Tài liệu Đánh giá tính hợp lý của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đánh giá tính hợp lý của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả.

    MỞ ĐẦU
    Trong thực tế hàng ngày, chúng ta bắt gặp rất nhiều hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước, tuy chưa nguy hiểm đến mức bị coi là tội phạm nhưng cần được xử lý kịp thời để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. Những hành vi ấy được gọi chung là vi phạm hành chính. Trong thời buổi hiện nay, khi những vi phạm hành chính đang có chiều hướng gia tăng về số lượng với tính chất càng ngày càng phức tạp, thì yêu cầu cấp thiết là phải quy định một hệ thống hình phạt và biện pháp khắc phục hậu quả để áp dụng cho cá nhân hay tổ chức vi phạm sao cho phù hợp, hiệu quả, phát huy được tính răn đe, giáo dục, ngăn chặn đẩy lùi và phòng chống hiệu quả nhất. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 đã quy định về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả.
    NỘI DUNG
    I. Đánh giá tính hợp lí của các hình thức xử phạt vi phạm hành chính.
    1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính.
    Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.
    2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính.
    Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính thể hiện sự răn đe, trừng phạt của pháp luật đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước thông qua việc buộc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất hoặc tinh thần, mang tính giáo dục đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt, góp phần nâng cao ý thức của công dân trong việc chấp hành pháp luật và các quy tắc quản lý nhà nước. Khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 12 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính:
    1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
    a) Cảnh cáo;
    b) Phạt tiền.
    2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
    a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
    b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
    .
    4. Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.
    3. Đánh giá tính hợp lý của các quy định về hình thức xử phạt vi phạm hành chính:
    3.1. Hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
    v Cảnh cáo.
    Điều 13 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính: “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.”
    Ví dụ: Theo quy định khoản 1 Điều 11 Nghị định của chính phủ số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự thì hành vi trên bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.
    Như vậy, người chưa đủ 16 tuổi thực hiện vi phạm hành chính này có thể bị xử phạt cảnh cáo với điều kiện: họ thực hiện vi phạm đó lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ. Điều này phù hợp với ý nghĩa của quy định là giáo dục nhiều hơn trừng phạt. Tuy nhiên, cảnh cáo thể hiện thái độ răn đe nghiêm khắc của nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Hình thức xử phạt hành chính cảnh cáo là hình thức xử phạt mang tính giáo dục đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính; đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo không được coi là có án tích và không bị ghi vào lí lịch tư pháp. Do dó, vẫn mang tính cưỡng chế nhà nước, gây cho người bị xử phạt những tổn hại nhất định về mặt tinh thần. Thực tế, cái “tổn thất về mặt tinh thần” của mỗi người là khác nhau, nên hình phạt cảnh cáo có thực hiện được mục đích phòng ngừa vi phạm pháp luật hay không, vẫn là điều cần xem xét.
    Hình thức cảnh cáo ít được áp dụng trong thực tiễn xử phạt có nhiều lý do. Chủ yếu là ý thức pháp luật của mọi người chưa cao và tình trạng tiêu cực trong đội ngũ cán bộ áp dụng chế tài nên dẫn đến tình trạng cảnh cáo ít được áp dụng và áp dụng không đúng. Một số người có thẩm quyền phạt nặng người vi phạm hành chính ngay cả khi chỉ đáng phạt cảnh cáo.
    Về đối tượng áp dụng là tổ chức: người đại diện khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của tổ chức thường có nhận thức tốt, thậm chí rất am hiểu về pháp luật trong hoạt động của mình, nên áp dụng hình thức cảnh cáo có mức độ tác động thấp đối với tổ chức là không tương xứng.
    v Phạt tiền.
    Phạt tiền là hình thức xử phạt hành chính được quy định tại Điều 14 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 có qui định: mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 10.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
    Hình thức phạt tiền là biện pháp cưỡng chế hành chính được quy định sớm nhất trong pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính ở nước ta, được áp dụng đối với hầu hết các loại vi phạm hành chính. Hình thức này đóng vai trò chủ yếu trong trong hệ thống các hình thức xử phạt hành chính.
    Việc lựa chọn, áp dụng mức tiền phạt đối với người vi phạm phải trong khung phạt cụ thể được văn bản pháp luật quy định cho loại vi phạm đã thực hiện theo cách: Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. Điều này là phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, đảm bảo mức phạt không quá cao, cũng không quá thấp để mọi người không tuân thủ theo pháp luật. Mức phạt này cũng được điều chỉnh liên tục kể từ năm 1989 cho phù hợp với tình hình đất nước. Khoảng cách quá lớn giữa mức phạt tối đa và tối thiểu làm ta tưởng nhầm đó là điều vô lý, nhưng thực tế, vi phạm hành chính rất đa dạng diễn ra trên mọi lĩnh vực với tính chất, mức độ khác nhau nên quy định như vậy là phù hợp. Phạt tiền là biện pháp tác động có mức độ nghiêm khắc cao hơn so với cảnh cáo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...