Luận Văn Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của Nhà nước tại xã Phú Lâm huyện Tiê

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của Nhà nước tại xã Phú Lâm huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh


    MỤC LỤC

    Lời cam đoan. i
    Lời cảm ơn. ii
    Tóm tắt khóa luận. iii
    Mục lục. vii
    Danh mục bảng. x
    Danh mục viết tắt xi
    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 2
    1.2.1 Mục tiêu chung. 2
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể. 3
    1.3 Đối tượng, địa bàn, phạm vi nghiên cứu. 3
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu. 3
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu. 3
    PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    2.1 Cơ sở lý luận. 4
    2.1.1 Khái niệm về nông thôn. 4
    2.1.2 Khái niệm về mô hình nông thôn mới 5
    2.1.3 Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta. 6
    2.1.4 Vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội 9
    2.1.5 Nội dung xây dựng nông thôn mới 10
    2.1.6 Tiêu chí xây dựng nông thôn mới 13
    2.2 Cơ sở thực tiễn. 16
    2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng mô hình nông thôn mới trên thế giới 16
    2.2.2 Xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam 19
    2.2.3 Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới 23
    PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
    3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 25
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên. 25
    3.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội 28
    3.2 Phương pháp nghiên cứu. 37
    3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu. 37
    3.2.2 Điều tra thu thập số liệu. 37
    3.2.3 Tổng hợp và xử lý tài liệu. 38
    3.2.4 Phương pháp phân tích. 38
    3.3 Các chỉ tiêu đánh giá. 39
    3.3.1 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế. 39
    3.3.2 Chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội 39
    3.3.3 Chỉ tiêu chất lượng cuộc sống. 40
    3.3.4 Chỉ tiêu tri thức hoá và vốn nhân lực. 40
    3.3.5 Chỉ tiêu đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng. 40
    3.3.6 Chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo đảm vệ sinh môi trường. 40
    PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
    4.1 Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Phú lâm 41
    4.1.1 Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Lâm 41
    4.1.2 Các hoạt động thúc đẩy mục tiêu phát triển đến năm 2015 của xã Phú Lâm 42
    4.1.3 Quản lý kinh phí trong thực hiện mô hình nông thôn mới 45
    4.1.4 Ban quản lý dự án xây dựng nông thôn mới 48
    4.2 Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của nhà nước tại xã 49
    4.2.1 Vai trò của một số tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đến xây dựng nông thôn mới 49
    4.2.2 Đánh giá mức độ đạt được tiêu chí nông thôn mới xã Phú Lâm 57
    4.2.3 Đánh giá nhận xét 72
    4.3 Kết quả đạt được từ mô hình xây dựng nông thôn mới 72
    4.3.1 Kết quả chung đạt được. 72
    4.3.2 Một số tác động của chủ trương xây dựng nông thôn mới của nhà nước tại xã Phú Lâm 76
    4.4 Phân tích cơ hội và khó khăn trong công tác xây dựng nông thôn mới 82
    4.5 Định hướng nâng cao hiệu quả mô hình xây dựng nông thôn mới tại xã. 84
    4.6 Giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình xây dựng nông thôn mới 85
    PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
    5.1 Kết luận. 89
    5.2 Kiến nghị 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 93
    PHỤ LỤC . 95


    TÓM TẮT KHÓA LUẬN

    Đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của Nhà nước tại xã Phú Lâm huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh”.
    Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu nghiên cứu chính là: Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của Nhà nước tại xã Phú Lâm huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để góp phần xây dựng thành công mô hình nông thôn mới của địa phương.
    Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, cần có những mục tiêu sau:
    - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình nông thôn mới.
    - Đánh giá kết quả xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Phú lâm - Tiên Du - Bắc Ninh.
    - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần xây dựng thành công mô hình nông thôn mới của địa phương.
    Nhằm làm rõ mục tiêu đề ra, đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình nông thôn mới.
    Chúng ta cần nắm bắt rõ cơ sở lý luận của đề tài, giúp hiểu sâu hơn về đối tượng cần nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi đưa ra một số khái niệm cơ bản về mô hình nông thôn mới như sau:
    + Nông thôn
    + Mô hình nông thôn mới: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt”.
    Như chúng ta đã biết, lý luận luôn gắn liền với thực tiễn, là cơ sở để ta tìm hiểu thực tiễn của vấn đề rõ hơn, sâu sắc hơn. Chúng tôi đã đưa ra cơ sở thực tiễn như sau:
    + Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng mô hình nông thôn mới trên thế giới.
    + Xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam, lịch sử phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
    Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số các công trình nghiên cứu có liên quan. Gồm:

