Luận Văn Đánh giá tình hình thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và tìm hiểu những yếu tố liên quan tại 4 xã huyện

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
    LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
    Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
    Năm 2010
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 31.1. Định nghĩa thiếu máu 41.2. Cơ chế và nguyên nhân thiếu máu 41.3. Phân loại thiếu máu 11
    1.4. Tầm quan trọng của vấn đề thiếu máu 121.5. Đối tượng nguy cơ 14
    1.6. Triệu chứng, dấu hiệu lâm sàng và chẩn đoán của thiếu máu . 151.7. Phòng chống thiếu máu . 161.8. Các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về thiếu máu . 18Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 212.1. Đối tượng nghiên cứu 212.2. Phương pháp nghiên cứu 21
    2.3. Đánh giá kết quả . 24
    2.4. Xử lý số liệu 25
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
    3.1. Tình hình, mức độ thiếu máu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại 4 xã
    huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế 27
    3.2. Các yếu tố liên quan đến thiếu máu 33
    Chương 4. BÀN LUẬN 39
    4.1. Tình hình, mức độ thiếu máu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại 4 xã
    huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế . 39
    4.2. Các yếu tố liên quan đến thiếu máu . 43
    KẾT LUẬN 48
    KIẾN NGHỊ 49
    TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Trang
    Bảng 1.1. Ngưỡng Hb chỉ định thiếu máu theo HO .3
    Bảng 1.2. Cơ chế và nguyên nhân gây áu .4
    Bảng 1.3. Tỷ lệ % bị thiếu máu trên thế iới .13
    Bảng 1.4. Các loại viên sắt thường ùng . 17
    Bảng 3.1. Số phụ nữ nghiên cứu ở 4 xã theo dân tộc . 27
    Bảng 3.2. Tuổi của phụ nữ được nghiên cứu . 28
    Bảng 3.3. Trình độ văn hóa . 29
    Bảng 3.4. Tình trạng hôn nhân 29
    Bảng 3.5. Số con hiện có . 30
    Bảng 3.6. Nghề nghiệp chính . 30
    Bảng 3.7. Tỷ lệ thiếu máu . 31
    Bảng 3.8. Mức độ thiếu máu . 31
    Bảng 3.9. Phân loại thiếu máu do thiếu sắt . 32
    Bảng 3.10. Tỷ lệ thiếu máu phân bố theo xã . 33
    Bảng 3.11. Tỷ lệ thiếu máu theo nhóm tuổi 34
    Bảng 3.12. Tỷ lệ thiếu máu theo TĐVH 34
    Bảng 3.13. Tỷ lệ thiếu máu theo nghề nghiệp 35
    Bảng 3.14. Tỷ lệ thiếu máu theo dân tộc . 35
    Bảng 3.15. Tỷ lệ thiếu máu theo số con 36
    Bảng 3.16. Tỷ lệ thiếu máu theo phân loại BMI 36
    Bảng 3.17. Thiếu máu liên quan đến giun móc 37
    Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thiếu máu và chăm sóc, nuôi dưỡng con nhỏ 37
    Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thiếu máu và dinh dưỡng 38

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ 1.1. Tình hình mắc bệnh thiếu máu 6
    Biểu đồ 1.2. Số người đang mang thai bị thiếu máu ở một số khu vực
    trong năm 1995 và năm 2000 . 6
    Biểu đồ 3.1. Số phụ nữ nghiên cứu ở 4 xã . 27
    Biểu đồ 3.2. Phân bố theo tuổi 28
    Biểu đồ 3.3. Trình độ văn hóa . 29
    Biểu đồ 3.4. Số con hiện có 30
    Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ thiếu máu . 31
    Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ thiếu máu do sắt . 32
    Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ thiếu máu phân bố theo xã . 33


