Thạc Sĩ Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng
    Mô tả bị lỗi font vài chữ, file tài liệu thì bình thường


    Mục lục
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt . v
    Danh mục bảng vi
    Danh mục biểu đồ . vii
    1. mở đầu 8
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài .8
    1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 9
    2. tổng quan nghiên cứu .11
    2.1. Cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất đai hợp lý .11
    2.2. Khái quát chung về quy hoạch sử dụng đất 22
    2.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tính khả thi và hiệu quả của quy
    hoạch sử dụng đất .29
    2.4. Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất của một số
    nước trên thế giới .32
    2.5. Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam 34
    2.6. Tình hình quy hoạch sử dụng đất thành phố Hải Phòng 38
    3. đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 40
    3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .40
    3.2. Nội dung nghiên cứu 40
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 41
    4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 43
    4.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xN hộicủa huyện Vĩnh Bảo –
    thành phố Hải Phòng tác động đến việc sử dụng đất .43
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 43
    4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xN hội .48
    4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai 57
    4.2.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện .57
    4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 59
    4.2.3. Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2000 –2010 63
    4.3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai từ năm 2000
    đến năm 2010 .65
    4.3.1. Khái quát chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đếnnăm 2010 65
    4.3.2. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụngđất đai theo phương
    án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2010 .67
    4.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụngđất theo phương án
    điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010 71
    4.3.4. Tìm hiểu một số công trình theo phương án quy hoạch sử dụng đất.79
    4.4. Đánh giá chung về kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất 80
    4.4.1. Những mặt được và tồn tại .80
    4.4.2. Nguyên nhân tồn tại .82
    4.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực hiện quy hoạch sử
    dụng đất .83
    5. KếT LUậN Và kiến NGHị 86
    5.1. Kết luận .86
    5.2. Kiến nghị .87
    Tài liệu tham khảo 88
    PHụ LụC .90


    1. mở đầu
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới đều hình thành, tồn tại và phát
    triển trên nền tảng quan trọng nhất đó là đất đai. Ngay từ khi mới xuất hiện,
    con người đN lấy đất đai làm nơi cư ngụ, sinh tồn, phát triển. Bất kỳ một quốc
    gia nào, nhà nước nào cũng có một quỹ đất đai nhất định được giới hạn bởi
    biên giới quốc gia mà thiên nhiên trao tặng cho loài người.
    Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
    biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
    bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xN hội, an ninh và
    quốc phòng. Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, cố định về vị trí,
    do vậy việc sử dụng đất phải tuân theo quy hoạch cụthể và có sự quản lý hợp
    lý.
    Quy hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng trong
    công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Hiến pháp nước Cộng hoà xN hội chủ
    nghĩa Việt Nam năm 1992, tại Chương II, Điều 18 quyđịnh: “Nhà nước thống
    nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật nhằm đảm bảo sử dụng đất
    đúng mục đích và có hiệu quả”. Luật Đất đai năm 2003 đN dành 10 điều, từ
    Điều 21 đến Điều 30 quy định về nguyên tắc, nội dung, trình tự, thẩm quyền
    lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.
    Trong thời gian qua, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các
    cấp luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, được triển khai
    rộng khắp trên phạm vi cả nước. Thành phố Hải Phòng đN xây dựng quy
    hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Quyết định số 608/TTg ngày 20/12/1993
    của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đồ án quyhoạch chung thành phố
    Hải Phòng đến năm 2010. Huyện Vĩnh Bảo đN xây dựng quy hoạch sử dụng
    đất đến năm 2010, được phê duyệt theo Quyết định số136/QĐ-UBND ngày
    17 tháng 01 năm 2003 của UBND thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, trong quá
    trình triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất bộc lộ nhiều hạn chế bất cập.
    Trên cơ sở phát triển đảm bảo thực hiện các mục tiêu kinh tế – xN hội và có ưu
    tiên tối đa đất đai cho phát triển nhanh công nghiệp, đô thị trên địa bàn huyện,
    huyện đN thực hiện phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
    2006 – 2010 theo Nghị quyết số 46/2007/NQ-HĐND ngày20 tháng 7 năm
    2007. Về mặt số lượng có thể thấy, việc lập quy hoạch sử dụng đất đN được
    triển khai trên diện rộng và khá đồng bộ. Tuy nhiên, quy hoạch sử dụng đất
    mới chủ yếu dừng lại ở việc giải quyết, sắp xếp quỹ đất theo mục đích sử
    dụng, chưa căn cứ vào tiềm năng đất, chưa thực sự tính toán đầy đủ tới mục
    tiêu đạt hiệu quả kinh tế, xN hội và môi trường. Vấn đề này dẫn đến thực trạng
    đất sản xuất nông nghiệp còn manh mún, đất sử dụng tại các khu công nghiệp,
    doanh nghiệp, công trình hạ tầng ở tình trạng vừa thừa, vừa thiếu quỹ đất,
    những nhà đầu tư được giao, cho thuê đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng
    không hiệu quả gây lNng phí đất, .
    Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình
    hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Bảo– thành phố Hải
    Phòng” là một vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm kiểm tra tình hình sử
    dụng đất thực tế trên địa bàn, kiến nghị điều chỉnhkịp thời những nội dung sử
    dụng đất bất hợp lý, không phù hợp với phương án quy hoạch sử dụng đất đN
    được phê duyệt.
    1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
    1.2.1. Mục đích
    - Nghiên cứu thực trạng, và đánh giá việc thực hiệnquy hoạch sử dụng
    đất của huyện Vĩnh Bảo.
    - Đề xuất các giải pháp để nâng cao khả năng thực hiện phương án quy
    hoạch sử dụng đất trong tương lai của huyện Vĩnh Bảo.
    1.2.2. Yêu cầu
    - Nắm vững phương án quy hoạch sử dụng đất và phương án điều chỉnh
    quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải
    Phòng.
    - Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiệnquy hoạch sử dụng
    đất theo các số liệu đN điều tra và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
    khả năng thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Vĩnh Bảo – thành phố
    Hải Phòng.
    2. tổng quan nghiên cứu
    2.1. Cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất đai hợp lý
    2.1.1. Đất đai và các chức năng chủ yếu của đất đai
    “Đất đai” về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như
    sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các
    cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: khí
    hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy, .),
    các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng
    đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái địnhcư của con người, những kết
    quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay
    hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa, .)”.
    Như vậy, “Đất đai” là một khoảng không gian có giớihạn, theo chiều
    thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực
    vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong
    lòng đất), theo chiều nằm ngang – trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng,
    địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác) giữ vai trò
    quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc
    sống của xN hội loài người.
    Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức của conngười về thế giới tự
    nhiên. Sự nhận thức này không ngừng thay đổi theo thời gian. Đối với con
    người, đất đai có những chức năng chủ yếu sau [12]:
    - Chức năng môi trường sống: Đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh
    vật sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sống cho sinh
    vật và gien di truyền để bảo tồn cho thực vật, độngvật và các cơ thể sống cả
    trên và dưới mặt đất.
    - Chức năng sản xuất: Đất đai là cơ sở cho rất nhiều hệ thống phục vụ
    cuộc sống con người qua quá trình sản xuất, cung cấp lương thực, thực phẩm