    + Mô hình đô thị làng quê Quảng Nam 06/04/2009
    + Chương trình phát triển nông thôn mới cấp xã
    Qua quá trình nghiên cứu thực trạng tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của Nhà nước tại xã Phú Lâm huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, có một số vấn đề nổi bật như sau:
    + Xây dựng nông thôn mới không phải là một dự án đầu tư do nhà nước cấp ngân sách mà đây là quá trình xây dựng và phát triển cộng đồng dựa vào nội lực của cộng đồng.
    + Các nguồn hỗ trợ bên ngoài cho quá trình xây dựng nông thôn mới chỉ có tính chất hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động phát triển của nông thôn.
    + Được sự quan tâm, hỗ trợ vốn của tỉnh Bắc Ninh, Nhà nước các hoạt động phát triển làng xóm được thực hiện đi đúng kế hoạch, bám sát vào nhu cầu thực tế của người dân. Ngoài ra, tạo được lòng tin của người dân dưới sự dẫn đường chỉ lối của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
    + Sau một năm hưởng ứng chủ trương xây dựng nông thôn mới của Nhà nước đã gặt hái được những thành công đáng khích lệ, tác động trực tiếp vào cuộc sống của người dân, đưa kinh tế nông thôn phát triển thêm một bước mới.
    Về kinh tế: Tổng giá trị sản xuất của các ngành có chiều hướng tăng lên. Cơ cấu kinh tế đã từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm thay vào đó là tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp.
    Về cơ sở hạ tầng: Đã được nâng cấp rõ rệt, tạo điều kiện cho sản xuất và sinh hoạt được bảo đảm hơn.
    Về văn hoá – xã hội: Các phong tục truyền thống của địa phương được tiếp tục phát triển. Đời sống tinh thần của người dân từng bước được nâng cao.
    Về các tổ chức chính trị và xã hội: Ngày càng phát huy vai trò lãnh đạo quần chúng.
    Mặc dù, quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Lâm huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn chưa được như mong đợi. Cụ thể là: Các hoạt động vẫn chưa nêu cao được tính tự chủ của người dân, họ vẫn chưa tự nhận thấy vai trò làm chủ cộng đồng của mình, trình độ người dân còn hạn chế và năng lực của các tổ chức hội, đoàn thể còn thấp; Sự chuyển dịch cơ cấu còn thấp

    Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại trên, chúng tôi đưa ra một số giải pháp:
    + Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới
    Có thể nói đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò quyết định trong xây dựng nông thôn mới nên việc đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ là việc rất cần thiết, cụ thể:
    - Chuẩn hoá, sang lọc, bồi dưỡng, ổn định và đưa đi đào tạo cán bộ cấp xã để đảm bảo đến năm 2012: Cán bộ các xã đều đạt trình độ văn hoá cấp 3 và được đào tạo 1 nghề chuyên môn trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chức danh được giao.
    - Đào tạo kiến thức quản lý cho cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại.
    - Thực hiện quy hoạch kế hoạch triển khai thực hiện, điều hành dự án trên địa bàn thôn, xã.
    - Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật sản xuất cho nông thôn: Xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình khuyến nông – lâm – ngư; Mô hình cơ giới hoá sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch để người dân tham quan học tập kinh nghiệm.
    - Thử nghiệm một số hình thức tổ chức nghề phi nông nghiệp ngay tại xã để thuận tiện cho thanh niên xã có cơ hội và theo học.
    + Nâng cao dân trí
    Để việc xây dựng mô hình nông thôn mới thành công, đòi hỏi người dân cần phải có ý thức tự nâng cao trình độ của mình nhằm đưa các hoạt động đi theo đúng kế hoạch. Vì lợi ích của chính mình và lợi ích của cộng đồng.
    + Tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới
    Để người dân thực sự tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới phải thực hiện ngay từ việc lựa chọn những nội dung, những công trình cộng đồng mà họ cho là bức xúc và tác động đến đời sống và sản xuất của người dân.
    + Kết hợp chương trình xây dựng nông thôn mới với phong trào xây dựng làng văn hoá
    Để tạo nên "làng văn hoá" thì trong đó mỗi gia đình phải là một "gia đình văn hoá". Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, nâng cao chất lượng làng văn hóa, thực hiện tiêu chí phát triển văn hóa nông thôn mới cấp xã, hoàn thiện hệ thống thiết chế và hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn. Để đạt những chỉ tiêu này, cần nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn và tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực này.

    + Xây dựng nông thôn gắn với quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường
    Địa phương cần chú ý xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý rác thải, tổ chức thu gom, xử lý rác thải tập trung, hệ thống cấp nước sinh hoạt. Khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí hiện nay ở địa bàn xã, cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến các hộ, xây dựng khu chăn nuôi, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp có ô nhiễm ra khỏi khu dân cư.
    Mặt khác, cần có những chương trình, kế hoạch kể cả ngắn hạn cũng như dài hạn trong công tác đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ ở khu vực nông thôn gắn với các chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.


