Luận Văn đánh giá tình hình thực hiện chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa của việt nam thời kỳ 2011

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Bước sang thế kỷ XXI, khi xu thế toàn cầu hóa kinh tế, hội
    nhập kinh tế quốc tế ngày càng tiến triển sâu rộng, Đại hội IX của
    Đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định “Chiến lược phát triển kinh
    tế - xã hội thời kỳ 2001 – 2010 là chiến lược đẩy mạnh công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa, theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để
    đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”.
    Trong đó, đã xác định một trong những mục tiêu phát triển cụ thể là:
    Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000, đẩy mạnh xuất
    khẩu, nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu gấp trên 2 lần nhịp độ tăng
    GDP.
    Để cụ thể hóa những định hướng nêu trong Chiến lược phát
    triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 – 2010 của Đảng, Bộ thương mại
    (nây là Bộ Công Thương) đã xây dựng “Chiến lược phát triển xuất
    nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010”, đề ra những định hướng và biện
    pháp cụ thể để phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa. Trong đó, đã đề ra mục tiêu phấn đầu đạt tốc độ tăng trưởng
    xuất khẩu hàng hóa bình quân trong thời kỳ 2001 – 2010 tăng
    15%/năm, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa tăng bình quân
    14%/năm, đến năm 2008 cân bằng xuất nhập khẩu hàng hóa và phấn
    đầu đạt xuất siêu 1 tỉ USD vào năm 2010.
    Trong 5 năm đầu thực hiện Chiến lược phát triển xuất nhập
    khẩu thời kỳ 2001- 2010, một số chỉ tiêu phát triển đã đề ra trong
    Chiến lược không phù hợp với thực tiễn phát triển xuất nhập khẩu
    biến đổi nhanh trong quá trình hội nhập . Để phù hợp với bối cảnh
    mới của quốc tế và trong nước và đón bắt cơ hội phát triển nhanh khi
    Việt Nam gia nhập WTO, tham gia các khu vực thương mại tự do
    (FTA), ngày 30 tháng 06 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký
    Quyết định số 156/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển
    xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010. Trong đó, đã đề ra mục tiêu phấn
    đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân
    17,5%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010, đến năm 2010 đạt kim
    ngạch 72,5 tỉ USD, đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ bình
    quân 16,3%/năm, đến năm 20210 đạt giá trị xuất khẩu khoảng 12 tỉ
    USD. Tiến tới cân bằng xuất – nhập khẩu vào những năm đầu sau
    năm 2010. Đến năm 2010, xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy
    2
    sản chiếm khoảng 13,7, nhóm hàng nhiên liệu – khoáng sản chiếm
    khoảng 9,6%, nhóm hàng công nghiệp và công nghệ cao chiếm
    khoảng 54% và nhóm hàng hóa khác chiếm 22% trong tổng kim
    ngạch xuất khẩu hàng hóa. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu, đến năm
    20210 xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Châu Âu chiếm 23%, thị
    trường Châu Á chiếm khoảng 45%, thị trường Châu Mỹ chiếm
    khoảng 24%, thị trường Châu Đại Dương chiếm 5% và các thị
    trường khác chiếm 3%.
    Trong 10 năm thực hiện “Chiến lược phát triển xuất nhập
    khẩu thời kỳ 2001 – 2010” và “Đề án phát triển xuất khẩu giai
    đoạn 2006 – 2010”, tình hình đất nước và quốc tế có nhiều biến đổi,
    nước ta có nhiều thuận lợi cũng nhưng cũng gặp phải nhiều khó
    khăn, thách thức. Để cụ thể hóa những định hướng phát triển trong
    dự thảo Chiến lược phát triển – kinh tế xã hội 2011 – 2020, Thủ
    tướng Chính phủ đã có công văn số 316/TTg-KTTH ngày 2/3/2009
    về việc giao cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ,
    ngành địa phương tiến hành tổng kết toàn diện Chiến lược xuất nhập
    khẩu thời kỳ 2001 – 2010 để xây dựng Chiến lược xuất nhập khẩu
    thời kỳ 2011 – 2020.
    Để góp phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng nêu trên, chuyên
    đề nghiên cứu này được thực hiện nhằm cung cấp luân cứ khoa học
    cho việc xây dựng Đề án Chiến lược phát triển XNK thời kỳ 2011 –
    2020.
    Nội dung chuyên đề gồm 2 phần:
    I. Khái quát tình hình thực hiện Chiến lược phát triển
    XNK thời kỳ 2001 – 2010.
    II. Đánh giá thực trạng phát triển XNK thời kỳ 2001 –
    2010 của Việt Nam
    3
    I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT
    NHẬP KHẨU THỜI KỲ 2001 – 2010
    1. Tình hình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
    thời kỳ 2001 – 2010 tác động đến xuất nhập khẩu
    Đại hội lần thứ IX của Đảng đã quyết định chiến lược phát
    triển kinh tế - xã hội cho 10 năm đầu của thế kỷ thứ XXI – chiến
    lược đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã
    hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản
    trở thành một nước công nghiệp. Trong đó, đã xác định các mục tiêu
    chiến lược chủ yếu: Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát
    triển, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao, đưa
    GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000, trong đó tỉ trọng của
    công nghiệp chiếm 40 – 41%, nhịp độ tăng trưởng giá trị gia tăng
    công nghiệp bình quân đạt 10 – 10,5%/năm, nâng cao rõ rệt hiệu quả
    và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế, cán
    cân thanh toán quốc tế lành mạnh và tăng dự trữ ngoại tệ; tích lũy
    nội bộ nền kinh tế đạt trên 30%, bội chi ngân sách, lạm phát, nợ
    nước ngoài được kiểm soát trong giới hạn an toàn. Đối với xuất nhập
    khẩu hàng hóa, Chiến lược cũng đề ra mục tiêu: nhịp độ tăng xuất
    khẩu gấp 2 lần nhịp độ tăng GDP; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm,
    thủy sản đạt 9 - 10 tỉ USD, trong đó thủy sản khoảng 3,5 tỉ USD, giá
    trị xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chi ếm 70 – 75% tổng kim ngạch
    xuất khẩu, chế biến hầu hết nông sản xuất khẩu
    1.1 Những thành tựu chủ yếu
    Trong 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
    2001 – 2010, chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều
    khó khăn, thách thức, nhất là những tác động bất lợi của hai cuộc
    khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực, toàn cầu, đạt được những
    thành tựu to lớn và rất quan trọng. Nhiều mục tiêu của chiến lược
    2001 – 2010 đã được thực hiện:
    (1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao, kinh tế vĩ mô tương
    đối ổn định, đã tạo cơ sở quan trọng cho phát triển xuất nhập khẩu.
    Thời kỳ 2001 – 2010, GDP tăng bình quân 7,2%/năm, riêng năm
    2007 (ngay sau khi gia nhập WTO) tăng 8,5%. Các năm 2008 –
    2010 là giai đoạn rất khó khăn do biến động mạnh của kinh tế thế
    giới bước vào chu kỳ suy thoái và tác động mạnh của khủng hoảng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...