trong việc đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của các giống lúa.
    Vì vậy cần phải tiến hành khảo nghiệm DUS các giống lúa để có kết luận chắc chắn giống có đạt được tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định hay không, để làm cơ sở cho việc công nhận giống lúa mới và bảo hộ giống lúa mới.
    Xuất phát từ mục đích trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
    “ Đánh giá tính khác biệt và tính đồng nhất của một số giống lúa lai trong vụ xuân năm 2005 tại Trạm Khảo Kiểm nghiệm giống cây trồng số 1 phục vụ công tác công nhận và bảo hộ giống mới ”
    2. Mục đích - Yêu cầu
    2.1. Mục đích
    Đánh giá tính khác biệt và tính đồng nhất của một số tổ hợp lúa lai trong vụ xuân 2005 tại Văn Lâm – Hưng Yên .
    2.2. Yêu cầu
    Theo dõi một số tính trạng hình thái đặc trưng của các tổ hợp lai .
    Theo dõi một số đặc điểm nông học của một số tổ hợp lai thí nghiệm .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...