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Thiếu máu là sự mất quân bình sinh lý giữa mất máu và bù đắp máu của cơ thể. Thiếu máu thường không phải là một bệnh mà là triệu chứng của một bệnh hoặc một rối loạn nào đó [2], [3], [6]. Thiếu máu có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau: do nhiễm ký sinh trùng (giun sán sốt rét), do mất máu, do bệnh lý về huyết sắc tố (Hb), hay do thiếu dinh dưỡng. Về ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng thì thiếu máu do thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu sắt, thiếu acid folic thiếu vitamin B12 là phổ biến hơn cả.
    Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và trẻ em nằm trong nhóm có nguy cơ dễ mắc bệnh [4]. Nguyên nhân chủ yếu là do ăn thiếu các thực phẩm giàu chất sắt, đặc biệt là sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Thiếu máu do thiếu sắt thường là các chảy máu mãn tính bệnh nhân không biết, bỏ qua không chú ý. Thiếu máu thiếu sắt gặp khoảng 90% các trường hợp thiếu máu [3], [5]. Nữ gặp nhiều hơn nam [3]. Tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai trên toàn quốc năm 2000 là 32,2% [1].
    Tình hình thiếu máu ở các nước đang phát triển chiếm tỷ lệ cao khoảng 36%, so với các nước phát triển chỉ chiếm 8%. Tỷ lệ thiếu máu cao nhất gặp ở Nam Phi, Nam Á, Mỹ La Tinh. Thiếu máu gặp 50% ở phụ nữ có thai, rồi đến 43% ở trẻ em, còn nam giới trưởng thành thấp hơn cả, chiếm 18% [29]. Một trong những nguyên nhân gây thiếu máu hay gặp ở Việt Nam là nhiễm giun móc và vấn đề dinh dưỡng. Thừa glucid, thiếu protid, đặc biệt là Protid động vật là thành phần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và vi chất; hiện tượng đẻ dày, đẻ nhiều con phổ biến ở nông thôn; các phong tục tập quán lạc hậu về thực hành dinh dưỡng còn tồn tại một số vùng, Tất cả những điều đó làm cho tình trạng thiếu máu ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta [18]. Hậu quả của thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu nặng ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ, giảm khả năng lao động và học tập [18], [22], giảm khả năng đề kháng bệnh tật [4].
    Một trong những đối tượng dễ mắc thiếu máu rất đáng chú ý là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ thiếu máu phụ nữ nói chung là 33%, ở phụ nữ mang thai là 50%. Ở các nước đang phát triển tỷ lệ này là 56%, các nước phát triển là 15% [22], [23]. Ở Việt Nam, theo điều tra của Viện Dinh Dưỡng năm 1995, có 40,2% phụ nữ không mang thai và 52,7% phụ nữ mang thai bị thiếu máu [29].
    Nam Đông nằm phía Tây Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, là một huyện miền núi với tỷ lệ người dân tộc Katu chiếm 40%. Huyện có 11 xã và thị trấn, trong đó có 7 xã nghèo theo phân loại của huyện. Trong 7 xã nghèo này người dân tộc Katu chiếm 68,7%. Đời sống chủ yếu sống dựa vào nương rẫy. Ở đây đời sống người dân vẫn còn nghèo nàn, tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu cũng như phải đối mặt với nhiều nguy cơ mắc bệnh thiếu máu.
    Trong nhiều năm vừa qua, Trung tâm y tế huyện đã cố gắng thực hiện nhiều chương trình y tế để cải thiện tình trạng sức khỏe của nhân dân như: tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi, chương trình làm mẹ an toàn, đặc biệt chương trình chăm sóc tình trạng thiếu máu ở phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, nhưng do thiếu hụt về nguồn lực và các bằng chứng về nguyên nhân thiếu máu ở đối tượng trên nên việc thực hiện các can thiệp sức khỏe vẫn còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ ý nghĩa và mục đích trên, chúng tôi tiến hành đề tài: "Đánh giá tình hình thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và tìm hiểu những yếu tố liên quan tại 4 xã huyện Nam Đông -Thừa Thiên Huế" với mục tiêu sau:
    1. Xác định tỷ lệ thiếu máu, mức độ thiếu máu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế
    2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến thiếu máu ở đối tượng nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...