Luận Văn Đánh giá tình hình xóa đói giảm nghèo tại Xã Hòa Sơn, Huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi taitailieu_17, 10/3/12.

  1. webtailieu.org_17

    Bài viết:
    93
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1 Tính cấp thiết của đề tài

    Nghèo đói là một vấn đề mang tính chất toàn cầu luôn tồn tại trong xã hội. Nghèo đói làm cho nền kinh tế chậm phát triển, giải quyết vấn đề nghèo đói là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Ngay cả những nước phát triển cao cũng có tình trạng nghèo đói. Theo ngân hàng thế giới đến năm 2011vẫn còn 1.1 tỷ người nghèo, đói chiếm 21% dân số thế giới. Đó là một thách thức lớn cho sự phát triển của toàn thế giới
    Việt Nam là một trong những nước nghèo trên thế giới, với gần 70% dân cư sống ở khu vực nông thôn, lực lượng lao động làm nông nghiệp là rất lớn. Do sự phát triển chậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu về kinh tế và trình độ phân công lao động xã hội kém, dẫn tới năng suất lao động xã hội và mức tăng trưởng xã hội thấp.
    Tình hình nghèo đói ở Việt Nam diễn ra rất phổ biến và phức tạp đặc biệt khu vực miền núi và nông thôn chiếm tỷ lệ rất cao, có sự chênh lệch giàu nghèo rất lớn giữa thành thị và nông thôn. Nghèo đói làm cho trình độ dân trí không thể nâng cao, đời sống xã hội không thể phát triển được.
    Chính vì vậy trong quá trình xây dựng và đổi mới Đảng và nhà nước ta luôn đặt mục tiêu xóa đói giảm nghèo lên hàng đầu góp phần đem lại hiệu quả thiết thực cho người nghèo, ổn định thu nhập, nâng cao đời sống và tạo mọi điều kiện để đáp ứng đầy đủ nhu cầu và nguyện vọng của người nghèo đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới nhằm hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    Xã Hoà Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk là một xã phần đông dân số sống bằng nghề nông nghiệp, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp, điều kiện sản xuất khó khăn nên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên công tác xóa đói giảm nghèo tại xã luôn là vấn đề cấp thiết và nan giải, từ những khó khăn và nhu cầu bức thiết của người dân, nhằm tăng cường công tác xóa đói giảm nghèo và đời sống của người dân trên địa bàn nên tôi chọn đề tài. “Đánh giá tình hình xóa đói giảm nghèo tại Xã Hoà Sơn, Huyện Krông Bông, Tỉnh Đăk Lăk” để nghiên cứu.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    - Đánh giá tình hình xóa đói giảm nghèo tại địa bàn xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐăkLăk.
    - Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói.
    - Đưa ra một số đề xuất góp phần tăng cường hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của hộ nghèo xã.
    1.3 Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là tình hình: Sản xuất, tiêu dùng, vấn đề nghèo đói của các hộ nông dân tại bốn Thôn, Buôn trên địa bàn xã Hòa Sơn, Huyện Krông Bông, Tỉnh Đăk Lăk.
    1.4 Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian: Thông tin sử dụng trong đề tài được thu thập trong phạm vi xã Hoà Sơn, Huyện Krông Bông ,Tỉnh Đăk Lăk.
    - Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 16/10/2011 đến 16/11/2011.
    - Phạm vi về nội dung nghiên cứu
    + Tình hình nghèo đói ở xã Hoà Sơn, Huyện Krông Bông ,Tỉnh Đăk Lăk.
    + Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói.
    + Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Hoà Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2008-2010.
    + Tác động của công tác xóa đói giảm nghèo.
    + Đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm đi đến xoá đói giảm nghèo.