    Tài liệu tham khảo
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Báo cáo về tình hình quy hoạch, kế
    hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 – 2010) và tình hình thực hiện quy hoạch,
    kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của cả nước, Hà Nội.
    2. Chính phủ (2004), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế
    hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước. Hà Nội.
    3. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1983), Chỉ thị số 212-CT ngày 4/8/1983 về
    việc Lập Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượngsản xuất của Việt
    Nam thời kỳ 1986 – 2000, Hà Nội.
    4. Võ Tử Can (2001), Phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất đai, NXB
    Nông nghiệp, Hà Nội.
    5. Võ Tử Can (2006), Nghiên cứu phương pháp luận và chỉ tiêu đánh giá tính
    khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụngđất cấp huyện, Hà
    Nội.
    6. Nguyễn Quang Học (2002), “Những vấn đề về phương pháp luận trong
    quản lý sử dụng đất bền vững theo quy hoạch sử dụngđất ở vùng núi phía
    Bắc”, Tạp chí địa chính, (số 9/2002).
    7. Hiến Pháp nước cộng hoà x1 hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), NXB Chính
    trị Quốc gia, Hà Nội.
    8. Luật Đất đai năm 1993(1993), NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
    9. Luật Đất đai năm 2003 (2003), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    10. Lý Nhạc, Nguyễn Hữu Tuyền, Phùng Đăng Chính (1987), Giáo trình canh
    tác học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    11. Đoàn Công Quỳ (2001), Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất
    nông – lâm nghiệp huyện Đại Từ – tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ
    nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
    12. Đoàn Công Quỳ và những người khác (2006), Giáo trình quy hoạch sử
    dụng đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    13. Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998), Đánh giá đất, NXB Nông nghiệp,
    Hà Nội.
    14. Lê Đình Thắng, Trần Tú Cường (2007), “Quy hoạchsử dụng đất trong nền
    kinh tế thị trường”, Tài nguyên và Môi trường, số 10 (48), tháng 10.
    15. Nguyễn Dũng Tiến và các cộng sự (1998), Cơ sở lý luận và thực tiễn của
    quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, tiếp cận mới về một phương pháp
    nghiên cứu, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng cục, số đăng ký 05-97,
    Viện Điều tra quy hoạch đất đai, Hà Nội.
    16. Phạm Ngọc Thuỵ (2008), Bài giảng Môi trường và phát triển, trường Đại
    học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
    17. Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo (2001), Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch
    sử dụng đất huyện Vĩnh Bảo đến năm 2010”.
    18. Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo (2007), Báo cáo tổng hợp “Rà soát, bổ
    sung, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sửdụng đất huyện Vĩnh
    Bảo – thành phố Hải Phòng đến năm 2010 và quy hoạchđến 2020”.
    19. Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo (2010), Niên giám thống kê các năm từ
    năm 2000 đến năm 2009, Phòng Thống kê huyện Vĩnh Bảo, Vĩnh Bảo.
    20. Viện điều tra quy hoạch đất đai, Tổng cục Địa chính (1998), Cơ sở lý luận
    khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai, Hà nội.
    Tài liệu tiếng Anh
    21. FAO (1993), Guideline for use planning, Rome.
    22. Land use planning for Berlin. Keeping up with change, Summary 2001,
    http: //www. Stadtentwicklung.berlin.de/planen/fnp/index en.shtml
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...