    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1 Tính cấp thiết của đề tài

    Năm 1975, Việt Nam thống nhất đất nước, đây là một thành công lớn trong lĩnh vực chính trị nhưng xét về mặt kinh tế còn nghèo và chậm phát triển. Tình hình sản xuất chậm phát triển cộng với những sai lầm trong lưu thông phân phối, thị trường tài chính, tiền tệ không ổn định nên lạm phát diễn ra nghiêm trọng. Đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn. Đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.
    Trong nông nghiệp, để khắc phục tình trạng khủng hoảng vê mô hình tổ chức sản xuất, ngày 13/1/1981, Ban Bí thư Trung ương đã ban hành chỉ thị 100 CT/CP, chính thức quy định chủ trương khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động. Chỉ thị của Ban Bí thư đáp ứng nguyện vọng của nông dân nên nông dân các nơi nhiệt liệt hưởng ứng. Hình thức khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động đã khắc phục được những hạn chế của các hình thức khoán trong HTX nông nghiệp trước đây, gắn được lợi ích của người lao động với sản phẩm cuối cùng. Người nông dân rất quan tâm đến sản xuất nên năng suất, sản lượng tăng. Do đó, nền kinh tế dần được phục hồi nhưng còn thiếu ổn định.
    Để đưa đất nước thoát dần khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, tháng 12/1986, Đại hội VI của Đảng quyết định thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, mở ra thời kì mới cho phát triển kinh tế Việt Nam. Trong nhưng năm qua cùng với sự đổi mới chung của đất nước, nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống của nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn đã có nhiều biến đổi tích cực. Tuy nhiên, chính sách mới của Đảng vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả với phát triển nông thôn, thiếu tính bền vững, chưa đáp ứng được yêu cầu CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn tiềm ẩn những mâu thuẫn, thách thức và bộc lộ những hạn chế không nhỏ.
    Để góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, đưa Nghị quyết của Đảng về nông thôn đi vào cuộc sống, một trong những việc cần làm trong giai đoạn này là xây dựng mô hình nông thôn mới đáp ứng yêu cẩu CNH – HĐH và hội nhập nền kinh tế thế giới. Vì vậy, từ năm 2001 – 2006 cả nước đã triển khai Đề án thí điểm “Xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã theo hướng công nghiệp hoá, hiên đại hoá, dân chủ hoá” do Ban kinh tế Trung ương và Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo ở trên 200 làng điểm ở các địa phương.
    Chương trình xây dựng nông thôn mới tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống cho người dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết TW 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết đại hội Đảng các cấp. Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nông thôn, xã Phú Lâm đã tiến hành thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các làng, xã có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường trong sạch.
    Sau một năm hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi một cách căn bản diện mạo nông thôn, nếp sống, nếp nghĩ, cách làm của người dân giúp người dân biết áp dụng KHKT vào trồng trọt, chăn nuôi . làm cho cả đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, bộ mặt làng, xã cũng được thay đổi rõ rệt, cảnh quan môi trường được bảo vệ.
    Nhưng mặt hạn chế cũng không phải là ít, theo Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh, đây là một lĩnh vực mới, trong khi kinh nghiệm của cán bộ chưa cao. Khi đề xuất nội dung xây dựng đã yêu cầu chỉ chú trọng xây dựng hạ tầng, chưa quan tâm nhiều đến các mô hình sản xuất mới. Sự trông chờ ỷ nại của một bộ phận cán bộ cơ sở, dân cư là khá lớn, vẫn tồn tại quan niệm “xin – cho”. Vì thế, họ chỉ chú trọng đến việc giải ngân tốt mà không quan tâm nhiều đến mục tiêu chất lượng của chương trình. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng Nông thôn mới của Nhà nước tại xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    1.2.1 Mục tiêu chung

    Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của Nhà nước tại xã Phú Lâm huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần xây dựng thành công mô hình nông thôn mới tại địa phương.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể

    - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình nông thôn mới.
    - Đánh giá kết quả xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Phú lâm - Tiên Du - Bắc Ninh.
    - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần xây dựng thành công mô hình nông thôn mới của địa phương.
    1.3 Đối tượng, địa bàn, phạm vi nghiên cứu

    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

    Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình nông thôn mới.
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

    - Phạm vi không gian: Xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
    - Phạm vi thời gian: + Thời gian nghiên cứu thực trạng: Từ năm 2007-2009.
    + Thời gian thực hiện đề tài từ 1/2010 – 5/2010.
    - Nội dung: Tập trung nghiên cứu các vấn đề về xây dựng mô hình nông thôn mới.


    PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    2.1 Cơ sở lý luận

    2.1.1 Khái niệm về nông thôn

    Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
    Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và còn có nhiều quan điểm khác nhau.
    Khi khái niệm về nông thôn người ta thường so sánh nông thôn với đô thị. Có ý kiến cho rằng, khi xem xét nông thôn dùng chỉ tiêu mật độ dân số, số lượng dân cư ở nông thôn thấp hơn so với thành thị.
    Có quan điểm lại cho rằng dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng thành thị.
    Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì cho rằng vùng nông thôn có trình độ sản xuất hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường thấp hơn so với đô thị.
    Một quan điểm khác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân nông thôn trong vùng là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những ý kiến này chỉ đúng trong từng khía cạnh cụ thể và từng nước nhất định, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho từng nền kinh tế. Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam chúng ta có thể hiểu:
    Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”(1).



    2.1.2 Khái niệm về mô hình nông thôn mới

    Khái niệm nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là Thị tứ; Thứ hai, là nông thôn mới chứ không phải nông thôn truyền thống. Nếu so sánh giữa nông thôn mới và nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải bao hàm cơ cấu và chức năng mới.
    Xây dựng nông thôn mới không phải là việc biến làng xã thành các Thị tứ hay cố định nông dân tại nông thôn. Đô thị hoá và phi nông hoá nông dân chính là nguồn động lực quan trọng để xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới phải đặt trong bối cảnh đô thị hoá. Trong khi đó, chuyển dịch lao động nông thôn chính là nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng nông thôn mới với chủ thể là các tổ chức nông dân. Các tổ chức hợp tác khu xã nông dân kiểu mới đóng một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp này.
    Khái niệm mô hình nông thôn mới mang đặc trưng của mỗi vùng nông thôn khác nhau. Nhìn chung, mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thôn được phát triển toàn diện theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá và văn minh hoá.
    Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những bài học khoa học - kỹ thuật hiện đại, song vẫn giữ được nét đặc trưng, tính cách Việt Nam trong cuộc sống văn hoá, tinh thần.
    Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêu cầu phát triển; Có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; Đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; Tiến bộ hơn so với mô hình cũ; Chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước.
    Xây dựng nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi cơ sở vật chất và diện mạo đời sống, văn hoá, qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa nông thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung trọng


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Mai Thanh Cúc - Quyền Đình Hà - Nguyễn Thị Tuyết Lan - Nguyễn Trọng Đắc (2005). Giáo trình phát triển nông thôn. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
    2. Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2000). Một số văn bản phát luật hiện hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn. NXB lao động – xã hội.
    3. Lê Thị Nghệ (2002). Tổng quan lý luận và thực tiễn về mô hình phát triển nông thôn cấp xã.
    4. Đặng Kim Sơn - Hoàng Thu Hoà (2002). Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn. NXB thống kê.
    5. Đặng Kim Sơn (2008). Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau. NXB Chính trị quốc gia.
    6. Cát Chí Hoa (2008), Từ nông thôn mới đến đất nước mới, NXB Giang Tô
    7. Lê Đình Thắng (2000). Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị. NXB Chính trị quốc gia.
    8. Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2000). Một số văn bản phát luật hiện hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn. NXB lao động – xã hội.
    9. Đặng Kim Sơn (2001). Công nghiệp hoá từ nông nghiệp - lý thuyết, thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp Hà nội.
    10. GS. Hồ Văn Thông (2005). Thể chế dân chủ và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay. NXB. Chính trị quốc gia Hà Nội.
    11. Michacl Dower(2004), Bộ cẩm nang đào tạo và thông tin về phát triển nông thôn toàn diện, NXB Nông nghiệp, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
    12. http://m.tuyengiao.vn/Home/kinhte-61/2010/Ve-tinh-hinh-phat-trien-kinh-te-nong-nghiep-nong-19057.aspx
    13. http://www.kinhtenongthon.com.vn
    14. http://www.agro.gov.vn/ ./SEAMUN%20Undong_2006_10_4_16_6_45.doc
    15. http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30701&cn_id=336340
    16. http://www.isgmard.org.vn/Information%20Service/PABs/PAB%20No%207-%20Rural%20development%20policy-v.pdf
    17. http://sokhoahoccn.angiang.gov.vn/xem.asp?maidtt=311&maidmuc=7&tenmuc=&page=3
    18. http://192.168.1.3/fulltext/HNQGGL/TLPTNT.Pdf
    19. http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=14350349&News_ID=17758384
    20. http://www.bacninh.gov.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...