    ****



    PHẦN 4
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    4.1 Kết luận

    Xóa đói giảm nghèo là một vấn đề toàn cầu chứ không riêng một quốc gia nào. Đó là vấn đề khó khăn của các quốc gia đặc biệt là các quốc gia nghèo, kém phat triển. Chính vì vậy mà xóa đói giảm nghèo được coi là chương trình mục tiêu quốc gia, là nhiệm vụ chiến lược của Đảng và nhà nước ta trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
    Xã Hòa Sơn huyện Krông Bông tỉnh Đăk Lăk là một trong những xã điểm của huyện nhưng tỷ lệ nghèo đói của xã vẫn còn cao. Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015 thì năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo trong xã là 30.74%, chủ yếu tập trung ở thôn Tân Sơn và Buôn Ya. Dân số sống bằng nghề nông rất cao, nên thường gặp nhiều rủi ro thiên tai, vì vậy đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong quá trình tìm hiểu hộ nghèo do một số nguyên nhân sau: trình độ học vấn của người nghèo là rất thấp tỷ lệ mù chữ của người nghèo cao 57,1%, học cấp I là 43,69% trong khi đó tỷ lệ học cấp III 17.85%. Như vậy sẽ gây khó khăn cho hộ nghèo trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật và thông tin thị trường, giá cả. Nghèo là do đông con, tỷ lệ phụ thuộc cao nhóm hộ cận nghèo tỷ lệ phụ thuộc là 39,53%, nghèo là 37,18%. Hệ số sử dụng đất thấp 1.05. Năng suất cây trồng không cao, cây trồng chủ lực của xã là cây lúa, hộ nghèo năng suất chỉ đạt 3.81 tấn/ha trong khi đó nhóm hộ khá là 9.5 tấn /ha. Diện tích đất bình quân trên hộ là khá cao với hộ nghèo 2.62 ha/hộ cao hơn cả nhóm hộ khá là 0.83 ha/hộ. Nhưng sản xuất lại không hiệu quả do thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất. Vốn vay bình quân của hộ nghèo là 7.625.000đ khó mà đầu tư cho việc sản xuất. Phương tiện sản xuất bình quân chỉ 0.22 cái rất thấp, chỉ bằng một phần ba so với nhóm hộ khá là 0.64 cái, đến mùa vụ phải thuê, mướn làm cho chi phí sản xuất tăng lên. Chính vì vậy mà việc cân đối thu chi của hộ nghèo trong năm dẫn đến thâm hụt.
    Mặt dù có những khó khăn nhất định nhưng thời gian qua Đảng ủy và chính quyền xã đã có những thành công nhát định trong công tác xóa đói giảm nghèo, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân.
    4.2 Kiến nghị
    Qua việc nghiên cứu đánh giá tình hình xóa đói giảm nghèo tại xã Hòa Sơn, để giảm tỷ lệ nghèo đói trong xã tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:
    * Đối với nhà nước cần có nhiều chính sách ưu tiên hơn nữa trong công tác xóa đói giảm nghèo. Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu trong công tác xóa đói giảm nghèo
    * Đối với chính quyền xã
    - Đội ngũ làm công tác xóa đói giảm nghèo trong xã không nên kiêm nhiệm quá nhiều nhiệm vụ để có thời gian chuyên sâu cho công việc.
    - Việc điều tra và rà soát hộ nghèo cần được thực hiện công khai và sác thực để xác định đúng người và đúng đối tượng, tránh hiện tượng hộ nghèo không được nghèo hộ không nghèo lại trở thành hộ nghèo.
    - Chú trọng công tác khuyến nông cho hộ nghèo để họ sản xuất hiệu quả hơn.
    - Chính quyền xã cần tạo mọi điều kiện tốt nhất để con em hộ nghèo và người đồng bào dân tộc thiểu số được đến trường.
    - Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là các thôn buôn hơi xa trung tâm xã.
    - Tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận nhiều hơn nữa với các tổ chức tín dụng, ưu tiên cho người nghèo vay vốn với lãi suất thấp mà không cần thế chấp đồng thời phải hướng người dân sao cho sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất.
    - Nâng cao số vốn cho vay và thời gian cho vay để họ yên tâm sản xuất đầu tư vào những lĩnh vực có thời gian dài hơn.
    - Thường xuyên mở các lớp tập huấn khuyến nông nhằm hướng dẫn cụ thể cho bà con nông dân đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số, ở đây tỷ lệ mù chữ rất cao nên hình thức khuyến nông phải cụ thể rõ ràng, thực tế thì người dân mới áp dụng được.
    - Nhanh chống hoàn thiện hệ thống thủy lợi để người dân chủ động trong việc tưới tiêu, từ đó mới hộ nghèo
    * Đối với hộ nghèo
    - Tích cực tham gia các lớp tập huấn khuyến nông lâm được tổ chức tại xã
    - Chủ động tạo công ăn việc làm nhất là trong thời gain nhàn rỗi.



    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1. TS Tuyết Hoa Niêkdăm, Bài giảng kinh tế hộ, trường Đại học Tây Nguyên
    2. Th.S H’wen NiêKdăm, Bài giảng Kinh tế nông nghiệp, trường Đại học Tây Nguyên
    3. CN Phạm Văn Trường (2011), Bài giảng kinh tế phát triển, trường Đại học Tây Nguyên.
    4. GS.TS Tô Dũng Tiến, Giáo trình thống kê nông nghiệp, trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội.
    5. GS.TS Tô Dũng TIến, Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
    6. Báo cáo tổng kết của UBND xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông trong ba năm 2008, 2009, 2010.


    Luận văn gồm 4 phần dài 38 trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...